Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HIM LAM MỘC DŨNG (Trang 120 - 132)

hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty CP Him Lam Mộc Dũng.

Ý kiến 1: Công ty nên theo dõi quản lý hợp đồng kinh tế chặt chẽ hơn.

Việc thiếu bất kì thành phần chủ yếu nào trong bộ chứng từ bán hàng đều giảm đi tính pháp lý của hoạt động bán hàng. Nếu có phát sinh tranh chấp thì sẽ thiếu căn cứ và thiệt hại sẽ do công ty gánh chịu. Các hợp đồng kinh tế với giá trị lớn nên việc quản lý là hết sức cần thiết.

Bộ chứng từ liên quan đến hoạt động bán hàng ở công ty phải có những thành phần chủ yếu sau:

+ Hợp đồng kinh tế

+ Biên bản nghiệm thu và bàn giao + Hóa đơn bán hàng

+ Biên bản thanh lý hợp đồng

Kế toán tổng hợp cũng cần tập hợp riêng bộ chứng từ theo từng mặt hàng lưu ở các file khác nhau. Tuy nhiên ở mỗi bộ chứng từ lại thiếu văn bản nào đó. Sự thiếu hụt đó chủ yếu do bộ chứng từ bán hàng được luân

chuyển qua nhiều phòng ban, được nhiều người sử dụng. Sự thiếu cẩn trọng và sự nhận thức của các nhân viên về tầm quan trọng của các văn bản đó đã làm cho chúng bị thất lạc. Vì vậy đòi hỏi kế toán tổng hợp phải quản lý chúng chặt chẽ hơn. Trước tiên kế toán chỉ viết hóa đơn khi đã nhận được Hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu và bàn giao từ bộ phận liên quan hoặc yêu cầu họ ký xác nhận giao lại trong thời gian gần nhất. Sau khi nhận được đầy đủ các văn bản nếu có ai mượn thì phải thỏa thuận ngày trả và người mượn phải ký nhận.

Ý kiến thứ 2: Công ty nên thực hiện chiết khấu thanh toán:

Mặc dù việc thu hồi nợ của công ty là tương đối tốt, công ty không có khoản nợ xấu. Tuy nhiên việc thu tiền của khách hàng vẫn có thể tốt hơn nếu công ty áp dụng chiết khấu thanh toán cho khách hàng.

Trong điều khoản thanh toán tùy từng hợp đồng mà đối tác cam kết thanh toán cho công ty trong vòng bao nhiêu ngày thường thì từ 1 đến 2 tháng. Với tình hình lạm phát, giá cả tăng, đồng tiền bị mất giá như hiện nay cùng với nhu cầu về vốn kinh doanh thì doanh nghiệp cần thu hồi vốn càng sớm càng tốt. Công ty không nên bỏ qua bất kỳ phương án kinh doanh nào có thể mang lại hiệu quả.

Công ty nên thực hiện chiết khấu thanh toán cho các khách hàng trả tiền hàng trước hạn. Như vậy có thể khuyến khích khách hàng trả nợ sớm, nhanh thu hồi được vốn cho doanh nghiệp.

Để thực hiện chiết khấu thanh toán, công ty cần phải ghi rõ về chiết khấu thanh toán trong hợp đồng kinh tế.

Công ty có thể thực hiện chiết khấu thanh toán như sau:

Ví dụ: Ngày 31/12/2013 công ty xuất bán sản phẩm nội thất cho công ty CP xây lắp và TM Châu Thành theo hợp đồng kinh tế HL/12P . Trị giá hợp đồng là 705.674.000 VNĐ. Hình thức thanh toán : Thanh toán bằng chuyển khoản.

+Đợt 1: 20% tổng giá trị hợp đồng tương đương với 141.134.800 VNĐ sẽ được bên mua chuyển khoản cho công ty trong vòng 1 ngày sau khi ký hợp đồng.

+Đợt 2: 80% tổng giá trị hợp đồng tương đương với 564.539.200 vnđ sẽ được bên mua chuyển cho công ty trong vòng 20 ngày sau ngày kí hợp đồng.

Công ty có thể thực hiện chiết khấu thanh toán với tỉ lệ 0.05%/ngày thanh toán trước hạn đợt 2.

Như vậy nếu khách hàng thanh toán ngay thì sẽ được hưởng số tiền chiết khấu là:

564.539.200 *0.05%*20 = 5.645.392 VND

Như vậy tổng số tiền khách hàng thanh toán cho công ty sẽ là: 705.674.000 – 5.645.392 = 700.028.608 VNĐ

Bằng việc thực hiện chiết khấu thanh toán công ty sẽ khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng sớm, công ty thu hồi được vốn tiếp tục đầu tư vào hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty.

Tuy nhiên tỷ lệ chiết khấu thanh toán phải phù hợp vừa có lợi cho công ty vừa có lợi cho khách hàng.

