Sư phát triển của trào lưu tư tưởng Đại Thừa

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển trung quốc (Trang 32 - 35)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2.3.Sư phát triển của trào lưu tư tưởng Đại Thừa

Khoảng 100 năm sau khi Phật đà diệt độ, Phật giáo Ấn Độ phân hóa thành hai phái Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Thường mà nói, Thượng tọa bộ đã bảo lưu tương đối nhiều giáo nghĩa Phật giáo nguyên thủy, Đại chúng bộ thì có nhiều cải cách hơn. về sau, Phật giáo Thượng tọa bộ truyền bá trải qua các nơi như Xrilanca, Thái Lan, Campuchia, Lào... nhập vào các nước Đông Nam Á, được xem là hệ phái Phật giáo Nam truyền. Con lý luận của đại chúng bộ lại ảnh hưởng tương đối lớn với trào lưu tư tưởng Phật giáo đại thừa sau này ở các vùng phía Bắc Ấn Độ, truyền bá qua các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam....

Trào lưu tư tưởng của Phật giáo Đại thừa phát triển mạnh vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên đến thế kỷ thứ ba sau công nguyên. “Thừa” có ý nghĩa “thừa tải” (chuyên chở). Giáo phái Đại thừa cho rằng bản thân mình có thể phổ độ chúng sanh vượt qua biển khổ để đến bến bờ của niết bàn, và một số học phái Phật giáo vốn kiên trì giáo nghĩa của

Trang 33

Phật giáo nguyên thủy thì chỉ cầu sự giải thoát cho bản thân mình, do đó mới có sự phân biệt gọi là “Đại thừa” và “Phật giáo Nguyên thủy”.

Sự khác biệt chủ yếu giữa Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Nguyên thủy chủ yếu ở những phường diện sau:

Một. Phật giáo Nguyên thủy cho rằng toàn thế giới chỉ có một đức Phật, tức Phật Thích Ca Mâu Ni. Họ lại cho rằng dù tu hành nhiều kiếp, thì chỉ có thể thành tựu A La Hán quả vị. Đại thừa thì cho rằng mỗi chúng sanh đều có thể tu tập thành Phật, và mười phương ba đời đều có vô số vô lượng Phật, nhiều như hằng hà sa số, không thể đếm hết được. Theo cấp độ tu hành ở giáo lý Đại thừa thì trước khi thành Phật, phải trải qua ngôi vị Bồ tát, cho rằng Bồ tát tức là Phật dự bị. Phật giáo Nguyên thủy thì chung quy không thừa nhận có sự tồn tại của Bồ tát nào cả.

Hai. Đối với hình thức giải thoát cuối cùng nhất là trên vấn đề nhận thức nội dung thực tế của niết bàn tịch tĩnh, Phật giáo Nguyên thủy cho rằng khôi thân diệt trí, mãi không tái sanh trong lục đạo luân hồi tức là giải thoát niết bàn. Ngài Long thọ, ngài Đề bà - một hệ của đại thừa (tức không tôn) cho rằng niết bàn tịch tĩnh là một loại chân lý cao nhất của vũ trụ, về mặt bản tính thì nó và thế gian là thống nhất cùng nhau, tức từ bản thể mà nói thì cái tính của cả hai đều là “không”, nhưng từ hiện tượng mà xem, hai cái đều là cái “diệu hữu” bất khả ngôn thuyết, đây chính là cách nói “chân không diệu hữu”. Do vậy sự giải thoát phiền não đau khổ của chúng sanh, không phải ở chỗ khôi thân diệt trí, vứt bỏ sanh mạng, mà là ở chỗ nhận thức chính xác thực tính tướng của tất cả sự vật. Và từ đó dùng những nhận thức này chỉ đạo cuộc sống thế gian của mình, loại niết bàn này được gọi là “thực tướng niết bàn”. Nói cách khác, “thực tướng niết bàn” chính là một loại chứng ngộ chân lý của Phật pháp. Chỉ có ở vào điều kiện tiên quyết chứng ngộ triệt để chân lý của Phật pháp, thì mới có thể bỏ đi cái hư vọng tạp nhiễm của “ngã chấp”, thuần khiết tự tâm, thành tựu đạo Phật.

