Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết hóa học

Một phần của tài liệu kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loại – hóa học 12 nâng cao) (Trang 55 - 58)

Mục đích của câu hỏi loại này là kiểm tra các kiến thức lý thuyết hóa học (cấu tạo, danh pháp, tính chất, phương pháp điều chế, định luật, quy tắc, nguyên lý, ...) ở các mức độ biết, nhớ, hiểu và khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp hay cả khả năng phán đoán cao hơn (nếu có điều kiện).

- Kỹ thuật 1:Đón đầu các khả năng sai lầm, thiếu sót mà HS có thể mắc phải khi xử lý câu hỏi TNKQ để xây dựng các PAN.

o GV xem xét, phán đoán những nội dung kiến thức mấu chốt (đặc biệt là các kiến thức trọng tâm, kiến thức HS hay quên) mà HS có thể sai, thiếu sót, nhầm lẫn; những khả năng sai lầm của HS quá trình hoạt động tư duy khi làm bài tập hóa học. Mỗi kiến thức sai lầm đó sẽ dẫn tới một “kết quả ảo” (một kết luận sai, nhưng có vẻ đúng đối với những HS đã mắc sai lầm hoặc không am hiểu).

o Đối với mỗi nội dung kiến thức cụ thể, HS có thể mắc những sai lầm khác nhau trên nhiều phương diện. GV phải dự đoán và nắm bắt được các khả năng sai lầm đó mới xây dựng được các PAN hiệu quả.

Ví dụ.Hỗn hợp 2 kim loại M và R tan hoàn toàn trong nước tạo thành dung dịch trong suốt và có sủi bọt khí. Nhận xét đúngkhi nói về M và R là:

A. M và R đều tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm nhưng chúng không

phải là Ca.

B. M tác dụng với nước sinh ra dung dịch kiềm, R tác dụng với dung dịch kiềm.

C. M tác dụng với nước sinh ra dung dịch kiềm nhưng M không phải là Ca, R là kim loại lưỡng tính tan được trong dung dịch kiềm.

D. M và R không tác dụng với nước nhưng tan được trong nước.

Phân tích: Các PAN B, C, D tập trung xoáy vào nội dung “kim loại M tác

dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm” và “kim loại R tác dụng với dung dịch kiềm”. Các PA này có tác dụng gây nhiễu ở chỗ kim loại M tác dụng với dung dịch

kiềm nhưng không phải là Ca (lúc đó tạo thành Ca(OH)2 ít tan, làm dung dịch bị đục, Ca(OH)2 có khả năng dư sau phản ứng tác dụng với kim loại R) và kim loại R không phải là kim loại lưỡng tính (HS rất hay nhầm điều này).

- Kỹ thuật 2:Dùng những khái niệm, sự vật, hiện tượng, tính chất ... có nét tương đồng thường gây nhầm lẫn cho HS, tạo cảm giác gần đúng hoặc khó phân biệt để làm PAN

o GV có thể sử dụng các từ ngữ có vẻ tương đồng như từ gần nghĩa, từ đồng âm nhưng không phù hợp trong ngữ cảnh của câu hỏi TNKQ hay không áp dụng được trong một hay một số trường hợp nào đó của câu hỏi.

o GV sử dụng sự liên quan về cách cấu thành tên gọi của một số hợp chất để làm các PAN vì chúng khác nhau hoàn toàn về mặt bản chất.

Ví dụ 1. Cùng nói về “thạch cao” nhưng sự khác biệt ở đây là công thức hóa học, dẫn đến khác nhau về tên gọi (thạch cao nung, thạch cao khan…).

Ví dụ 2.Vôi sống được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng. Sau khi quét vôi lên tường, một thời gian sau, vôi sẽ hóa rắn lại. Lúc này đã xảy ra phản ứng

A. CaO + H2O → Ca(OH)2.

B. CaO + CO2 → CaCO3.

C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

D. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.

Phân tích: Phần dẫn lôi cuốn HS thông qua phần giới thiệu công dụng của

vôi sống nhưng nội dung câu hỏi lại xoáy vào nước vôi, HS nếu không đọc kỹ đề

bài và không phân tích thì sẽ chọn PAN là A hoặc B (PAN B sẽ được chọn nhiều hơn A vì HS phân tích: “nước vôi” có nghĩa là “đã có nước”). Cụm từ “hóa rắn” cũng làm HS nghĩ đến CaCO3 (đá vôi) nên sẽ phân vân giữa B và D. Còn PAN C có tác dụng tăng thêm sự phân vân cho HS vì cũng có liên quan đến “vôi”.