Tỷ lệ chiết khấu thanh toán phải lớn hơn lãi suất ngân hàng mới khuyến khích được khách hàng trả nợ trước hạn.

Ý kiến thứ 3: Về việc lập và phân tích báo cáo quản trị:

Để cung cấp thông tin chính xác và cụ thể hơn cho các nhà quản trị doanh nghiệp thì kế toán nên lập báo cáo kết quả tiêu thụ hàng hóa theo từng loại hàng hóa sau khi đã phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng hàng hóa, và nên chọn tiêu thức là doanh thu của từng loại mặt hàng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho từng mặt hàng sau khi đã phẩn bổ cho từng phân xưởng thì tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm của phân xưởng đó theo công thức:

Khi đó, lợi nhuận của từng hàng hóa (LNi) được xác định là: LNi = DTi – GVi – CPBHi – CPQLDNi

* Xác định kết cấu hàng hóa tiêu thụ hợp lý:

Ta biết rằng kết cấu hàng hóa tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty: Nếu ta tăng tỷ trọng tiêu thụ những mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thấp sẽ làm tổng lợi nhuận gộp tăng và ngược lại. Vì vậy, thay đổi tỷ trọng tiêu thụ của từng mặt hàng tức là

CPBH, CPQLDN phân bổ cho

mặt hàng i

CPBH, CPQLDN

phát sinh trong kì DT của mặt hàng i DT của bán hàng

trong kì

thay đổi kết cấu của mặt hàng tiêu thụ sẽ làm tổng lợi nhuận thay đổi. Các nhà quản trị phải luôn luôn căn cứ vào kết quả tiêu thụ của từng nhân tố, đặc biệt biệt là nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ để xác định sự ảnh hưởng của nó đến kết quả chung của công ty, từ đó đưa ra quyết định hiệu quả trong quy trình sản xuất và tiêu thụ thành phẩm.

Khi phân tích ảnh hưởng của kết cấu thành phẩm tiêu thụ đến lợi nhuận của công ty, sử dụng công thức:

Trong đó:

∆kc: Sự ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng tiêu thụ tới lợi nhuận gộp của công ty

SL1i, SL0i: Số lượng hàng hóa i tiêu thụ trong kỳ thực tế, kế hoạch (kỳ gốc)

lg0i: Lợi nhuận gộp đơn vị của hàng hóa i kỳ kế hoạch (kỳ gốc) LG0: Tổng lợi nhuận gộp của công ty kỳ kế hoạch (Kỳ gốc) g0i: Giá bán đơn vị của thành phẩm i

Kết cấu mặt hàng trước hết chịu sự tác động của nhu cầu thị trường tức là tác động của nhân tố khách quan. Nếu công ty nhận biết kịp thời sự thay đổi của thị trường từ đó thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ một cách có hiệu quả sẽ làm tăng tổng lợi nhuận chung của công

kc = ∑ SL1i*lg0i -LG0* LG0 ∑SL1 i . g0i ∑SL0 i . g0i

cầu thị trường khá tốt, kịp thời đây là điều kiện rất thuận lợi cho công ty trong việc xác định kết cấu tiêu thụ thành phẩm hiệu quả trong một thời điểm nhất định.

Từ kết quả phân tích ta có thể kết luận như sau:

- Nếu ∆kc < 0 thì đây là do tác động khách quan của thị trường, kết cấu các thành phẩm tiêu thụ như thế là chưa phù hợp, nó làm giảm lợi nhuận chung của công ty. Các nhà quản trị cần đi sâu vào xác định kết cấu thành phẩm tiêu thụ cho hợp lý.

- Nếu ∆kc > 0 thì công ty đã xác định được một kết cấu tiêu thụ các mặt hàng khá hợp lý có tác động đến kết quả kinh doanh của mình.

* Phân tích mối quan hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận

Mối quan hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận thể hiện qua công thức xác định lợi nhuận:

Lợi nhuận (LN) = Doanh thu (DT) – Chi phí (CP)

Phân tích mối quan hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận thực chất là xem xét, nghiên cứu công thức trên ở những góc độ, dưới những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng. Thông thường khi phân tích mối quan hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận người ta chia chi phí thành hai loại là chi phí cố định (ĐP) và chi phí biến đổi (BP). Khi đó:

LN = DT – CĐ – CB

Gọi LB là lãi trên biến phí và được xác định bằng: LB = LN – BP = SL (g – lp) = SL x lb

Vì chi phí cố định trong một quy mô xác định là không thay đổi nên công thức trên để tối đa hoá lợi nhuận cần tối đa hoá lãi trên biến phí. Mặt khác, ở các mức sản lượng khác nhau thì giá bán và chi phí biến đổi tính cho một sản phẩm không đổi ở các mức sản lượng khách nhau. Do đó, sử dụng công thức trên cho phép nhanh chóng có câu trả lời hợp lý cho các phương án khai thác các khả năng khác nhau về chi phí, giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

Nếu coi LB/DT * 100% là lãi trên biến phí (LB%) thì ta có: LB% = DT*LB%

Khi đó: LN = DT*LB% - ĐP

Với công thức trên cho phép xem xét mối quan hệ doanh thu,chi phí và lợi nhuận trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng.

