Giới thiệu chung về công ty

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HIM LAM MỘC DŨNG (Trang 40)

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty CP Him Lam Mộc Dũng là doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo Luật doanh nghiệp 2005, giấy phép kinh doanh số: 0104755809 ngày 18/06/2010 của Sở kế hoạch Đầu Tư Thành Phố Hà Nội. Đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 28/07/2010.

- Tên công ty: Công ty CP Him Lam Mộc Dũng

- Địa chỉ: Tầng 3, 4, số nhà 22, ngõ 9, đường Đào Tấn – Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội - Số điện thoại: +844 32115446/32115448 - Số Fax: +844 32115447 - Mã số thuế: 0104755809 - Hình thức sở hữu vốn: Cổ Phần - Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng. - Các cổ đông chính:

2. Ông Phạm Anh Dũng 3. Bà Phạm Lan Hương

Công ty Cổ phần Him Lam Mộc Dũng là đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần Him Lam. Công ty được thành lập năm 2010, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, thiết kế, thi công nội thất. Thế mạnh của Công ty là các sản phẩm đồ nội thất cao cấp văn phòng, gia đình, nhà hàng, khách sạn...đã được các khách hàng yêu mến, lựa chọn hơn 10 năm qua.

Tiền thân Công ty là Công ty TNHH Mộc Dũng, doanh nghiệp hoạt động từ năm 1999, từng đạt 03 giải Sao Vàng Đất Việt từ năm 2003- 2005.

Hiện nay, ngoài những sản phẩm đã mang lại các danh hiệu, giải thưởng như: Vách ngăn văn phòng, cửa gỗ công nghiệp...Công ty đang mở rộng thiết kế - thi công một số sản phẩm mới như: Tủ áo, tủ âm tường, phòng thay đồ, tủ bếp gia đình, sofa cao cấp, đồ gỗ trẻ em.

Với bề dày kinh nghiệm cùng sự đầu tư mạnh mẽ từ Công ty Cổ phần Him Lam, Công ty Him Lam Mộc Dũng đã thực sự sẵn sàng cho việc xây dựng một thương hiệu nội thất mới, đẳng cấp và uy tín.

Để thấy rõ quá trình phát triển của công ty ta quan sát một vài số liệu công ty đạt được trong những năm qua ở bảng 2.1.

Bảng 2. 1 : Một số chỉ tiêu về quy mô của công ty

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

1. Tổng vốn SXKD 283.156.341.000 312.214.156.000

- Vốn điều lệ 50.000.000.000 50.000.000.000

- Vốn vay 233.156.341.000 262.214.156.000

2. Tổng cán bộ công nhân viên 125 131

3. Thu nhập bình quân 1 công

nhân/tháng (Đồng/người/tháng) 4.486.460 5.903.815

(Nguồn: Số liệu công ty cung cấp)

3.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.3.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 3.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

Công ty chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm:

- Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

- Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế.

- Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình đường sắt đường bộ, xây dựng công trình kỹ thuật xây dựng khác.

Quá trình sản xuất thực hiện khép kín từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm, trải qua toàn bộ các công đoạn bằng những máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến nhập từ các quốc gia có trình độ kỹ thuật về chế tạo máy chế biến gỗ như: Ý, Đức, Đài Loan. Vì

vậy sản phẩm của Công ty làm ra luôn đảm bảo độ chính xác cao và đáp ứng đúng theo yêu cầu của khách hàng.

Chất liệu gỗ chủ đạo gồm:

- Gỗ công nghiệp: Gỗ Veneer (veneer Sồi Nga, veneer Sồi Mỹ, veneer Còng, veneer Xoan Đào...), Gỗ MFC - MDF, Gỗ phủ Melamin, Laminate.

