Sự dung hợp giữa Tam giáo:

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển trung quốc (Trang 40 - 43)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.4.3. Sự dung hợp giữa Tam giáo:

Phật giáo và Đạo giáo từ đời Nguyên trở lại không xảy ra sự tranh luận quan trọng như trước, đôi bên đều chủ trương tư tưởng dung hòa và cùng phát triển. Như trên đã viết, Ngài Hám Sơn Đức Thanh đã chú thích các sách Trung dung - Luận ngữ - Đại học chủ trương dung; hòa giữa Nho giáo và Phật giáo. Bộ “Quan Lão Trang ảnh hưởng luận”, “Đạo đức kinh giải” “Tam kinh luận”.... dễ dung hòa với Đạo giáo, đồng thời bàn rõ sự dị đồng của ba giáo và đưa ba giáo đến chỗ thống nhất.

Triều đình nhà Minh đối với Phật giáo cũng như Đạo giáo đều giữ thái độ trung lập, nhưng tới đời vua Thế Tôn cuối đời nhà Minh, vì vua quá ư sùng tín Đạo giáo nên đàn áp Phật giáo, triệt bỏ Phật điện trong chốn cung đình rồi rước Đạo giáo vào thay thế nên Đạo

Trang 41

giáo lại được thể hoành hành bạo động. Nhưng sau khỉ Thế Tôn mất, Mục Tôn nối ngôi, vua nhận thấy sự hoành hành của Đạo giáo nên vào năm Long Khánh thứ 6 (1572 TL), vua hạ lệnh cấm chỉ Đạo giáo. Từ đó về sau, Đạo giáo lại bị suy vi.

Ở thời nhà Minh, trong phái Nho giáo có những phần tử cực lực bài xích Phật giáo và soạn ra rất nhiều bộ luận để công kích. Thí dụ như luận “Cư nghiệp lục” của Hồ Kính Trai, “Dị đoan biện chính” của Chiêm Lăng, “Khốn nhân ký” của La Chỉnh Am, “Dạ hành trúc” của Tào Đoan.... đều là những bộ luận công kích Phật giáo. Nhưng trái lại cũng có những phần tử trong phái Nho giáo lại vận động hộ pháp duy trì Phật giáo như nhà danh nho Vương Dương Minh đã xướng ra thuyết “Tri hành hợp nhất” và Trần Bạch Sa say sưa nghiên cứu thiền học. Ngoài ra, có “Phật pháp Kim thang biện” của Tâm Thai để đả kích sự bài xích Phật giáo của Tống Nho, bộ “Tục nguyên giáo luận” của Trầm Sĩ Vinh bàn về sự dị đồng của ba giáo và giải đáp tất cả những mối nghi ngờ của Nho giáo đối với Phật giáo.

Tuy có sự công kích và bất hòa như trên, nhưng vì tư tưởng Phật giáo đời Minh là tư tưởng dung hòa thống nhất giáo nghĩa các tôn nên các bậc danh tăng đối với Đạo giáo và Nho giáo cũng giữ tư tưởng dung hòa, như các Ngài Vân Thê - Đức Thanh và Trí Hức đều chủ trương sự dung hòa giữa Nho giáo và Phật giáo, đặc biệt Ngài Đức Thanh lại chủ trương điều hòa tất cả ba giáo. Vương Dương Minh cũng soạn ra bộ “Tân thoái lục” để biểu hiện tư tưởng dung hòa giữa ba giáo.

Tóm lại, cùng đồng hành nhau trong suốt chặng đường dài, đù là xung đột hay dung hòa, thì trong các tác phẩm văn học, các sáng tác văn chương vẫn bàng bạc những tư tưởng mang đầy màu sắc giáo lý. Những giáo lý của ba đạo này trong văn chương nhìn từ cục diện khách quan thì có thể cho là để tuyên truyền giáo nghĩa; nhưng nếu nghiên cứu suốt từ chiều dài lịch sử thì cách “dĩ văn tải đạo” này có một giá trị nhất định không thể chối cải được, nó đã làm nền móng cho các sáng tác văn học-nghệ thuật... và nhờ có nó mà Trung Quốc đã có một kho tàng văn học nghệ thuật vô cùng phong phú, đa dạng mà đến ngày nay mặc dù cho khoa học đã tiến bộ, trí tuệ con người đã được khoa học hỗ trợ nhưng vẫn chưa thể hiểu được hết những gì mà chúng ta cho là “cặn bã của người xưa”. Vì vậy trong khuôn khổ hạn hẹp của luận văn này, người viết chỉ xin quy tập và khai thác phần nào về khía cạnh ảnh hưởng của Phật giao trong những sáng tác văn học, mà chủ yếu là tập trung vào một số tiểu thuyết cổ điển tiêu biểu của văn học Trung Quốc.

Trang 42

Trang 43

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT CỔ ĐIỂN

TRUNG QUỐC.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển trung quốc (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)