Việc phân tích từng câu hỏi TNKQ và toàn bộ bài TNKQ phụ thuộc vào mục đích trắc nghiệm, do đó các đặc trưng thống kê phải phản ánh được mục đích này. Trong phần này, chúng tôi chủ yếu trình bày cách phân tích câu hỏi TNKQ đơn giản nhất. Theo cách này, một GV đứng lớp có thể tiến hành xây dựng bài TNKQ nhằm ĐG kết quả học tập theo mục đích đặt ra.
1.3.4.1. Độ khó của câu hỏi trắc nghiệm khách quan
a. Khái niệm độ khó
Độ khó của câu hỏi TNKQ căn cứ vào số người trả lời đúng câu hỏi. Nếu hầu như tất cả mọi người đều trả lời đúng thì câu hỏi ấy được xem là câu dễ. Nếu có rất ít người trả lời đúng thì câu hỏi ấy được coi là câu khó. Khi nói đến độ khó, GV cũng cần thiết phải xem câu hỏi TNKQ đó là khó đối với đối tượng HS nào. Do đó, việc thử nghiệm trên đối tượng HS phù hợp giúp cho việc tính được độ khó của câu hỏi TNKQ.
b. Cách tính độ khó
Cách tính độ khó thông dụng nhất của câu hỏi TNKQ là tính tỷ lệ phần trăm số người trả lời đúng của câu trắc nghiệm.
Độ khó của câu hỏi được tính theo công thức sau: K = n N Nc t 2 +
Trong đó: Nclà số HS của nhóm cao trả lời đúng câu hỏi Ntlà số HS của nhóm thấp trả lời đúng câu hỏi
n là số HS của mỗi nhóm cao hay thấp (nhóm cao gồm những người đạt điểm cao ở toàn bài trắc nghiệm, chiếm 27% tổng người tham gia làm bài trắc nghiệm; nhóm thấp gồm những người đạt điểm thấp ở toàn bài trắc nghiệm, chiếm 27% tổng số người làm trắc nghiệm)
Giá trị chỉ số độ khó thay đổi từ 0 đến 1, các câu trắc nghiệm trong bài trắc nghiệm thường có các độ khó khác nhau, giá trị độ khó càng nhỏ thì câu trắc nghiệm càng khó và ngược lại. Thông thường:
o K < 0,1 (rất khó) hay K > 0,9 (rất dễ): không nên dùng.
o 0,1 < K < 0,25 (khó) và 0,75 < K < 0,9 (dễ): cần thận trọng khi dùng.
c. Độ khó trung bình
Để xem xét chỉ số về độ khó bao nhiêu là phù hợp, cần phải tính xác suất làm đúng câu hỏi TNKQ, xác suất này thay đổi tùy theo phương án lựa chọn trong mỗi câu trắc nghiệm, còn gọi là tỷ lệ may rủi (T) được tính T =
n
1
(nlà số lựa chọn của mỗi câu, T được tính ra tỷ lệ phần trăm (%))
Độ khó trung bình của câu trắc nghiệm có n phương án lựa chọn về mặt lý thuyết =
2 % 100 +T
.
Đối với 1 câu hỏi TNKQ:
o K > độ khó trung bình: câu hỏi TNKQ là dễso với trình độ HS
o K < độ khó trung bình: câu hỏi TNKQ là khó so với trình độ HS
o K ≈ độ khó trung bình: câu hỏi TNKQ là vừa sứcvới trình độ HS
Khi lựa chọn các câu hỏi TNKQ theo độ khó, thường phải loại các câu hỏi quá khó (không có ai làm đúng) hoặc quá dễ (tất cả đều đúng). Một câu hỏi TNKQ tốt khi những câu có độ khó trung bình.
1.3.4.2. Độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm khách quan
a. Khái niệm độ phân biệt
Trong một nhóm HS làm bài TNKQ, GV luôn muốn phân biệt trong nhóm đó những HS có trình độ khác nhau trong môn học đó. Khả năng mà câu hỏi TNKQ thể hiện được sự phân biệt đó được gọi là độ phân biệt. Nói cách khác, độ phân biệt
giúp phân biệt được các trình độ giỏi, khá, trung bình, kém của HS. Như vậy, một
câu hỏi TNKQ có độ phân biệt tức là có khả năng phân biệt được HS giỏi và HS kém theo mục đích đặt ra cho bài TNKQ.
b. Cách tính độ phân biệt
Chỉ số độ phân biệt P được tính theo công thức: P =
n N
Trong đó: n: số HS của mỗi nhóm (nhóm cao gồm những HS đạt điểm cao ở toàn bài TNKQ, chiếm 27% tổng số HS tham gia làm bài TNKQ; nhóm thấp gồm những HS đạt điểm thấp ở toàn bài TNKQ, chiếm 27% tổng số HS làm bài TNKQ)
Nc: số người trả lời đúng của nhóm cao Nt: số người trả lời đúng của nhóm thấp
Khi xét về yêu cầu chỉ số độ phân biệt, chúng ta cần căn cứ vào mục đích trắc nghiệm. Nếu bài TNKQ theo chuẩn (nhằm mục đích phân biệt và lựa chọn HS) thì cần những câu hỏi TNKQ có chỉ số về độ phân biệt cao, còn bài TNKQ theo tiêu chí (xác định mức độ đạt được mục tiêu môn học) thì chỉ số này không quan trọng.
Độ phân biệt của một câu hỏi TNKQ hay một bài TNKQ có liên quan đến độ khó. Nếu một bài TNKQ dễ đến mức mọi HS đều làm tốt thì độ phân biệt của nó rất kém. Nếu một bài TNKQ khó đến mức mọi HS đều không làm được thì độ phân biệt của nó cũng rất kém. Như vậy, muốn có độ phân biệt tốt thì bài TNKQ cần phải có độ khó ở mức trung bình, khi đó điểm số thu được sẽ được trải rộng. Thông thường:
o P ≥ 0,4: độ phân biệt rất tốt
o 0,3 ≤ P ≤ 0,39: độ phân biệt khá tốtnhưng có thể làm cho tốt hơn
o 0,2 ≤ P ≤ 0,29: độ phân biệt tạm được, cần phải điều chỉnh
o P ≤ 0,19: độ phân biệt kém, cần được loại bỏ hay phải được sửa chữa nhiều
1.3.4.3. Một số tiêu chuẩn để chọn câu hỏi trắc nghiệm khách quan tốt
- Những câu hỏi TNKQ có độ khó quá thấp hay quá cao, đồng thời có độ phân
biệt âmhoặc quá thấp là những câu hỏi có chất lượng kém, cần phải loại đi hay
sửa chữa cho tốt hơn.
- Với đáp án trong câu hỏi TNKQ, số người nhóm cao chọn phải nhiều hơn số
người nhóm thấp.
- Với các PAN, số người trong nhóm cao chọn phải ít hơn số người trong nhóm