Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HIM LAM MỘC DŨNG (Trang 30)

2.5.4.1 Kế toán chi phí bán hàng

 Nội dung chi phí bán hàng

CPBH là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

Chi phí bán hàng bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu, bao bì, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền

TK 156, 157, 151 TK 611 TK 911 GVHH tồn kho đầu kỳ GVHH tồn kho cuối kỳ GVHB trong kỳ K/C GVHB để XĐKQ TK 331, 111, 112…

Hàng hóa mua vào trong kỳ

TK 133

Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng, hóa đơn thanh toán dịch vụ mua ngoài…

Tài khoản sử dụng:

TK 641- Chi phí bán hàng, TK này có 7 TK cấp 2 là: TK 6411- Chi phí nhân viên

TK 6412- Chi phí vật liệu bao bì TK 6413- Chi phí dụng cụ, đồ dùng TK 6414- Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6415- Chi phí bảo hành

TK 6417- Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6418- Chi phí bằng tiền

TK 911

TK 352 Các khoản giảm chi

K/C chi phí bán hàng

Hoàn nhập dự phòng

Phải trả về chi phí bảo hành sản phẩm, hàng

hóa TK 111, 112,

152, 153 …

TK 133

Chi phí vật liệu công cụ TK 334, 338

Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương TK 214

Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 142,242,335 Chi phí phân bổ dần Chi phí trả trước TK 512 Thành phẩm hàng hóa TK 333 (33311) dịch vụ tiêu dùng nội bộ TK 111,112, 141,331,… TK 133 CP dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác TK 352 Trích lập DP phải trả về bảo hành sản phẩm TK 111,112 TK 641

2.5.4.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

CPQLDN: Là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung cho toàn doanh nghiệp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dich vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.

Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng, hóa đơn thanh toán dịch vụ mua ngoài…

Tài khoản sử dụng:

TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp, TK này có 8 TK cấp 2: TK 6421- Chi phí nhân viên quản lý

TK 6422- Chi phí vật liệu quản lý TK 6423- Chi phí đồ dùng văn phòng TK 6424- Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6425- Thuế, phí và lệ phí TK 6426- Chi phí dự phòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TK 6427- Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6428- Chi phí bằng tiền khác

TK111, 112, 152 Các khoản giảm chi

TK 911 K/C Chi phí QLDN TK 352 Hoàn nhập dự phòng TK 139 Hoàn nhập số chênh lệch giữa số dự phòng khó đòi đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết lớn

hơn số phải trích lập năm nay

TK 642

phải trả TK 111,112,152… TK 133

Chi phí vật liệu, công cụ

Chi phí tiền lương

và các khoản trích theo lương TK 214

Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 142, 242, 335

Chi phí phân bổ dần Chi phí trả trước TK 133 Thuế GTGT đầu vào

không được khấu trừ nếu không tính vào CPQLDN

TK 139

Dự phòng phải thu khó đòi

Thuế môn bài, thuế nhà đất phải nộp NSNN TK 111,112,141 TK 133 CPDV mua ngoài. CP bằng tiền khác TK 334, 338 TK 333

2.5.5 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, được coi là một loại chi phí khi xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chứng từ sử dụng:

- Tờ khai tạm tính thuế TNDN

- Báo cáo KQHĐKD

- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài khoản sử dụng:

TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính.

Tài khoản này có 2 TK cấp 2:

 TK 8211- Chi phí thuế thu nhập hiện hành

 TK 8212- Chi phí thuế thu nhập hoãn lại

Sơ đồ 1. 13 : Kế toán chi phí thuế TNDN

TK 911 Cuối kỳ kết chuyển chi phí thuế TNDN TK 821 Số thuế TNDN tạm phải nộp Chi phí tạm nộp < Số phải nộp Chi phí thuế TNDN Tạm nộp > Số phải nộp TK 333(4) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5.6 Kế toán xác định kết quả bán hàng

Kết quả bán hàng được xác định là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng.

Lợi nhuận gộp là số chênh lệch giữa DT thuần với giá vốn hàng bán

Công thức:

Lợi nhuận gộp về bán hàng = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận thuần về bán hàng là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Công thức: Lợi nhuận thuần

về bán hàng = Lợi nhuận gộp về bán hàng - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Sơ đồ 1. 14 : Kế toán xác định kết quả bán hàng

2.5.7 Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả bán hàng. định kết quả bán hàng.