Công ty có thể phân tích mối quan hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận để đưa ra các quyết định và đánh giá các quyết định tác động đến các yếu tố với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận như thay đổi giá bán, khung giá bán, chi phí cố định, chi phí biến đổi, quyết định tiếp tục hay đình chỉ sản xuất kinh doanh một sản phẩm….

Để các nhà quản trị có thể theo dõi một cách khoa học, hợp lý mối quan hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận cho từng loại mặt hàng kế toán nên lập báo cáo kết quả kinh doanh lãi trên biến phí cho từng mặt hàng như sau:

(Dạng lãi trên biến phí)

Chỉ tiêu Số tiền

Tổng số Một đơn vị sản phẩm

Doanh thu

Chi phí biến đổi - CPVLTT - CPNCTT - CPSXC

- CPBH - CPQLDN

Lãi trên biến phí

Chi phí cố định

- CPSXC

- CPBH - CPQLDN

KẾT LUẬN

Đứng trước xu hướng toàn cầu hóa thương mại trên thế giới hiện nay buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triền được thì cần phải đổi mới và hoàn thiện trên tất cả các mặt. Trong đó hoàn thiện công tác kế toán tại doanh nghiệp đã và đang là một trong những trung tâm của quá trình đổi mới và hoàn thiện này. Việc hoàn thiện công tác kế toán tại doanh nghiệp là để phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế mở. Đối với doanh nghiệp thương mại thì bán hàng là mục đích kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thúc đẩy được hoạt động bán hàng thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được. Do vậy, tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.

Sau quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở Công ty cổ phần Him Lam Mộc Dũng, em đã phần nào nắm được thực tế việc tổ chức một hệ thống kế toán trong doanh nghiệp.Từ đó hiểu rõ hơn về lý luận chung và biết cách vận dụng những kiến thức đã được học ở trường vào thực tế. Đặc biệt em đã đi sâu tìm hiểu công việc kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, hiểu được vai trò và tầm quan trọng của nó trong bộ máy kế toán cũng như trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiểu được quy trình và các phương pháp kế toán sử dụng. Nhìn chung công tác kế toán của doanh nghiệp được tổ chức tương đối tốt. Hiện nay, công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh, khối lượng hàng hóa kinh doanh ngày càng lớn, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngày càng nhiều đặt ra yêu cầu cao hơn đối với công tác kế toán,

phải phát huy những thành tựu đã đạt được và không ngừng khắc phục những tồn tại.

Do thời gian thực tập không dài, chưa có kinh nghiệm thực tế và còn hạn chế về kiến thức nên bài khoá luận không còn tránh khỏi những khuyết điểm, thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để bài khóa luận của em hoàn thiện hơn, giúp em có những kiến thức, kinh nghiệm tốt cho công việc sau này.

Em xin cảm ơn thầy giáo Th.s Nguyễn Văn Dậu và các anh chị phòng kế toán công ty cổ phần Him Lam Mộc Dũng đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kế toán tài chính. Chủ biên GS.TS. Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy. Nhà xuất bản tài chính.

2 .Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006

3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam 4. Website: http:// www.hvtc.edu.vn

5. Website: http:// www.Webketoan.com

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Văn Dậu Nhận xét khóa luận tốt nghiệp:

Sinh viên: Lô Thị Thu Hà Lớp CQ48/21.17

Khoa: Kế toán

Tên đề tài: “Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ phần Him Lam Mộc Dũng”

Nội dung nhận xét:

1. Về tình thần, thái độ thực tập của sinh viên:

... ... ...

2. Về chất lượng, nội dung của luận văn:

... ... ...

Điểm: - Bằng số: Hà Nội, ngày…tháng…năm 2014 - Bằng chữ: Người nhận xét

Họ và tên giáo viên phản biện:

...

Nhận xét khóa luận tốt nghiệp: Sinh viên: Lô Thị Thu Hà Lớp CQ48/21.17 Khoa: Kế toán Tên đề tài: “Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ phần Him Lam Mộc Dũng” Nội dung nhận xét: ... ... ... ... ... ... ... ... Điểm: - Bằng số: Hà Nội, ngày…tháng…năm 2014

- Bằng chữ: Người nhận xét (ký và ghi rõ họ tên)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HIM LAM MỘC DŨNG (Trang 120 - 132)