1.3.1. Trắc nghiệm khách quan tiêu chuẩn hóa
- Được soạn thảo trên cơ sở nội dung và mục tiêu chung của nhiều trường học trong một vùng hay một nước;
- Đề cập đến những phần rộng của kiến thức, kỹ năng và thường chỉ sử dụng một số ít câu hỏi cho mỗi chủ đề;
- Được soạn thảo với sự hợp tác của các chuyên gia và các thầy cô giáo có kinh nghiệm về TNKQ;
- Sử dụng những câu hỏi TNKQ đã được thử nghiệm, phân tích và sửa chữa trước khi đưa chúng vào trắc nghiệm chính thức;
- Có độ tin cậy cao;
- Cung cấp các chuẩn mực cho nhiều nhóm người khác nhau đại diện khả năng của HS một vùng hay toàn quốc.
1.3.2. Trắc nghiệm khách quan ở lớp học của giáo viên (trắc nghiệm ở lớp)
- Được soạn thảo dựa trên cơ sở, nội dung và mục tiêu của lớp học do GV phụ trách hay của một lớp học;
- Đề cập đến một chủ đề, một kỹ năng chuyên biệt nào đó hay những phần rộng lớn hơn của kiến thức và kỹ năng;
- Thường do một GV soạn thảo, không có hoặc có rất ít sự giúp đỡ của những người khác;
- Dùng những câu hỏi TNKQ thường chưa được thử nghiệm, phân tích và sửa chữa;
- Có độ tin cậy vừa hay thấp;
- Thường được giới hạn trong phạm vi một lớp hay một trường.
1.3.3. Hình thức câu hỏi trắc nghiệm khách quan thông thường
Câu hỏi TNKQ có thể được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau. Hình thức nào cũng có những khuyết điểm của nó. Vấn đề quan trọng đối với người soạn thảo là biết công dụng của mỗi loại để lựa chọn hình thức thích hợp nhất cho việc khảo sát kiến thức hay khả năng mà ta dự định đo lường.
1.3.3.1. Câu hỏi nhiều lựa chọn
a. Cấu trúc
- Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng giúp người làm bài có thể hiểu rõ câu hỏi TNKQ đó muốn hỏi điều gì để lựa chọn phương án trả lời thích hợp.
- Phần lựa chọn gồm có nhiều lời giải đáp, trong đó có 1 lựa chọn được dự định
cho là đúng hay đúng nhất, còn những lời giải đáp còn lại là PAN. Điều quan trọng là làm sao cho những PAN đều hấp dẫn ngang nhau đối với HS chưa học kỹ hay chưa hiểu kỹ bài học.
Ví dụ. Hòa tan hoàn toàn 15 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn dung dịch là
A. 28,8 gam B. 27,8 gam C. 26,8 gam D. 25,8 gam b. Ưu điểm của câu hỏi nhiều lựa chọn
- GV có thể dùng loại câu hỏi này để KTĐG những mục tiêu dạy học khác nhau:
o Xác định mối tương quan nhân quả
o Nhận biết các điều sai lầm
o Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau
o Định nghĩa các khái niệm
o Tìm nguyên nhân của một số sự kiện
o Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều sự vật hoặc hiện tượng
o Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện
o Xác định thứ tự hay cách sắp đặt nhiều sự vật, hiện tượng
o Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm
- Độ tin cậy cao hơn: yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với các loại TNKQ khác khi số PA chọn lựa tăng lên;
- Tính giá trị tốt hơn: với bài TNKQ nhiều lựa chọn, GV có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật,…, tổng quát hóa,… rất hữu hiệu; - Thật sự khách quan khi chấm bài. Điểm số của bài TNKQ không phụ thuộc vào
c. Khuyết điểm của câu hỏi nhiều lựa chọn
- Loại câu hỏi này khó soạn vì chỉ có 1 PA trả lời đúng nhất, còn những PA còn lại thì cũng có vẻ hợp lý. Ngoài ra, phải soạn theo những yêu cầu cụ thể để đo được các mức độ nhận thức cao hơn mức biết – nhớ − hiểu;
- Có những HS có óc sáng tạo, tư duy tốt, có thể tìm ra những PA trả lời hay hơn đáp án thì sẽ làm cho HS đó cảm thấy không thỏa mãn với đề bài;
- Câu hỏi loại này có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi, khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu quả bằng loại câu hỏi TL được biên soạn kỹ;
- Gây tốn kém giấy mực để in đề bài của loại câu hỏi này so với loại câu hỏi khác và cũng cần nhiều thời gian để HS đọc nội dung câu hỏi.
