Sự quan hệ giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển trung quốc (Trang 36 - 38)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.4. Sự quan hệ giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo

Phật giáo phát sinh từ Ấn Độ, Nho giáo và Đạo giáo bắt nguồn từ Trung Quốc. Ba đạo này đều là những tư tưởng căn bản của Đông phương. Sự quan hệ của ba đạo này cũng đã thấy chép rất nhiều trong sách truyện của Trung Quốc.

Về Nho giáo, Đức Khổng Tử là thủy tổ của giáo này. Đối với quốc gia, Nho giáo đứng ở địa vị chỉ đạo về mặt tư tưởng, bắt đầu từ đời nhà Hán, Vua Võ Đế nhà Hán nghe lời tâu của Đổng Trọng Thư, nhận Nho giáo làm quốc giáo từ đó và lấy tư tưởng luân lý - chính trị của Nho giáo làm tiêu chuẩn cho mọi sinh hoạt hàng ngày. Nho giáo lấy việc tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ làm gốc. Thời Tiền Hán, Nho giáo rất được phát triển, nhưng tới cuối thời Hậu Hán thì thế lực đã sút kém vì ở thời đại này, nền chính trị trong nước bị rối loạn, trật tự xã hội bất an, hơn nữa lại có những tư tưởng mới, tức tư tưởng Lão Trang ra đời.

Thủy tổ của Đạo giáo là Lão Tử, đời Chu nhưng Đạo giáo được thành hình một tôn giáo là kể từ đời Hậu Hán, do Trương Đạo Lăng lập ra “Thiên Sư Đạo” và Trương Giác lập ra “Thái Bình Đạo”

Trang 37

Trương Đạo Lăng người Bái Quốc (tỉnh Giang Tô), tương truyền là cháu bảy đời Trương Lương. Lúc đầu ông học về Nho học, về sau ông học về “Tiên thuật” của Lão giáo. Trong thời vua Thuận Đế đời Hậu Hán, Ông tập hợp đồ chúng tại núi Hạc Minh nương vào sách Lão Tử, soạn ra sách “Đạo Thư” gồm 24 thiên để làm cơ sở căn bản giáo lý cho “Thiên Sư Đạo”. Giáo nghĩa của đạo này gồm có phần tư tưởng của Lão Trang và phụ họa thêm cách bói toán - chú thuật - tập tục cổ truyền của dân tộc Trung Quốc, nhưng lấy phép phù thủy chữa bệnh làm mục đích chính. Vì mỗi khi chữa bệnh được tạ lễ 5 đấu gạo, nên người đời thường gọi đạo này là đạo “Ngũ Đẩu Mễ”. Trương Đạo Lăng nương vào những tạ lễ đó mà lập ra nhà nghĩa xá để giúp đỡ những người nghèo khổ, vì thế mà người theo đạo của ông tới mấy mươi vạn người.

Còn Trương Giác viết ra sách “Thái Bình Kinh” để làm giáo điều căn bản cho “Thái Bình Đạo”, cũng nương theo tư tưởng của Lão Tử. Những người theo đạo này cũng khá đông, nhưng mục đích của đạo này cốt phê phán Hán triều, nên đời gọi là “Giặc Hoàng Cân”. Đạo này chỉ xuất hiện một thời gian ngắn rồi tan rã, nhưng “Thiên Sư Đạo” của Trương Đạo Lăng mỗi ngày một thịnh đạt.

Trước khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, Trung Quốc đã có Nho giáo và Đạo giáo, nên sau khi Phật giáo truyền tới, lẽ tất nhiên phải có xung đột trên phương diện tư tưởng và tín ngưỡng.

Như trên đã lược thuật, theo truyền thuyết “Phật giáo truyền vào Trung Quốc từ niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 đời vua Minh Đế nhà Hậu Hán”. Ngay sau đó, giáo đồ của Đạo giáo sinh lòng ghen ghét, liền tâu vua để thi đấu phép với Phật giáo. Nếu Phật giáo thua thì sẽ bị đuổi khỏi nước. Cuộc tranh luận này được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 giếng năm Vĩnh Bình thứ XIV ở phía cửa Nam Chùa Bạch Mã. về phía Đạo giáo, trước hết có Đỗ Thiện Tín ở núi Nam Nhạc, rồi đến các đạo sĩ của 18 núi thuộc Ngũ Nhạc gồm 690 người đều tụ họp với mục đích đả phá Phật giáo. về phía Phật giáo, có Ngài Ca Diếp Mạ Đằng và Ngài Trúc Pháp Lan. Nhưng không có một ai thắng nổi, nên các đạo sĩ có người tự tử hoặc có người thế phát xin theo làm đệ tử. Về phía khách, có quan Hữu Tư là Vương Tuân và các thiện nam tín nữ hơn ngàn người, trong đó có 230 người xin đầu Phật xuất gia và xây cất 7 ngôi chùa Tăng và 3 ngôi chùa Ni.

Trên đây chỉ là một truyền thuyết, nhưng có thể cũng đã có một sự xung đột nhỏ xảy ra. Mãi tới đời nhà Tấn trở về sau, tư tưởng của đôi bên ngày một xung đột rõ rệt: Trong đời

Trang 38

nhà Ngô, vua Ngô Tôn Hạo có sai Trương Dực tranh luận cùng với Khang Tăng Hội, nhưng Trương Dực phải khuất phục trước tài biện luận của Khang Tăng Hội. Đời Tây Tấn, có Sái Tửu của Đạo giáo là Vương Phù cũng tranh luận với Phật giáo là Ngài Bạch Viễn. Kết cục Vương Phù bị thua. Sau Vương Phù soạn sách “Lão Tử Hóa Hồ Kinh” để đối kháng lại Phật giáo. Bộ sách này đã bị thất lạc, chỉ còn sót lại một ít nên không được biết hoàn toàn về nội dung. Nhưng đại khái sách này thuật rằng Lão Tử đã tới nước Ấn Độ giáo hóa Đức Thích Ca hoặc Đức Thích Ca là hóa thân của Lão Tử, nên tên sách cũng gọi là “Lão Tử Hóa Hồ Kinh”. Nhưng từ đời Đông Tấn trở về sau, Đạo giáo và Phật giáo trỏ nên dung hòa. Đạo siáo thì nhận lý thuyết “không” trong kinh Bát Nhã cũng giống như thuyết “hư vô” của Lão Tử. Phật giáo cũng dùng tư tưởng của Đạo giáo để lý giải Phật giáo. Duy có Nho giáo và Phật giáo, lập trường của đôi bên lại khác hẳn nhau về cả lý thuyết lẫn hành động, nhưng sau dần dần cũng đi tới chỗ dung hòa, nên nhà Nho cũng nhiều người trở lại nghiên cứu Phật giáo.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phật giáo trong tiểu thuyết cổ điển trung quốc (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)