B. PHẦN NỘI DUNG
1.3. Quá trình du nhập của Phật Giáo từ Ấn Độ vào Trung Quốc
Nếu xem Phật giáo như một thực thể văn hóa - tôn giáo sống động, góp phần tạo ra văn hiến - văn minh nhân loại thì cũng chính lý do này đã khiến Phật giáo có nhiều khuôn mẫu - hình thái rất khác nhau trong mỗi thời đại lịch sử và ở mỗi quốc gia khác nhau.
Từ nguồn cội Ấn Độ, Phật giáo đã theo dòng thời gian truyền đi khắp nơi. Cách đây hơn 2000 năm, Phật giáo đã có mặt tại Trung Quốc. Trên phương diện tổng quát, quá trình du nhập - phát triển của Phật giáo vào Trung Quốc có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực văn hóa - đời sống của đất nước này, trong đó đặc biệt là lĩnh vực văn học. Do vậy, muốn nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn học, thì trước tiên phải tìm hiểu qua quá trình du nhập của Phật giáo từ Ấn Độ vào Trung Quốc.
Về mặt địa lý, Phật giáo đã theo chân các nhà truyền giáo Phạm tăng truyền đến Trung Quốc bằng hai ngả đường là đường bộ và đường thủy. Về đường bộ, chủ yếu là hai con đường giao thông lớn ở phía Bắc và phía Nam của các nước Tây vực. Về sau, giữa hai con đường trên, còn có con đường “nhập trúc cầu pháp” của Ngài Pháp Hiển. Về đường thủy, chủ yếu là từ các hải cảng ở tỉnh Quảng Đông.
Hiện nay, có rất nhiều thuyết khác nhau đề cập đến niên đại du nhập của Phật giáo vào Trung Quốc. Theo sự đánh giá của các nhà nghiên cứu trên thế giới thì có hai thuyết đáng tin tưởng hơn cả là thuyết khẩu truyền Phật giáo của Y Tồn được chép trong sách “Ngụy thư Thích Lão chí” và thuyết niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 (67 Tây lịch) chép trong sách “Hậu Hán ký” và sách “Phật Tổ thống kỷ”.
Theo thuyết thứ nhất, Phật giáo được biết đến ở Trung Quốc sớm nhất là khoảng từ năm thứ 2 trước Tây lịch (niên hiệu Nguyên Thọ năm đầu, đời vua Ai Đế nhà Tiền Hán). Thuyết này được các nhà nghiên cứu dẫn trong sách “Ngụy Thư Thích Lão Chí” chép: Niên
Trang 36
hiệu Nguyên Thọ năm đầu (TK 2 trước TL) đời vua Ai Đế nhà Tiền hán, có Y Tồn, sứ giả nước Đại Nhục Chi tới, đem Phù Đồ giáo (Phật giáo) truyền miệng cho Trần Cảnh Hiên.
Theo thuyết thứ hai, Phật giáo có mặt tại Trung Quốc từ năm 67 Tây lịch (niên hiệu Vĩnh Bỉnh năm thứ 10, đời vua Minh Đế nhà Hậu Hán). Thuyết này được các nhà nghiên cứu dẫn trong trong sách “Hậu Hán ký” và sách “Phật Tổ thống kỷ” có đoạn ghi: Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 (năm 67 TL) đời vua Minh Đế nhà Hậu Hán, một đêm vua nằm mộng thấy người vàng, có hào quang rực rỡ, từ phương Tây đến làm sáng rỡ cả cung đình. Hôm sau, vua thuật lại cho bách quan và các vị bốc quan đoán biết là có Phật giáo ở phương Tây. Vua liền sai Trung tướng Thái Hâm - Vương Tuân - Tần cảnh, cả thảy 18 người qua Tây Vực để thỉnh tượng Phật. Thái Hâm và bọn các ông đó vâng lệnh vua đi đến nửa đường thì sạp hai vị phạm tăng là Ca Diếp Ma Đằng - Trúc Pháp Lan chở kinh tượng bằng ngựa trắng đi về phía Đông, liền mời hai vị đó đến Trung Quốc. Vua Minh Đế rất vui mừng, liền sắc dựng chùa Bạch Mã để thờ Phật và làm nơi dịch kinh điển cho hai ngài.
Từ hai thuyết trên, có thể nói Phật giáo được truyền vào Trung Quốc rất sớm, chủ yếu là theo hai con đường thủy - bộ từ phía Bắc và phía Nam của các nước Tây vực vào những thế kỷ đầu Tây lịch.