Ví dụ 3. Có nhận định sau: Na2CO3 là muối trung hòa (ý 1) nên dung dịch

Na2CO3 có môi trường trung tính (ý 2). Nhận xét đúng khi nói về nhận định trên

là:

A.Cả 2 ý đều đúng. B.Cả 2 ý đều sai.

C. Ý 1 đúng và ý 2 sai. D. Ý 1 sai và ý 2 đúng.

Phân tích: HS không nắm rõ bản chất của “trung hòa” và “trung tính” sẽ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chọn ngay PAN A. Các PAN còn lại có tác dụng gây sự chú ý đối với HS.

- Kỹ thuật 3: Ngụy tạo cách lý giải có vẻ hợp lý khi tìm nguyên nhân của một số sự kiện (tính chất, hiện tượng, ...)

Để cách lý giải “có vẻ hợp lý” gây nhiễu được cho những HS không am hiểu hoặc hiểu không đúng, GV có thể:

o Dựa vào những đặc điểm xoay quanh đối tượng được đề cập hoặc phạm vi vấn đề được đề cập đến, song những đặc điểm đó không phải là nguyên nhân thực sự của vấn đề nêu ra.

o Tìm cách lý giải mà về mặt hình thức có vẻ liên quan và phù hợp với vấn đề nêu ra. HS kém thường bị hấp dẫn bởi những câu đặc trưng thường dùng, có vẻ “hóa học”.

o PAN có thể xây dựng trên những sai lầm, hạn chế của HS về mặt kiến thức hay trong quá trình tư duy.

Nếu HS không biết được nguyên nhân thực sự của vấn đề cũng như không có khả năng phân tích, tổng hợp, phán đoán để loại trừ các PA sai thì sẽ cảm thấy các cách lý giải đều có vẻ đúng.

Biên soạn câu nhiễu loại này khá khó, vì để hấp dẫn HS thì các PAN phải có độ hấp dẫn cao bên cạnh một câu đúng vốn đã chứa đựng tính đúng đắn, tính hợp lý hay tính quen biết. Bằng khả năng sử dụng từ ngữ, GV có thể biên soạn PAN tốt khi đọc qua PAN đó, HS sẽ cảm thấy lúng túng vì “giống giống” với những kiến thức đã học nhưng không thật chính xác.

Ví dụ 1. Nhận xét đúng là:

A. Li là kim loại mềm nhất.

B. Hg là đơn chất duy nhất tồn tại ở thể lỏng trong điều kiện thường.

C. Vì Ag có độ dẫn điện tốt nhất nên chủ yếu dùng làm lõi dây điện thông thường.

D. Os là kim loại nặng nhất.

Phân tích: PAN B tạo cảm giác gần gũi với HS khi học xong về kim loại.

PAN C dùng kiến thức về tính dẫn điện của kim loại để đưa ra lý giải có vẻ hợp lý đối với HS. HS sẽ chọn PAN A khi nhầm lẫn giữa “tính nặng nhẹ” và “tính cứng mềm”.

Ví dụ 2. Nhận xét khôngđúng là:

A. Một số chất khử thông dụng trong phương pháp nhiệt luyện để điều chế kim loại là CO, H2.

B. Khi tiến hành thí nghiệm hòa tan Ca vào dung dịch FeSO4 trong không khí thì xảy ra 3 phản ứng.

C. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là chỉ cần loại bỏ Ca2+

và Mg2+ ra khỏi nước cứng, các anion khác như −

3

HCO , Cl−… có thể không cần loại bỏ.

D. Kim cương là kim loại cứng nhất trong các kim loại đã biết.

Phân tích: Nếu không nắm kỹ vấn đề về các chất khử dùng trong phương

pháp nhiệt luyện để điều chế kim loại thì HS có thể chọn PAN A (vì thiếu Al và C). PAN C cũng là một cách lý giải “thêm” nhưng có vẻ sẽ khiến HS phân vân vì các anion đó cấu thành nước cứng tạm thời.

Một phần của tài liệu kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loại – hóa học 12 nâng cao) (Trang 55 - 58)