Sự quan hê giữa Phật Giáovới Tống Nho:

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển trung quốc (Trang 38 - 40)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.4.1. Sự quan hê giữa Phật Giáovới Tống Nho:

Nho giáo từ sau đời Khổng Mạnh trở lại bị suy vi. Mãi tới đời Tống mới có các danh nho như Chu Liêm Khê - Trương Hoành Cừ - Trình Minh Đạo - Trình Y Xuyên - Chu Hối Am - Lục Tượng Sơn giúp Nho học được phục hưng thoát hẳn lối học huấn cổ ở đời Hán Đường, lấy tính lý làm trung tâm, nên cũng gọi Nho học ở đời Tống là “Tính lý học” hay “Tống Nho”. Các nhà Nho học ở đời Tống phần nhiều đều chịu ảnh hưởng sâu xa của Phật giáo, nên Nho học đương thời có quan hệ với Phật giáo. Nếu người nghiên cứu về Nho học đương thời không hiểu Phật giáo thì cũng khó mà hiểu được Nho học, đó là một đặc sắc của cái học Tống Nho.

Các nhà Nho học đương thời như Chu Liêm Khê học về Phật giáo ỏ Ngài Phật Ấn Chùa Đông Lâm Lư Sơn, Trình Minh Đạo thông hiểu về nghĩa lý của kinh Hoa Nghiêm - Lăng Nghiêm và Niết Bàn, Trình Y Xuyên học Tham Thiền đều quan hệ mật thiết với Phật giáo. Môn đệ của các nhà Nho học đó cũng noi gương thầy mà nghiên cứu Phật giáo. Kết quả là trong các nhà Nho, có người đã thoát tục xuất gia, có người thâm tín Phật giáo.

Mặc dầu đã có những quan hộ mật thiết trên, nhưng một số các nhà Nho học khác có những tư tưởng bài xích Phật giáo. Sự bài xích này trước hết có Âu Dương Tu đời Bắc Tống, soạn ra cuốn “Bản luận” để công kích Phật giáo, rồi tiếp đến “Quái thuyết” của Thạch Thủ Đạo, “Tiềm thư” của Lý Thái Bá. Bên Phật giáo có Minh Giáo Đại Sư (Khế Tung) soạn

Trang 39

quyển “Phụ giáo biên” bàn về tư tưởng dung hòa “Nho Phật nhất chí” để phản kích lại “Bản luận”. Cư sĩ Trương Thương Anh soạn cuốn “Hộ pháp luận” cũng để bài bác lại thuyết bài Phật của Âu Dương Tu. Những đại biểu bài Phật đương thời có Âu Dương Tu và Trình Hiệu -Trình Di đời Bắc Tống - Chu Hy đời Nam Tống .... Nhưng dần dần Nho giáo và Phật giáo cũng đi tới chỗ dung hòa. Bên Nho giáo có Lý Cương đã viết “Tam giáo luận”, Lưu Bật viết “Tam giáo bình tâm luận”. Bên Phật giáo, Ngài Tri Viên cũng soạn quyển “Nhàn cư biên”.... đều là những tác phẩm chủ trương dung hòa của ba giáo là Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo.

1.4.2. Sự quan hệ giữa Phật giáo và Đạo giáo.

Mối quan hệ giữa Phật giáo và Đạo giáo ở Tống không sâu sắc như là đời Đường. Đến đời Tống, Đạo giáo vẫn được thịnh hành nên Đạo giáo thường hiệp lực với Nho giáo để đả kích Phật giáo.

Những nhân vật đại biểu cho Đạo giáo ở đời Tống là Vương Khâm Nhã - Trương Quân Phòng - Lã Đồng Tân - Trương Tử Dương - Lâm Linh Tố - Vương Trùng Dương ....