- Gỗ tự nhiên: Gỗ Sồi Mỹ, Gỗ Sồi Nga, Gỗ Xoan Đào, Gỗ Lim, Gỗ Cam Xe, Gỗ Hương…

100% chất liệu gỗ được đã được xử lý cong vênh, chống mối mọt, phù hợp với mọi tác động từ môi trường và không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Quy trình sản xuất được thực hiện như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh

Làm mộc Nhập kho thành phẩm Sơn NVL gồm: gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp Đánh giấy ráp làm nhẵn bề mặt Lắp đặt tại công trình

3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 2.2: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Him Lam Mộc Dũng

3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận và mối liên hệ giữacác bộ phận trong công ty các bộ phận trong công ty

- Đại hôi đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu Tổng Giám đốc

Hội đồng Quản trị Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Phòng Quản lý, Thi công dự án Phòng Kỹ thuật thiết kế Phòng Tài chính -kế toán Phòng nhân sự Giám đốc nhà máy Tổ mộc Tổ sơn Tổ cơ khí Phó Tổng giám đốc Phòng kinh doanh Phòng kế hoạch đầu tư

- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 năm, nhiệm kỳ của mỗi thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm.

- Ban kiểm soát: Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá 05 năm.

- Tổng giám đốc: Là người điều hành công việc kinh doanh của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của tổng giám đốc không quá 05 năm.

- Phó tổng giám đốc tham mưu cho Tổng giám đốc về việc điều hành vốn trong công ty.

- Phòng kế hoạch – vật tư: Lập kế hoạch SXKD dựa vào định hướng của Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị.

- Phòng quản lý – thi công dự án: Quản lý máy móc thiết bị của công ty, điều phối máy móc, thiết bị giữa các dự án để khai thác có hiệu quả.

- Phòng kỹ thuật - thiết kế: Thực hiện các nhiệm vụ tư vấn thiết kế các công trình theo chỉ định của Ban lãnh đạo công ty hoặc theo yêu cầu của các phòng ban khác.

- Phòng Tài chính - kế toán: Ghi chép và hạch toán đúng, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh

doanh của Công ty, phù hợp với quy định của Nhà nước và Quy chế quản lý tài chính của Công ty. Lập kế hoạch tài chính theo tháng, quý, năm đồng thời định kỳ báo cáo hoặc báo cáo theo yêu cầu của Ban giám đốc về tình hình tài chính của Công ty.

- Phòng nhân sự: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng tốt các yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.

- Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm quản lý, mở rộng và phát triển hệ thống các đại lý, cửa hàng bán các sản phẩm của Công ty.

- Giám đốc nhà máy: Có trách nhiệm đề xuất, triển khai, đánh giá các biện pháp tổ chức sản xuất của Công ty hàng tháng, quý và năm.

- Tổ sản xuất: Thực hiện lệnh sản xuất của phòng kỹ thuật- thiết kế, là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.

3.1.4 Tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp3.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty. 3.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty.

Bộ máy kế toán tại Công ty CP Him Lam Mộc Dũng được tổ chức như sau:

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán:

- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của công ty, phân công công việc cho kế toán viên, đôn đốc các bộ phận thực hiện tốt các nhiệm vụ có liên quan đến công tác tài chính theo quy định của nhà nước và quy chế của công ty. Kế toán trưởng còn tổ chức kiểm kê tài sản, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các nhân viên kế toán, giúp giám đốc trong việc quản lý tài chính, tài sản của công ty.

- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, theo dõi kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy, đồng thời còn theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định và tính khấu hao, lập báo cáo tài chính.

- Kế toán thanh toán: Theo dõi thường xuyên, liên tục các khoản nợ của khách hàng và khoản phải trả của công ty. Lên kế hoạch thu nợ và thanh toán nợ đảm của công ty.

Kế toán trưởng Phó phòng kế toán – Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán kho NVL Kế toán kho công trình

- Kế toán kho nguyên vật liệu: Theo dõi quản lý số lượng nhập- xuất –tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm trong công ty, tham gia trong việc định mức vật tư dự trữ, góp phần đảm bảo dự trữ vật tư ở mức hợp lý, đảm bảo cho sản xuất liên tục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kế toán kho công trình: Thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến từng công trình xây dựng, thi công lắp đặt nội thất của công ty.