Theo chế độ kế toán quy định, mỗi doanh nghiệp chỉ được áp dụng thống nhất 1 trong 5 hình thức tổ chức sổ kế toán sau:

 Hình thức nhật ký chung

 Hình thức nhật ký chứng từ

 Hình thức nhật ký sổ cái

 Hình thức chứng từ ghi sổ

 Hình thức kế toán trên máy vi tính

Để cung cấp thông tin kinh tế tài chính tổng hợp phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra, giám sát của đơn vị và các đối tượng liên quan, doanh nghiệp phải lập các báo cáo kế toán theo quy định của nhà nước. Các báo cáo sử dụng trong bán hàng và xác định kết quả bán hàng gồm:

 Báo cáo kế toán quản trị TK 632

TK 511, 512 Doanh thu thuần

Cuối kỳ K/C GVHB Cuối kỳ K/C CPBH TK 642 Cuối kỳ K/C CPQLDN K/C chi phí thuế TNDN TK 4211 TK 641 TK 821 Lỗ Lãi TK 911

 Báo cáo theo chỉ tiêu doanh thu chi phí

 Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch

 Báo cáo kết quả kinh doanh

 Bảng cân đối kế toán

 Thuyết minh làm báo cáo tài chính

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

2.5.8 Đặc điểm tổ chức công tác bán hàng và xác định kết quả bánhàng trong điều kiện áp dụng kế toán máy hàng trong điều kiện áp dụng kế toán máy

Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong điều kiện áp dụng kế toán máy có chức năng, nhiệm vụ sau:

- Nhập liệu đầy đủ, chính xác số lượng bán ra và tiêu thụ nội bộ

- Xác định, lập và cài đặt được công thức tính trị giá vốn hàng bán, xây dựng tiêu thức phân bổ chi phí quản lý kinh doanh hợp lý để xác định đúng kết quả bán hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thao tác theo đúng sự chỉ dẫn của phần mềm kế toán để cung cấp thông tin chính xác trung thực

- Căn cứ yêu cầu của doanh nghiệp, người sử dụng khai báo những yêu cầu cần thiết với máy để in ra các báo cáo cho nhà quản lý

Trình tự xử lý thông tin:

Các chứng từ gốc được cập nhật vào máy thông qua thiết bị nhập và được lưu trữ trên thiết bị nhớ dưới dạng tệp tin dữ liệu chi tiết, từ các tệp chi tiết được chuyển vào các tệp sổ cái để hệ thống hóa nghiệp vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng theo từng đối tượng quản lý.

Định kỳ sổ cái sẽ được xử lý để lập báo cáo kế toán. Trình tự xử lý thông tin của máy có thể được khái quát theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1. 15 : Trình tự xử lý thông tin

Nhập các chứng từ đầu vào (DT, GVHB, CPBH, CPQLDN…) Khai báo yêu cầu thông tin đầu ra cho máy tính Máy vi tính xử lý thông tin

Thông tin đầu ra (sổ kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh…)

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY

CỔ PHẦN HIM LAM MỘC DŨNG

3.1 Giới thiệu chung về công ty3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty CP Him Lam Mộc Dũng là doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo Luật doanh nghiệp 2005, giấy phép kinh doanh số: 0104755809 ngày 18/06/2010 của Sở kế hoạch Đầu Tư Thành Phố Hà Nội. Đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 28/07/2010.

- Tên công ty: Công ty CP Him Lam Mộc Dũng

- Địa chỉ: Tầng 3, 4, số nhà 22, ngõ 9, đường Đào Tấn – Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội - Số điện thoại: +844 32115446/32115448 - Số Fax: +844 32115447 - Mã số thuế: 0104755809 - Hình thức sở hữu vốn: Cổ Phần - Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng. - Các cổ đông chính:

2. Ông Phạm Anh Dũng 3. Bà Phạm Lan Hương

Công ty Cổ phần Him Lam Mộc Dũng là đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần Him Lam. Công ty được thành lập năm 2010, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, thiết kế, thi công nội thất. Thế mạnh của Công ty là các sản phẩm đồ nội thất cao cấp văn phòng, gia đình, nhà hàng, khách sạn...đã được các khách hàng yêu mến, lựa chọn hơn 10 năm qua.

Tiền thân Công ty là Công ty TNHH Mộc Dũng, doanh nghiệp hoạt động từ năm 1999, từng đạt 03 giải Sao Vàng Đất Việt từ năm 2003- 2005.

Hiện nay, ngoài những sản phẩm đã mang lại các danh hiệu, giải thưởng như: Vách ngăn văn phòng, cửa gỗ công nghiệp...Công ty đang mở rộng thiết kế - thi công một số sản phẩm mới như: Tủ áo, tủ âm tường, phòng thay đồ, tủ bếp gia đình, sofa cao cấp, đồ gỗ trẻ em.

