Tam Pháp Ấn

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển trung quốc (Trang 28 - 32)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2.2Tam Pháp Ấn

“Tam pháp ấn” cũng là nguyên tắc cơ bản từ duyên khởi luận để tường thuật lý luận Phật giáo. “Tam pháp” chỉ ba cái nghĩa lý lớn của Phật giáo. “Ấn” tức là ấn chứng, ý nói muốn biết tất cả sự nhận thức của mọi người là phù hợp hay không phù hợp nội dung và đạo lý Phật giáo thì có thể lấy ba nguyên tắc này làm tiêu chuẩn để đo lường. Theo Tạp A Hàm Kinh - quyển 10 thì ba điều nguyên tắc này tức là: “Nhất thiết hành vô thường, nhất thiết pháp vô ngã, niết bàn tịch diệt”. Hậu thế đem cái này khái quát thành ba nội dung và đạo lý lớn “Chư hành vô thường” “Chư pháp vô ngã” “Niết bàn tịch diệt” gọi là Tam pháp. Ba pháp này là cương lĩnh lý luận cơ bản nhất của tất cả nghĩa học Phật giáo Đại thừa lẫn Phật giáo Nguyên thủy.

Trong “chư hành vô thường” thì “hành” vốn chỉ ý nghĩa dời đổi không ngừng. Phật giáo cho rằng, mọi sự vật trên thế gian này đều là do sự kết hợp của nhân duyên mà sanh ra, luôn ở vào chỗ biến động bất dừng, vì vậy gọi là “hành”. Do tất cả “hành” đều cần phải dựa vào nhân duyên mà sanh ra, cho nên lại gọi là “Hữu vi pháp”. Phật giáo cho rằng, ngoài ra còn có “Vô vi pháp” là một pháp không cần nhờ sự kết hợp của nhân duyên mà sanh ra, như Niết bàn, Hư không, chúng không thuộc phạm trù của “chư hành”. Ngoài ra, do “chư hành” thường biến động trôi nổi qua lại trong cái không ngừng nghỉ, cho nên gọi là “vô thường”. Cái thường của “vô thường” tức là ý nghĩa của sự vĩnh hằng. “Vô thường” chẳng phải là chỉ sự ngẫu nhiên. Phật giáo rất coi trọng nhân quả, nghiệp báo, cho dù sự ra đời của một hiện

Trang 29

tượng nào đó là ngẫu nhiên, nhưng trong nó cũng nhất định chứa đựng nguyên tố tất nhiên, đó chính là luật nhân quả vạn hữu. “Vô thường” chính là sự biểu hiện của “chư hành” và thực chất của nó vẫn là “không”. Do vậy, Phật giáo nói không, không có nghĩa là không có gì cả, cũng không phải là rõ ràng đối mặt với hiện tượng khách quan nhưng lại cho là không nhìn thấy, cái “không” này chính là ý nghĩa của sự không thực tại. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh chép: “ Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc”

cái “sắc” ở đây tức chỉ hiện tượng vật chất. Hiện tượng vật chất không phải là không tồn tại, mà ở trong cái “vô thường”. Vì vậy tính chất của nó vẫn là “không”, và tính của cái “không” này là không thể độc lập tồn tại, nó được thể hiện trong tất cả hiện tượng sự vật. Cho nên mới nói “sắc tức thị không, không tức thị sắc”, sắc không nhất như, sắc không bất nhị. Đây cũng là điều đạo lý Phật giáo chỉ bảo con người từ trên quan hệ nhân duyên của mọi sự vật đi nhận thức “vô thường”, “tính không”.

Vô thường còn được chia làm hai loại: Nhất kỳ vô thường và niệm niệm vô thường. Nhất kỳ vô thường nói về sự biến hóa! của bất kể sự vật nào trong một thời kỳ nhất định đều phải trải qua thành, trụ, hoại, không (hoặc sinh, trụ, dị, diệt), như cái sinh, lão, bệnh, tử của con người cuối cùng thì cũng phải thuộc về sự hoại diệt, quá trình này gọi là nhất kỳ vô thường.

Cái “niệm” của niệm niệm vô thường, có nghĩa là “cái chớp mắt”. Niệm niệm tức là “trong cái chớp mắt”. Niệm niệm vô thường tức là nói bất kể sự vật nào trước khi chưa có hoại diệt, trong tích tắc, đều ở vào trong quá trình tuần hoàn chảy xiết, không dừng lại một khoảng khắc nào cả.

“Chư hành vô thường” là nói bao hàm những nhân tố của phép biện chứng nhất định. Nhưng mục đích tuyên dương lý luận “vô thường” của Phật đà là dạy chúng sanh nhìn rõ chân tướng thực sự của thế giới, chớ có khăng khăng cho rằng “vô thường” là “thường”, vì nó mà khơi dậy lòng ham muốn, đeo đuổi cố chấp. Cho dù ai đó đã thỏa mãn được dục vọng, đạt được vật mà họ muốn có, nhưng sinh mạng của họ vô thường, vật chất vô thường, cuối cùng thì cũng chỉ là một khoảng trống không, cũng như bài (Hảo liểu ca) hát trong (Hồng lâu mộng) vậy thôi.