1.3.3.2. Câu hỏi ghép đôi
Câu hỏi ghép đôi (đối chiếu cặp đôi) là một dạng đặc biệt của MCQ. Người làm bài phải lựa chọn trong cùng một tập hợp các lựa chọn, câu nào hay từ nào phù hợp nhất với câu hỏi đã cho.
a. Cấu trúc câu hỏi ghép đôi
- Phần câu dẫnở cột I gồm một phần của câu (câu chưa hoàn thành) hay một yêu
cầu…
- Phần trả lời ở cột II gồm phần còn lại của câu hoặc đáp số phải chọn để ghép
với phần cột I sao cho phù hợp.
Bảng 1.2. Ví dụ về câu hỏi ghép đôi
Cột I Cột II
a. Mạng tinh thể nguyên tử như b. Mạng tinh thể phân tử như c. Mạng tinh thể ion như
1. KCl 2. Nước đá 3. Than chì 4. Kim cương 5. Iot 6. Magie
b. Ưu điểm của câu hỏi ghép đôi
Câu ghép đôi dễ viết, dễ dùng, loại này thích hợp với HS THCS hơn. Có thể dùng loại câu này để đo các mức trí năng khác nhau. Nó đặc biệt hữu hiệu trong việc ĐG khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tương quan.
c. Khuyết điểm của câu hỏi ghép đôi
Loại câu hỏi này không thích hợp cho việc ĐG các khả năng như sắp xếp và vận dụng các kiến thức. Muốn soạn loại câu hỏi này để đo mức trí năng cao, cần đòi hỏi nhiều công phu. Ngoài ra, nếu danh sách mỗi cột dài thì tốn nhiều thời gian cho HS đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi.
1.3.3.3. Câu hỏi đúng – sai
Câu hỏi đúng – sai là một dạng đặc biệt của MCQ. Loại này được trình bày dưới dạng một câu phát biểu, HS phải lựa chọn bằng cách lựa chọn đúng (Đ) hay sai (S).
a. Cấu trúc câu hỏi đúng − sai
- Phần trả lời gồm chữ Đ và chữ S, HS phải khoanh tròn vào chữ thích hợp khi xác định.
Ví dụ. Khoanh tròn vào chữ Đ nếu câu đúng và khoanh tròn vào chữ S nếu câu sai.
Bảng 1.3. Ví dụ về câu hỏi đúng − sai
a. Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô khí lò than gồm CO, H2 và hơi
nước. Đ S
b. Axit HF là axit 1 lần axit nên không thể tạo muối axit. Đ S c. Hidrocacbon no chỉ tham gia phản ứng thế, không them gia phản ứng
cộng. Đ S
d. Có thể điều chế C2H5I bằng phản ứng este hóa giữa C2H5OH và HI. Đ S e. Nhôm tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH nên nhôm
có tính lưỡng tính. Đ S
b. Ưu điểm của câu hỏi đúng − sai
Đây là loại câu hỏi đơn giản thường dùng để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện hoặc khái niệm. Vì vậy, viết loại câu hỏi này tương đối dễ, ít phạm lỗi, mang tính khách quan khi chấm.
c. Khuyết điểm của câu hỏi đúng − sai
HS có thể đoán mò và khả năng đúng ngẫu nhiên cao (50%). Vì vậy, độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho HS học thuộc lòng hơn là hiểu. HS giỏi có thể không thỏa mãn khi buộc phải chọn “đúng” hay “sai” khi câu hỏi viết chưa kỹ càng.