3.1.4.2 Hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng

Công ty cổ phần Him Lam Mộc Dũng đã lựa chọn hình thức kế toán “Nhật ký chung” kết hợp đồng thời với kế toán máy.

Hệ thống tài khoản và sổ sách được lập theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC do bộ trưởng Bộ tài chính ban hành 20/03/2006.

Sơ đồ 2.4: Trình tự kế toán ghi sổ theo hình thức “Nhật ký chung”

Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

CHỨNG TỪ GỐC

Sổ nhật ký chung

Sổ cái

Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

3.1.4.3 Các chính sách kế toán và phần mềm kế toán áp dụng tại công ty Cổ phần Him Lam Mộc Dũng. công ty Cổ phần Him Lam Mộc Dũng.

- Chế độ kế toán Công ty đang áp dụng là chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

- Hiện nay công ty thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng là: Đồng Việt Nam (VNĐ)

- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

- Kỳ kế toán công ty áp dụng là một tháng

- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.

- Tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao đường thẳng.

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:

 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán.

 Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.

 Các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

- Hệ thống sổ kế toán:

 Sổ nhật ký chung

 Các sổ chi tiết

 Các sổ kế toán tổng hợp, sổ cái các tài khoản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Bảng cân đối số phát sinh.

- Hệ thống báo cáo áp dụng tại Công ty:

 Bảng cân đối kế toán.

 Thuyết minh báo cáo tài chính

- Chứng từ sử dụng và tài khoản kế toán:

Chứng từ sử dụng: Sử dụng các chứng từ theo quyết định 15/QĐ- BTC (phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, bảng thanh toán tiền lương…)

Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng: Công ty vận dụng danh mục tài khoản theo Quyết định số 15/QĐ của Bộ tài chính ngày 20/03/2006.

Trình tự ghi sổ kế toán:

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

Phần mềm kế toán sử dụng tại công ty Cổ phần Him Lam Mộc Dũng là phần mềm kế toán OMEGA.

Truy cập vào phần mềm kế toán:

Từ màn hình Windows chọn biểu tượng OMEGA, kích đúp chuột trái vào biểu tượng, máy sẽ chuyển vào màn hình đăng nhập chương trình, tại khung cửa sổ: Tên đăng nhập và mật khẩu đăng nhập gõ tên và mật khẩu vào, sau đó ấn Enter. Khi đã khởi động xong chương trình thì giao diện chức năng của phần mềm kế toán xuất hiện cho phép làm việc.

3.2 Thực tế công tác kế toán bán hàng tại công ty cổ phầnHim Lam Mộc Dũng Him Lam Mộc Dũng

3.2.1 Các phương thức bán hàng

Công ty công ty cổ phần Him Lam Mộc Dũng chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm nội thất trên toàn quốc, theo đó phương thức bán hàng đang được công ty áp dụng là:

Bán Buôn: theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết, bên mua sẽ cử đại diện trực tiếp đến kho của công ty nhận hàng (hoặc bên bán sẽ vận chuyển hàng đến kho bên mua) theo đúng số lượng, chất lượng, giá cả như trong hợp đồng kinh tế. Các chi phí liên quan như: Chi phí bốc xếp, chi phí vận chuyển có thể do bên bán hoặc bên mua chịu theo thỏa thuận trước.

Bán lẻ: Khách hàng có thể trực tiếp tới công ty để xem mẫu mã hoặc gửi fax, gọi điện đặt hàng.

3.2.2 Mã hóa các đối tượng quản lí

Công ty thực hiện kế toán trên máy nên các đối tượng liên quan như các loại hàng hóa, các khách hàng của công ty đều được tổ chức xây dựng, mã hoá, khai báo một cách khoa học, rõ ràng. Việc xây dựng các

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HIM LAM MỘC DŨNG (Trang 40)