Trong “chư pháp vô ngã” thì “chư pháp” là chỉ tất cả sự vật và sự tồn tại. “Ngã” là ý nghĩa của thực thể và chủ tể. Theo duyên khởi lý luận, trên thế giới bất kể sự vật nào đều không thể độc lập tồn tại được mà nhất thiết phải dựa vào sự kết hợp nhân duyên nhất định

Trang 30

mà sinh ra, vì vậy, bất kể sự vật nào rồi cũng sẽ mất đi tác dụng chủ tể của nó, mất đi ý nghĩa thực thể mang tính chất độc lập của nó. Đó chính là “Chư pháp vô ngã”.

“Chư pháp vô ngã” chủ yếu phân làm hai loại “Nhân vô ngã” và “Pháp vô ngã”.

Phật giáo truyền thống đặt biệt chú trọng cái “nhân vô ngã”. Họ cho rằng thân thể con người vẫn là sự kết hợp của nhân duyên ngũ uẩn sắc, thụ, tưởng,, hành, thức mà sinh ra, đem từng thành phần ra mà phân tích thì lại là sự cấu thành của tứ đại nguyên tố địa, thủy, hỏa, phong. Rời khỏi “ngũ uẩn” “tứ đại”, thì chẳng còn phải là cơ thể con người, cho nên - nói là “ngũ uẫn phi hữu” “tứ đại giai không”. “Nhân vô ngã” theo sự giải thích của Phật đà thì cơ thể của con người vốn là vật chất, chẳng qua là con người có tư tưởng, cho nên con người chính là một thể tổng hợp của hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần, da thịt gân cốt thuộc địa đại (kiên tính), tinh huyết đơm dãi thuộc thủy đại (thấp tính), thể ôn khí noản thuộc hỏa đại (noãn tính), hô hấp vận động thuộc phong đại (động tính). Tứ đại hòa hợp mà sanh ra cơ thể con người, phân tán thì diệt thân, thành hoại vô thường, hư huyễn bất thực. Vì vậy cơ thể con người chính là vật hình thành của tứ đại, tứ đại cuối cùng phân ly mà tiêu diệt và phân tán, cho nên rốt cuộc con người quả thật không có một bản thể chân thực tồn tại.

“Tứ đại” “Ngũ uẩn” ngay lúc cơ thể con người chưa diệt thì đã không ngừng biến hóa thay đổi, không còn cách nào để mà nắm bắt điều khiển. Cũng theo kinh Phật giải thích, con người trong một ngày đêm thì có sáu tỷ bốn trăm chín mươi chín ngàn ngũ uẩn đang từng giây phút sinh diệt tuần hoàn. Trong quá trình tuần hoàn sinh diệt này, rốt cuộc cái khoảng khắc trước là tôi, hay la cái khoảng khắc sau là tôi đây? cho nên chỉ có thể nói là “nhân vô ngã”. Nếu như chúng sanh đem cái thân giả hợp không thực tại này khăng khăng cho là cái “tôi”, thì. sẽ khơi dậy ý niệm tham lam, và từ đó mà sinh ra sự phiền não, dẫn đến hàng loạt tội nghiệp, rơi vào kiếp luân hồi, mãi mãi không thể thoát ra. Do vậy, chỉ có triệt để trừ bỏ cái căn nguyên vạn ác của sự đau khổ, mới có thể có được sự giải thoát.

Khái niệm “Pháp vô ngã” không được Phật giáo nguyên thủy nhấn mạnh lắm. Thông thường mà nói, Pháp vô ngã không phủ nhận sự tồn tại của thế giới vật chất khách quan bên ngoài thân thể con người, nó chỉ cho rằng cái đó không phải là thực thể mãi mãi tồn tại.

“Chư pháp vô ngã” là một luận điểm cơ bản rất quan trọng trong lý luận Phật giáo. Sáng kiến lý luận của rất nhiều học phái hậu thế đã được triển khai phát huy trên cái cơ sở này. Tuy vậy ở đây có một điều cần chú ý: giữa cách nói của “chư pháp vô ngã” và cách nói

Trang 31

của “luân hồi nghiệp báo” có sự khác nhau mà nếu không được nghiên cứu thấu đáo thì khó có thể giải thích được. Một mặt, chiếu theo cách nói của “chư pháp vô ngã” thì sự tồn tại của chúng sanh đều chẳng qua là cái giả hữu (giả vờ có) được tạm thời hình thành của “tứ đại” “ngũ uẫn”, nên không có thực thể; mặt khác, theo thuyết “luân hồi nghiệp báo” thì lại công nhận có một thực thể tồn tại, cái quả báo thiện ác mà thực thể chịu ở kiếp này chính là do cái nghiệp thiện ác đã làm ở kiếp trước tạo nên.