1.3.3.4. Câu hỏi điền khuyết
Câu điền khuyết (hoặc điền vào chỗ trống) là loại câu hỏi TNKQ đòi hỏi phải điền hay liệt kê ra 1 hay 2 từ vào chỗ đã để trống cho PA trả lời. Một dạng khác của câu điền khuyết là chỉ được điền các từ (hoặc từ) trong số đã được cho trước. Do
những bất tiện khi chấm bài (không thể sử dụng bảng đục lỗ hay máy chấm) và sự chấm điểm có thể không phải bao giờ cũng hoàn toàn khách quan, nhưng cũng có thể sử dụng loại câu điền khuyết trong một bài TNKQ ở lớp học trong một số trường hợp sau đây:
- Khi PA trả lời rất ngắn và tiêu chuẩn đúng hay sai là rõ rệt
- Khi không tìm được đủ số PAN tối thiểu cần thiết cho loại MCQ thì GV có thể sử dụng loại câu điền khuyết
Ví dụ.Phản ứng hóa học giữa ancol và axit cacboxylic tạo ra … và nước gọi là phản ứng …
Đáp án. este, este hóa
a. Ưu điểm của câu hỏi điền khuyết
HS không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra từ hoặc cụm từ cần tìm. Khi sử dụng loại câu hỏi này, việc chấm điểm cũng nhanh hơn TL song rắc rối hơn những loại câu hỏi TNKQ khác. Loại này cũng dễ soạn hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn.
b. Khuyết điểm của câu hỏi điền khuyết
- Khi soạn thảo loại câu hỏi này thường mắc sai lầm là trích nguyên văn câu từ có trong SGK.
- Phạm vi kiểm tra của loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào chi tiết vụn vặt. Việc chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn.
1.3.4. Phân tích câu hỏi trắc nghiệm khách quan [4],[22],[26]
Việc phân tích từng câu hỏi TNKQ và toàn bộ bài TNKQ phụ thuộc vào mục đích trắc nghiệm, do đó các đặc trưng thống kê phải phản ánh được mục đích này. Trong phần này, chúng tôi chủ yếu trình bày cách phân tích câu hỏi TNKQ đơn giản nhất. Theo cách này, một GV đứng lớp có thể tiến hành xây dựng bài TNKQ nhằm ĐG kết quả học tập theo mục đích đặt ra.
1.3.4.1. Độ khó của câu hỏi trắc nghiệm khách quan
a. Khái niệm độ khó
Độ khó của câu hỏi TNKQ căn cứ vào số người trả lời đúng câu hỏi. Nếu hầu như tất cả mọi người đều trả lời đúng thì câu hỏi ấy được xem là câu dễ. Nếu có rất ít người trả lời đúng thì câu hỏi ấy được coi là câu khó. Khi nói đến độ khó, GV cũng cần thiết phải xem câu hỏi TNKQ đó là khó đối với đối tượng HS nào. Do đó, việc thử nghiệm trên đối tượng HS phù hợp giúp cho việc tính được độ khó của câu hỏi TNKQ.
b. Cách tính độ khó
Cách tính độ khó thông dụng nhất của câu hỏi TNKQ là tính tỷ lệ phần trăm số người trả lời đúng của câu trắc nghiệm.
Độ khó của câu hỏi được tính theo công thức sau: K = n N Nc t 2 +
Trong đó: Nclà số HS của nhóm cao trả lời đúng câu hỏi Ntlà số HS của nhóm thấp trả lời đúng câu hỏi
n là số HS của mỗi nhóm cao hay thấp (nhóm cao gồm những người đạt điểm cao ở toàn bài trắc nghiệm, chiếm 27% tổng người tham gia làm bài trắc nghiệm; nhóm thấp gồm những người đạt điểm thấp ở toàn bài trắc nghiệm, chiếm 27% tổng số người làm trắc nghiệm)
Giá trị chỉ số độ khó thay đổi từ 0 đến 1, các câu trắc nghiệm trong bài trắc nghiệm thường có các độ khó khác nhau, giá trị độ khó càng nhỏ thì câu trắc nghiệm càng khó và ngược lại. Thông thường:
o K < 0,1 (rất khó) hay K > 0,9 (rất dễ): không nên dùng.
o 0,1 < K < 0,25 (khó) và 0,75 < K < 0,9 (dễ): cần thận trọng khi dùng.
c. Độ khó trung bình
Để xem xét chỉ số về độ khó bao nhiêu là phù hợp, cần phải tính xác suất làm đúng câu hỏi TNKQ, xác suất này thay đổi tùy theo phương án lựa chọn trong mỗi câu trắc nghiệm, còn gọi là tỷ lệ may rủi (T) được tính T =
n
1
(nlà số lựa chọn của mỗi câu, T được tính ra tỷ lệ phần trăm (%))
Độ khó trung bình của câu trắc nghiệm có n phương án lựa chọn về mặt lý thuyết =
2 % 100 +T
.