Ba. Mục đích tu tập của Phật giáo Nguyên thủy chỉ là vì sự giải thoát của mình. Để đoạn tuyệt với cái nghiệp nhân của phiền não đau khổ, họ ra sức xa rời cuộc sống; xã hội, ẩn dật tu hành. Đại thừa lại yêu cầu đồng thời với sự dải thoát tự thân, cũng phải phổ độ chúng sanh. Như vậy mới là thành tựu công đức toàn vẹn. Vì vậy, dù rằng bản thân mình đã chứng ngộ Phật pháp, có thể tiến vào vô dư niết bàn, nhưng vì cứu độ chúng sanh, cũng quyết không tiến vào. Cái gọi là “Từ bi vi hoài” “Bi trí song tu” chính là tinh thần tôn giáo mà đại

Trang 34

thừa nhất quán đề xướng. Để cứu độ chúng sanh tội lỗi, nghiệp chướng sâu nặng thoát khỏi biển khổ, Phật giáo đại thừa thậm chí đề xướng tiến vào địa ngục - tầng thấp nhất của lục đạo luân hồi, khẩu hiệu mà họ nêu ra: “Ngã bất nhập địa ngục, thùy nhập địa ngục” “Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận, phương chứng bò đề". Cái được gọi là "Dĩ đại trí cố, bất trụ sinh tử; dĩ đại bi cố, bất trụ niết bàn" chính là sự thể hiện tinh, thần tích cực thâm nhập nhân gian, thâm nhập xã hội này.

Trong dòng trào lưu tư tưởng lý luận này, có công nhất là hai ngài Long Thọ, Đề Bà - Tổ sư của học phái Trung Quán. Quan điểm quan trọng của họ tức là cách nói “duyên khởi tính không”. Họ cho rằng mọi việc đã phải cần dựa vào nhân duyên hòa hợp mới sinh ra, như vậy thì sự vật sẽ mất đi tự tính, nói cách khác, cũng chính là tự tính bổn không, tất cả sự vật đều không có thực thể để nói, không chỉ “nhân vô ngã”, mà pháp cũng là “vô ngã”, về sau, khi Kinh Kim Cương được xem là thịnh hành nhất ở Trung Quốc, thì nơi nào cũng thể hiện loại tư tưởng “nhất thiết giai không” này, tràn đầy tinh thần phá bỏ triệt để cái “pháp chấp”. Trong kinh thừa nhận, không chỉ mọi hiện tượng vật chất đều là “không”, mà ngay cả Phật pháp, Như lai cũng toàn bộ là không. Sự tồn tại của nó, đều chỉ qua là một loại tên giả, không hề có ý nghĩa thực tế nào cả.

Nhưng, Phật giáo rốt cuộc là một tôn giáo, nếu dùng cách nói “nhất thiết giai không” tất phải sẽ dẫn đến nguy cơ làm cho lòng tín ngưởng của các tín chúng bị hoang mang, làm họ mất đi chỗ quy tựu tôn giáo, từ đó ảnh hưởng đến phương pháp tu trì, phương cách giáo hóa, phòng ác chỉ phi thực tiễn của tôn giáo. Vì vậy, vào khoảng thế kỷ thứ IV- V công nguyên, các vị Vô Trước, Thế Thân... lại sáng lặp Đu già hành phái. Họ cho rằng, thế giới không phải là “nhất thiết giai không”, mà có cái “thức” được xem là cái chủ thể để thành Phật tức là cái căn bản sở tại của thế giới. Tuy rằng “thức” có sự tồn tại của nó nhưng thế giới vạn tượng lại là hư huyễn, chúng chẳng qua chỉ là cái biến hiện của “thức” mà thôi. Đây chính là cách nói “vạn pháp duy thức” “thức hữu cảnh vô”. Cái “cảnh” này tức là chỉ ngoại cảnh, chỉ cái thế giới nhận thức khách quan ngoài cái nhận thức chủ quan. Du gia hành phái cho rằng, bước đường giải thoát của chúng sanh chính là thông qua tác dụng năng động chủ quan của các hành vi ngăn chặn cái ác, làm cái thiện, dần dần sửa đổi thành phần nhiễm ô trong cái “thức” của mình thành thành phần thanh tịnh. Cùng với sự tiến triển của quá trình này, chúng sanh cũng sẽ chuyển hóa thành Phật, đến được niết bàn giải thoát.

Tóm lại, thông qua sự cải tạo của lý luận đại thừa, Phật giáo càng đến với nhân gian, hướng về xã hội. Do phương thức của “niết bàn tịch tĩnh” từ khôi thân diệt trí từng bước

Trang 35

phát triển theo hướng chuyển biến nhân sinh quan, thế giới quan, con người không cần trốn tránh thoát ly cuộc sống thế tục. Điều này cũng đã cung cấp tính hiện thực khả hành cho sự tu tập giải thoát của chúng sanh. Đồng thời, do Phật dáo đại thừa rất nhấn mạnh vấn đề nhận thức giác ngộ của người tu tập, đối với các quy định thao tác cụ thể của tri giới, thiền định tương đối thì không nghiêm khắc lắm. Điều này cũng làm cho thực tiễn tu tập được phát triển theo phương hướng bỏ cái phức tạp theo cái đơn giản. Có thể nói, chính là do những sự cải tạo phát triển này, Phật giáo mới có sức sống càng mạnh hơn, đồng thời cũng càng thâm nhập lòng người hơn.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển trung quốc (Trang 32 - 35)