Vương Khâm Nhã (998 - 1022 TL) thu thập sách vở của Đạo giáo, biên thành bộ “Bảo Văn Thống Lục” gồm 4350 quyển ở đời vua Chân Tôn. Trương Quân Phòng cũng thu thập được sách của Đạo giáo gồm 2500 quyển. Đó là những sách làm cơ sở cho “Đạo Tạng” của Đạo giáo. Lã Đồng Tân là người khai tổ của Toàn Chân giáo. Giáo này đem “Hiếu kinh”, “Đạo đức kinh” và “Bát Nhã Tâm kinh” để dạy đời, nêu rõ tinh thần điều hòa của ba giáo. Toàn Chân giáo lại còn có tên là “Kim Liên Chính Tôn”

Ở đời Nguyên, người làm cho Đạo giáo phát triến là Khưu Xử Cơ, giáo chủ thứ 5 của Toàn Chân giáo. Nhưng Đạo giáo ở đời Nguyên, ngoài Toàn Chân giáo còn có các phái khác cũng hoạt động như “Chính Nhất giáo” – “Chân Đại Đạo giáo” – “Thái Nhất giáo”.... Chính Nhất giáo là hệ thống Đạo giáo của Trương Đạo Lăng sáng lập từ đời Hậu Hán, có Trương Tôn Diễn xuất hiện tự xưng là “Thiên Sư” truyền bá Đạo giáo ở núi Hổ Sơn - Giang Tây thuộc Cựu giáo, còn Toàn Chân giáo thuộc Tân giáo. Chân Đại Đạo giáo do Lưu Đức Nhân thành lập ở đầu đời nhà Kim, chủ trương tu khắc khổ và cấm dục. Giáo này rất thịnh hành ở thời vua Thái Tổ. Thái Nhất giáo do Tiêu Bảo Chân sáng lập ở đời nhà Kim, tới đời vua Thế Tổ nhà Nguyên thì giáo này cũng được phát triển.

Đạo giáo đã hưng thịnh, lẽ đương nhiên phải có sự tranh chấp với Phật giáo. Ở thời vua Hiến Tôn nhà Nguyên, đệ tử của Khưu xử Cơ là Lý Chí Thường nắm quyền bá chủ của

Trang 40

Đạo giáo cũng tranh chấp về thế lực hơn kém với Ngài Hải Vân Ấn Giản của Phật giáo. Nhưng từ khi Ngài Phát Tư Ba tới triều, được triều đình nhà Nguyên hậu đãi thì. Đạo giáo trở nên bất bình, bèn âm mưu phá hoại Phật giáo. Năm thứ 5 đời vua Hiến Tôn (1255 TL), Khưu xử Cơ và Lý Chí Thường cùng mưu với nhau, tụ tập giáo đồ Đạo giáo phá miếu Thiên Thành Phu Tử ở Tây Kinh, đổi tên là “Văn Thành Quán” của Đạo giáo và còn chiếm lĩnh tới 482 ngôi chùa của Phật giáo biến làm “Văn Quán” của Đạo giáo. Lúc đó, bên Phật giáo có Ngài Phúc Dụ ở chùa Thiếu Lâm núi Tung Sơn thuộc Tào Động Thiền, tới chốn cung đình để biện bạch sự bạo động và gian ngụy của Đạo giáo. Vì thế, có cuộc tranh luận giữa hai bên, kết cục là Lý Chí Thường phải khuất phục trước tài hùng biện của Phúc Dụ. Sau cuộc thảo luận này, đã có 17 đạo sĩ bỏ đạo làm tăng và các chùa do Khứu Xử Cơ cùng các đạo sĩ đã chiếm đoạt trước đây đều phải hoàn trả lại Phật giáo. ' , '

Tuy vậy, sự tranh chấp giữa đôi bên còn kéo dài tới đời vua Thế Tổ mới chấm dứt. Năm Chí Nguyên thứ 17 (1280 TL), đời vua Thế Tổ mới giải quyết dứt khoát sự tranh chấp của đôi bên. Kết cục là Đạo giáo phải thua kém. Tới năm sau (1281 TL), vua Thế Tổ lại tập hợp tất cả các danh tăng và giáo chủ của Đạo giáo về họp ở cung điện Tràng Xuân để thảo luận về kinh điển chân giả của Đạo giáo. Kết quả cuộc thảo luận này, ngoài cuốn “Đạo đức kin” của Ngài Lão Tử trước tác, còn các kinh điển do Trương Đạo Lăng - Khấu Khiêm Chi thuộc kinh điển của Đạo giáo đều bị hủy bỏ, nên có rất nhiều đạo sĩ hoàn tục hoặc bỏ đạo làm tăng. Nhưng từ đời vua Thế Tổ trở về sau, các đời vua đều dùng chính sách bảo hộ cả Phật giáo cũng như Đạo giáo. Nhờ thế không có sự tranh chấp lớn nào xảy ra, đôi bên đều dung hòa , cùng phát triển.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển trung quốc (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)