Đối với 1 câu hỏi TNKQ:
o K > độ khó trung bình: câu hỏi TNKQ là dễso với trình độ HS
o K < độ khó trung bình: câu hỏi TNKQ là khó so với trình độ HS
o K ≈ độ khó trung bình: câu hỏi TNKQ là vừa sứcvới trình độ HS
Khi lựa chọn các câu hỏi TNKQ theo độ khó, thường phải loại các câu hỏi quá khó (không có ai làm đúng) hoặc quá dễ (tất cả đều đúng). Một câu hỏi TNKQ tốt khi những câu có độ khó trung bình.
1.3.4.2. Độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm khách quan
a. Khái niệm độ phân biệt
Trong một nhóm HS làm bài TNKQ, GV luôn muốn phân biệt trong nhóm đó những HS có trình độ khác nhau trong môn học đó. Khả năng mà câu hỏi TNKQ thể hiện được sự phân biệt đó được gọi là độ phân biệt. Nói cách khác, độ phân biệt
giúp phân biệt được các trình độ giỏi, khá, trung bình, kém của HS. Như vậy, một
câu hỏi TNKQ có độ phân biệt tức là có khả năng phân biệt được HS giỏi và HS kém theo mục đích đặt ra cho bài TNKQ.
b. Cách tính độ phân biệt
Chỉ số độ phân biệt P được tính theo công thức: P =
n N
Trong đó: n: số HS của mỗi nhóm (nhóm cao gồm những HS đạt điểm cao ở toàn bài TNKQ, chiếm 27% tổng số HS tham gia làm bài TNKQ; nhóm thấp gồm những HS đạt điểm thấp ở toàn bài TNKQ, chiếm 27% tổng số HS làm bài TNKQ)
Nc: số người trả lời đúng của nhóm cao Nt: số người trả lời đúng của nhóm thấp
Khi xét về yêu cầu chỉ số độ phân biệt, chúng ta cần căn cứ vào mục đích trắc nghiệm. Nếu bài TNKQ theo chuẩn (nhằm mục đích phân biệt và lựa chọn HS) thì cần những câu hỏi TNKQ có chỉ số về độ phân biệt cao, còn bài TNKQ theo tiêu chí (xác định mức độ đạt được mục tiêu môn học) thì chỉ số này không quan trọng.
Độ phân biệt của một câu hỏi TNKQ hay một bài TNKQ có liên quan đến độ khó. Nếu một bài TNKQ dễ đến mức mọi HS đều làm tốt thì độ phân biệt của nó rất kém. Nếu một bài TNKQ khó đến mức mọi HS đều không làm được thì độ phân biệt của nó cũng rất kém. Như vậy, muốn có độ phân biệt tốt thì bài TNKQ cần phải có độ khó ở mức trung bình, khi đó điểm số thu được sẽ được trải rộng. Thông thường:
o P ≥ 0,4: độ phân biệt rất tốt
o 0,3 ≤ P ≤ 0,39: độ phân biệt khá tốtnhưng có thể làm cho tốt hơn
o 0,2 ≤ P ≤ 0,29: độ phân biệt tạm được, cần phải điều chỉnh
o P ≤ 0,19: độ phân biệt kém, cần được loại bỏ hay phải được sửa chữa nhiều
1.3.4.3. Một số tiêu chuẩn để chọn câu hỏi trắc nghiệm khách quan tốt
- Những câu hỏi TNKQ có độ khó quá thấp hay quá cao, đồng thời có độ phân
biệt âmhoặc quá thấp là những câu hỏi có chất lượng kém, cần phải loại đi hay
sửa chữa cho tốt hơn.
- Với đáp án trong câu hỏi TNKQ, số người nhóm cao chọn phải nhiều hơn số
người nhóm thấp.
- Với các PAN, số người trong nhóm cao chọn phải ít hơn số người trong nhóm
1.3.5. Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan hay một bài trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa [24],[26] một bài trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa [24],[26]
1.3.5.1. Xây dựng bảng đặc trưng 2 chiều của môn học
Bảng đặc trưng này còn được gọi là ma trận kiến thức đối với môn học.
Bảng 1.4. Ma trận câu hỏi TNKQ đề KT Hóa học 12 (học kỳ I)
Mức độ và nội dung Biết Hiểu Vận dụng Tổng
Este – Lipit Cacbohidrat
Amin – Amino axit – Protein
Polyme và vật liệu