Cái thực thể này có phải chăng là cái thực thể tồn tại? trong cách nói của thập nhị nhân duyên, thì cái thực thể đầu thai vãng sanh này gọi là “thức”, sở dĩ cái “thức” này đến được cái nơi mà nó đầu thai, là bởi vì tác dụng dẫn đắt của cái “hành”. Sức mạnh của cái “hành” này, chính là được hình thành bởi sự cân đối tổng hợp của các nghiệp thiện ác ở kiếp trước tạo nên. Từ đó có thể thấy được, “hành” đã quyết định cái quả báo mà “thức” có được. “Thức” tức là người đảm nhận cái nghiệp của kiếp trước và cái “danh sắc” mà lúc nó mang thai hình thành, lại là khởi nguồn của sinh mạng kiếp này. Cái nghiệp tạo bởi kiếp này, sự chịu báo của kiếp tới, lục đạo luân hồi, lên xuống thăng trầm, hưởng phúc gặp họa, về mặt thực tế đều chỉ là quá trình lưu chuyển không ngừng trong; cùng một chủ thể. Như vậy, rốt cuộc là “hữu ngã” hay là “vô ngã”? Từ mặt lý luận mà nói thì nó là “hữu ngã”, từ mặt thực tiễn mà nhìn thì nó là “vô ngã”. Đây chính là điểm then chốt của giáo lý Phật giáo. Một mặt, nó hướng dẫn chúng sinh nhận thức cái “vô ngã” từ phương diện nhận thức luận; và từ đó mới không khơi dậy sự mê hoặc vô minh của tham; sân, si, rồi nhân đấy mà tạo nghiệp. Một mặt khác, từ vấn đề thực tiễn luận lại cần bắt buộc làm cho chúng sanh hiểu được tự tạo nghiệp thì tự chịu báo, thiện thì được thiện báo, ác có ác báo, tự mình chịu trách nhiệm Ì với hành vi của mình, từ đó mà tăng cường đạo đức tự răn dè với chính bản thân mình, ngăn ác dứt quấy, bỏ nhiễm theo tịnh; và tiến thêm bước nữa là từ giới sanh định, từ định hiển phát trí tuệ, từ đó thay đổi nhận thức đối với cả thế giới và nhân sanh, tìm được sự giải thoát triệt để. Những nhận thức trên đây chính là phương tiện độ sanh của các vị đại thừa Phật giáo, nêu cao thuyết “Nhị đế viên dung”, chia giáo lý Phật làm hai dạng “Chân đế” và “Tục đế”. Phật giáo cho rằng đối với người có căn khí thượng thừa thì có thể giảng “chân đế”, đối với những tín đồ chúng sanh bình thường thì có thể giảng “tục đế”, về mặt thực tế thì “chân đế” hay “tục đế” đều chỉ là một, đều chỉ là sự tùy cơ hiển hiện khác nhau của Phật pháp. Nếu như nói “Chư pháp vô ngã” thuộc chân đế “luân hồi thọ báo” thuộc tục đế, thì về mặt thực tế đã trả lời cái vấn đề rốt cuộc là “vô ngã” hay là “hữu ngã” rồi. Chẳng qua là xuất phát từ

Trang 32

nhu cầu phương tiện độ sanh của tôn giáo, nên Phật giáo ít khi chịu đưa ra câu trả lời chính diện hay công khai mà thôi.

Về “Niết bàn tịch tĩnh” thì trong “Tam ấn pháp” của Phật giáo Nguyên thủy, pháp ấn thứ ba này vốn là “Nhất thiết giai khổ”. Các vị cao đồ của Phật giáo sau này thấy về mặt thực tế thì nội dung của “Nhất thiết giai khổ” đã bao hàm trong “Chư hành vô thường” và “Chư pháp vô ngã”, bèn đổi cách gọi là “Niết bàn tịch tĩnh”. Bởi vì “Niết bàn tịch tĩnh” là mục đích tu hành căn bản nhất của Phật giáo, Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo đại thừa sau này sở dĩ có sự khác nhau là vì cảnh giới lý tưởng cao nhất mà người học Phật đeo đuổi. Đối với nội dung thực tế của “niết bàn tịch tĩnh”, thì trên thế giới này không lưu lại bất kể vết tích gì, cái chủ thể bước vào lục đạo luân hồi tạo nghiệp thọ báo sẽ không tồn tại nữa, toàn bộ căn nguyên của tất cả sự phiền não và đau khổ bị tiêu diệt, người tu dương nhận được sự giải thoát triệt để, đây chính là vô dư niết bàn. Còn về cảnh giới của niết bàn rốt cuộc là kiếp này có thể chứng đắc hay là cần phải tu hành tích lũy nhiều kiếp? Phật giáo nguyên thủy cũng có hai cách nói khác nhau, một cách nói là kiếp này có thể chứng đắc, một cách khác cho rằng cần phải trải qua nhiều kiếp tu hành mới có thể chứng đắc. Cách nói sau tương đối phổ biến hơn.

Trên đây là sự trình bày tóm tắt những lý luận cơ bản của Phật giáo Nguyên thủy.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển trung quốc (Trang 28 - 32)