Với bề dày kinh nghiệm cùng sự đầu tư mạnh mẽ từ Công ty Cổ phần Him Lam, Công ty Him Lam Mộc Dũng đã thực sự sẵn sàng cho việc xây dựng một thương hiệu nội thất mới, đẳng cấp và uy tín.

Để thấy rõ quá trình phát triển của công ty ta quan sát một vài số liệu công ty đạt được trong những năm qua ở bảng 2.1.

Bảng 2. 1 : Một số chỉ tiêu về quy mô của công ty

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

1. Tổng vốn SXKD 283.156.341.000 312.214.156.000

- Vốn điều lệ 50.000.000.000 50.000.000.000

- Vốn vay 233.156.341.000 262.214.156.000

2. Tổng cán bộ công nhân viên 125 131

3. Thu nhập bình quân 1 công

nhân/tháng (Đồng/người/tháng) 4.486.460 5.903.815

(Nguồn: Số liệu công ty cung cấp) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.3.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 3.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

Công ty chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm:

- Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

- Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế.

- Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình đường sắt đường bộ, xây dựng công trình kỹ thuật xây dựng khác.

Quá trình sản xuất thực hiện khép kín từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm, trải qua toàn bộ các công đoạn bằng những máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến nhập từ các quốc gia có trình độ kỹ thuật về chế tạo máy chế biến gỗ như: Ý, Đức, Đài Loan. Vì

vậy sản phẩm của Công ty làm ra luôn đảm bảo độ chính xác cao và đáp ứng đúng theo yêu cầu của khách hàng.

Chất liệu gỗ chủ đạo gồm:

- Gỗ công nghiệp: Gỗ Veneer (veneer Sồi Nga, veneer Sồi Mỹ, veneer Còng, veneer Xoan Đào...), Gỗ MFC - MDF, Gỗ phủ Melamin, Laminate.

- Gỗ tự nhiên: Gỗ Sồi Mỹ, Gỗ Sồi Nga, Gỗ Xoan Đào, Gỗ Lim, Gỗ Cam Xe, Gỗ Hương…

100% chất liệu gỗ được đã được xử lý cong vênh, chống mối mọt, phù hợp với mọi tác động từ môi trường và không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Quy trình sản xuất được thực hiện như sau:

Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh

Làm mộc Nhập kho thành phẩm Sơn NVL gồm: gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp Đánh giấy ráp làm nhẵn bề mặt Lắp đặt tại công trình

3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 2.2: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Him Lam Mộc Dũng

3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận và mối liên hệ giữacác bộ phận trong công ty các bộ phận trong công ty

- Đại hôi đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu Tổng Giám đốc

Hội đồng Quản trị Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Phòng Quản lý, Thi công dự án Phòng Kỹ thuật thiết kế Phòng Tài chính -kế toán Phòng nhân sự Giám đốc nhà máy Tổ mộc Tổ sơn Tổ cơ khí Phó Tổng giám đốc Phòng kinh doanh Phòng kế hoạch đầu tư

- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 năm, nhiệm kỳ của mỗi thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm.

- Ban kiểm soát: Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá 05 năm.

- Tổng giám đốc: Là người điều hành công việc kinh doanh của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của tổng giám đốc không quá 05 năm.

- Phó tổng giám đốc tham mưu cho Tổng giám đốc về việc điều hành vốn trong công ty.

- Phòng kế hoạch – vật tư: Lập kế hoạch SXKD dựa vào định hướng của Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị.

- Phòng quản lý – thi công dự án: Quản lý máy móc thiết bị của công ty, điều phối máy móc, thiết bị giữa các dự án để khai thác có hiệu quả.

- Phòng kỹ thuật - thiết kế: Thực hiện các nhiệm vụ tư vấn thiết kế các công trình theo chỉ định của Ban lãnh đạo công ty hoặc theo yêu cầu của các phòng ban khác.

- Phòng Tài chính - kế toán: Ghi chép và hạch toán đúng, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh

doanh của Công ty, phù hợp với quy định của Nhà nước và Quy chế quản lý tài chính của Công ty. Lập kế hoạch tài chính theo tháng, quý, năm đồng thời định kỳ báo cáo hoặc báo cáo theo yêu cầu của Ban giám đốc về tình hình tài chính của Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng nhân sự: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng tốt các yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.

- Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm quản lý, mở rộng và phát triển hệ thống các đại lý, cửa hàng bán các sản phẩm của Công ty.

- Giám đốc nhà máy: Có trách nhiệm đề xuất, triển khai, đánh giá

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HIM LAM MỘC DŨNG (Trang 30)