Gắn quá trình đô thị hóa với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhằm tạo ra sự ăn khớp giữa đô thị hóa

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay pdf (Trang 98 - 100)

- Chia theo trình độ chuyên môn

3.3.1.Gắn quá trình đô thị hóa với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhằm tạo ra sự ăn khớp giữa đô thị hóa

3. Chia theo làm công ăn lương/ không làm công ăn lương

3.3.1.Gắn quá trình đô thị hóa với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhằm tạo ra sự ăn khớp giữa đô thị hóa

kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhằm tạo ra sự ăn khớp giữa đô thị hóa với nền kinh tế khu vực

Bài học kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới chỉ rõ: Nhà nước chỉ quy hoạch về không gian đô thị (tức trên tầm vĩ mô), còn địa phương tự xây dựng qui hoạch cụ thể, đặc biệt là quy hoạch về phát triển kinh tế đô thị. Các vấn đề về đô thị và tương lai của đô thị được chính những người dân, những chủ nhân của nó bàn bạc, ra quyết định. Công việc này đã phát huy được trí tuệ và sức mạnh của toàn dân, mặt khác, do là của dân nên được những người dân chấp nhận, tích cực thực hiện.

- Ở ta, công việc này vẫn chưa thực sự là của dân chưa phát huy được sức mạnh của dân, nhiều lúc nhiều nơi quy hoạch phát triển đô thị,... Không được phổ biến đến dân, các thông tin về quy hoạch được coi như là ''của riêng''- nảy sinh tình trạng đầu cơ trục lợi, buôn bán thông tin, thông tin giả,... Do vậy, ở những nơi khi công bố quy hoạch và quy hoạch đi vào thực hiện đã gặp phải rất nhiều vướng mắc: giải tỏa chậm, bàn giao đất chậm, lúng túng trong công tác định cư...

- Trong nhiều trường hợp quy hoạch phát triển đô thị không gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng, địa phương, không gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, do vậy đô thị hóa với kinh tế khu vực tách rời nhau, không ăn khớp với nhau, không hỗ trợ được cho nhau phát triển - các đô thị không phát huy được vai trò là trung tâm, là động lực phát triển kinh tế của vùng của khu vực, không tự góp phần khắc phục được những hậu quả của chính quá trình đô thị hóa gây ra cho nông nghiệp, nông thôn, cho người lao động nông nghiệp.

Để làm tốt vấn đề này cần có tiếng nói chung giữa vấn đề quy hoạch phát triển đô thị, nhất là phát triển kinh tế đô thị với quá trình chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Muốn vậy trước tiên cần xác định đúng đắn hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo xu thế phát triển của thời đại, gắn với quá trình đô thị hóa đặc biệt là đô thị hóa nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ. Mặt khác quy hoạch đô thị cũng cần phải xem xét đến hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, hướng phát triển của kinh tế - văn hóa - xã hội của nông nghiệp, nông thôn. Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay là:

+ Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa vững mạnh theo hướng tập trung, chuyên canh, thâm canh trên quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao đủ sức cung cấp nông sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, hàng hóa có sức cạnh tranh cao cho xuất khẩu.

+ Đẩy mạnh phân công lao động phá thế độc canh, khai thác tối đa lợi thế so sánh, phát triển các ngành nghề truyền thống đặc biệt là các nghề phi nông nghiệp (các nghề dịch vụ đáp ứng yêu cầu của các đô thị trong tương lai.

Về phía các đô thị: trong phát triển kinh tế đô thị bên cạnh việc phát triển các ngành đáp ứng yêu cầu quốc gia cần phát triển các ngành đáp ứng yêu cầu phát triển của nông nghiệp, của vùng: các nhà máy cung cấp máy móc, tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất nông nghiệp (như máy nông nghiệp, sản xuất thức ăn gia súc, phân bón,...), đặc biệt là phát triển các nhà máy chế biến nông sản, phát triển các trung tâm dạy nghề cho người lao động.

Nhờ phát triển đô thị theo hướng trên đã tạo điều kiện thúc đẩy nông nghiệp, và các ngành nghề phát triển, tạo nhiều công ăn việc làm mới cho người lao động, đồng thời tạo điều kiện đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu mới của xã hội.

Để làm tốt vấn đề này cần:

+ Gắn quy hoạch phát triển đô thị với quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn; gắn phát triển kinh tế đô thị với xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp.

+ Thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra". Cần tham khảo ý kiến của dân. Cho phép người lao động tham gia xây dựng quy hoạch phát triển đô thị, cũng như với quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Sau khi đã có quy hoạch chính thức, cần phổ biến rộng rãi để dân biết, dân làm, dân kiểm tra.

+ Kiên quyết không mở rộng, phát triển đô thị trên đất nông nghiệp trù phú.

+ Tạo lập nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện quy hoạch. Do vấn đề đô thị hóa đặc biệt là đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn gắn liền với vấn đề phát triển kinh tế xã hội nông thôn vì thế không thể tách rời phát triển đô thị riêng và phát triển nông thôn riêng mà trong thực hiện hai vấn đề này vẫn phải song cùng, ăn khớp với nhau. Vì vậy cần phải tạo lập được nguồn tài chính đủ mạnh. Muốn vậy cần khai thác tổng hợp các nguồn đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, lồng ghép các chương trình: chương trình phát triển đô thị, chương trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, chương trình giải quyết việc làm,... Quản lý tốt nguồn vốn, sử dụng đúng mục tiêu, tránh thất thoát, kém hiệu quả nguồn vốn lớn này.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay pdf (Trang 98 - 100)