Sai lầm cụ thể liên quan đến kiến thức lý thuyết

Một phần của tài liệu kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loại – hóa học 12 nâng cao) (Trang 48 - 49)

- Sai lầm 1:Khi đổ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 thì có khí bay ra ngay. Thật sự thì khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3, lúc đầu không có khí thoát ra, lúc sau có sủi bọt khí không màu. Dung dịch thu được gồm NaCl và có thể có NaHCO3.

Na2CO3 + HCl → NaCl + NaHCO3

NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

- Sai lầm 2: Không chú ý đến vị trí của 4 cặp oxi hóa khử: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu,

Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag.

Ví dụ 1. HS cho rằng, khi cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, chỉ có phản ứng trao đổi là FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl↓ nhưng sau đó xảy ra tiếp phản ứng Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓.

Ví dụ 2. HS cho rằng Cu và Fe không tác dụng với dung dịch muối Fe(III) nhưng thật ra thì: Cu + 2Fe3+→ Cu2+ + 2Fe2+ và Fe + 2Fe3+→ 3Fe2+.

- Sai lầm 3: Ở nhiệt độ cao, các chất khử thông dụng như CO, C, H2, Al có thể

khử được tất cả các oxit kim loại. Thực ra, các chất khử trên chỉ khử được các

oxit của kim loại sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.

Ví dụ. CO + CuO →to

Cu + CO2

- Sai lầm 4: Khi sục CO2/SO2 hay đổ dung dịch muối nhôm vào dung dịch kiềm

thì HS thường chưa giải hết các trường hợp có thể xảy ra.

Đối với các bài toán thuộc 2 dạng này, HS phải xác định được các trường hợp xảy ra dựa vào quan hệ số mol của các chất tham gia phản ứng.

- Sai lầm 5: Không chú ý đến khả năng tạo thành NH4NO3 khi cho kim loại

mạnh tác dụng với dung dịch HNO3 loãng.

Những kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 loãng sinh ra NH4NO3 (không sủi bọt khí) trong các bài toán thường là Mg và Al. HS thường không chú ý vấn đề này nên dễ mắc sai lầm.

- Sai lầm 6:Không nhớ đến khả năng tạo phức của NH3 với AgCl, Cu2+…

- Sai lầm 7: Chưa chú ý đến một số tính chất khác biệt của các nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm cũng như hợp chất tạo nên bởi chúng.

HS thường không nhớ được sự khác nhau về tính tan trong nước của các muối AgX và sự khác nhau của Be với các kim loại nhóm IIA khác (Be không tác dụng với nước ở bất kỳ nhiệt độ nào, Ba và Ca tác dụng với nước ở nhiệt độ thường).

- Sai lầm 8: Chưa chú ý đến sự thủy phân của muối cacbonat của sắt (III) và

nhôm.

Các muối này không tồn tại trong dung dịch, bị thủy phân thành hidroxit và axit (oxit axit) tương ứng. Vì vậy, trong các phản ứng hóa học, chúng ta thay các sản phẩm muối này bằng hidroxit và axit (oxit axit) tương ứng.

Một phần của tài liệu kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loại – hóa học 12 nâng cao) (Trang 48 - 49)