Nâng cao hiệu quả tác động của nhà nước góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay pdf (Trang 118 - 123)

- Chia theo trình độ chuyên môn

3. Chia theo làm công ăn lương/ không làm công ăn lương

3.3.7. Nâng cao hiệu quả tác động của nhà nước góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động

việc làm cho người lao động

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, mang đậm màu sắc một nước nông nghiệp, có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, có lượng lao động đông đảo, xuất phát điểm thấp (nghèo, trình độ văn hóa, khoa học kĩ thuật,... thấp) sản xuất nông nghiệp đa phần vẫn dựa trên kĩ thuật thủ công lạc hậu, năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm yếu. Khả năng thu hút lao động (khả năng tạo việc làm) của nền kinh tế thấp, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng gia tăng. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất trong nước với các ngành sản xuất nước ngoài, sản phẩm trong nước với sản phẩm nhập ngoại ngày càng khốc liệt, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ, bảo trợ tích cực có hiệu quả của nhà nước, nếu không các ngành sản xuất của Việt Nam khó có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện mới hiện nay.

Để sản xuất nông nghiệp nói riêng, các ngành sản xuất trong khu vực nông thôn cũng như trong toàn xã hội phát triển được trong điều kiện ngày nay đòi hỏi nhà nước cần quan tâm và nâng cao hiệu quả tác động của mình vào một số lĩnh vực cơ bản sau:

+ Nhà nước cần hoàn thiện Luật đầu tư (cả Luật đầu tư trong nước lẫn Luật đầu tư nước ngoài), có những chính sách ưu đãi thỏa đáng kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

+ Nhà nước cần tăng chi ngân sách cho xây dựng kết cấu hạ tầng, làm vai trò "vốn mồi" tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp và người sản xuất đến đầu tư, phát triển sản xuất.

+ Xây dựng hành lang pháp lý môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người sản xuất tích cực phát triển sản xuất, mở rộng sản xuất.

+ Nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất của nhà nước. Nhà nước cho người sản xuất vay vốn với lãi suất ưu đãi (hiện tại vẫn áp dụng, tùy theo tiến độ hội nhập WTO mà hình thức này dần dần sẽ mất đi vì không còn phù hợp).

Đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động

Thực hiện chính sách bảo hộ, bảo trợ cho sản xuất (hiện tại vẫn áp dụng, tùy theo tiến độ hội nhập WTO mà hình thức này dần dần sẽ mất đi vì không còn phù hợp).

Miễn giảm thuế đối với sản xuất nông nghiệp, hoặc với những ngành nghề mới, ngành nghề truyền thống.

Nhà nước tăng chi cho các chương trình quốc gia, chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm, chương trình 5 triệu ha rừng, chương trình phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt là khó khăn.

+ Xây dựng các trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, luận văn đã đề cập đến những nội dung chủ yếu sau:

1. Khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về lao động và việc làm

của lao động nông nghiệp.

2. Khái quát hóa các vấn đề lí luận cơ bản về đô thị hóa, thấy được đô

thị hóa là xu hướng phát triển tất yếu hiện nay ở tất cả các nước. Đô thị hóa đã đem lại bước phát triển mới cho nến kinh tế quốc gia, song nó cũng có ảnh hưởng to lớn đến tất cả các ngành, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, nông thôn, nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

3. Luận văn đã tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc làm

của lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa. Quá trình đô thị hóa đã có những tác động to lớn tới nông nghiệp, nông thôn tới làm việc, đời sống xã hội của người lao động nông nghiệp. Luận văn nghiên cứu, phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tới việc làm của lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng về đô thị hóa, việc làm của lao động nông nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp khai thác tác động tích cực của các nhân tố cũng như các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của các nhân tố nhằm tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa.

4. Đánh giá được thực trạng quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay khẳng

định quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay diễn ra một cách nhanh chóng, có ảnh hưởng to lớn tới phát triển kinh tế nói chung, tới việc làm của lao động nông nghiệp nói riêng. Quá trình đô thị hóa mở ra nhiều cơ hội phát triển các ngành, tạo nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp, song cũng đặt ra rất nhiều vấn đề

cần phải giải quyết để ổn định cuộc sống cho người lao động nông nghiệp nói chung, người lao động nông nghiệp bị mất đất do đô thị hóa nói riêng.

5. Đánh giá được thực trạng về lao động, việc làm của lao động nông

nghiệp nói chung, cũng như việc làm của lao động nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay ở nước ta. Qua đó khẳng định: ở nước ta, lao động nông nghiệp có số lượng đông đảo, chiếm tỉ lệ cao trong lao động xã hội (gần 70%).Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm với số lượng lớn, có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện đô thị hóa, người lao động nông nghiệp mất đất trong khi khả năng thu hút lao động vào đô thị và các ngành nghề mới thấp, làm gia tăng tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn - Đây là vấn đề bức xúc cần sớm được giải quyết.

6. Trên cơ sở phân tích thực trạng về đô thị hóa, lao động việc làm của

lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa; nghiên cứu quan điểm, định hướng phát triển đô thị hóa và giải quyết việc làm tới 2010, luận văn đã tập trung đề xuất các giải pháp nhằm gắn kết giữa đô thị hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp, đồng thời khẳng định vai trò của nhà nước, của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành liên quan có vai trò to lớn trong việc tạo việc làm cho lao động nông nghiệp ở nước ta hiện nay.

Đô thị hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn là xu thế của thời đại, tạo ra những thay đổi căn bản trong sản xuất, đời sống xã hội của những người nông dân, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, cũng như cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, đưa đất nước tiến lên. Tuy nhiên, ở nước ta, một quốc gia đang phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành có vị trí to lớn, lao động nông nghiệp đông đảo, đô thị hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn đang gây ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Luận văn đã góp thêm tiếng nói để cùng với nhà nước, các cấp, các nghành liên quan khắc phục các khó khăn do đô thị hóa gây nên với việc

làm của người lao động nông nghiệp, tạo nhiều việc làm, ổn định đời sống cho lao động nông nghiệp, góp phần thực hiện thành công quá trình đô thị hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn, quá trình CNH, HĐH đất nước nói chung, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay pdf (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)