6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứ u
3.3.1. Với chính phủ và các bộ ngành liên quan
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế càng phải được khẳng định rõ. Vì vậy cần phải có bàn tay định hướng của Nhà nước để đưa đất nước đi đúng mục tiêu đã đặt ra. Đối với hoạt động TTQT cần phải có sự định hướng của chính phủ để ngày càng mở rộng và phát triển, đồng thời có thể tránh được các rủi ro đối với các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Để làm tốt
được những vấn đềđó cần phải có những biện pháp:
a. Hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế có mối quan hệ liên quan đến mối quan hệ trong nước cũng như quốc tế, liên quan đến luật pháp các quốc gia tham gia vào hoạt động này và thông lệ quốc tế. Hiện nay chúng ta chưa có văn bản
pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế. Vì vậy chính phủ cần nghiên cứu soạn thảo và áp dụng hệ thống văn bản pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như phù hợp với môi trường kinh tế - chính trị- xã hội của Việt Nam tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. Đồng thời cũng có văn bản quy định về giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu, trong đó đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa hợp đồng ngoại thương của hai bên xuất nhập khẩu với giao dịch thanh toán quốc tế và quyền hạn nghĩa vụ của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và ngân hàng khi tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế.
b. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế
Tăng trưởng kinh tế nói chung, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu nói riêng là nền tảng và cơ sở cho sự tăng trưởng hoạt động kinh tế. Vì vậy việc tạo lập môi trường kinh tế là hết sức cần thiết. Trong những năm qua chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực để xây dựng một môi trường kinh tế
thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian tới chính phủ cần có những biện pháp, chính sách tích cực hơn nữa để thúc đẩy hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng.
c. Đẩy mạnh công tác thương mại, hoàn thiện chính sách thương mại
Hội nhập kinh tế thế giới và mở rộng hợp tác quốc tế là một trong những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại thương, hoạt
động xuất nhập khẩu nói riêng phát triển mạnh. Việt Nam đã gia nhập WTO, chính phủ càng cần xúc tiến và có chính sách mở rộng quan hệ hợp tác theo tinh thần đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa quan hệ kinh tế, đẩy mạnh
công tác đối ngoại, đặc biệt là công tác thương mại đối với các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, các nước trong khối ASEAN và các thị trường mới nổi…
Bên cạnh việc đẩy mạnh quan hệ đối ngoại, chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, Ngành có liên quan thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thương mại phát triển theo hướng khuyến khích xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
a. Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp hoàn thiện và phát triển hơn thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
Để mở rộng và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước phải mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng, đa dạng hóa các loại ngoại tệ và các giao dịch trên thị trường và phải giám sát hoạt động của thị trường, quản lý mua bán ngoại tệ của các ngân hàng trên thị trường.
b. Có chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường
Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách điều tiết tỷ giá linh hoạt theo cung cầu trên thị trường tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô và có lợi cho kinh doanh xuất nhập khẩu bằng cách mở rộng biên độ dao động tỷ giá, sử dụng tỷ
giá như một công cụ góp phần nâng cao uy tín đồng tiền Việt Nam để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kinh doanh dịch vụ TTQT và thực
trạng kinh doanh dịch vụ TTQT tại NHCT chi nhánh Đà Nẵng, trong chương
3 luận văn đã trình bày những vấn đề sau:
- Thứ nhất, để có cơ sở đưa ra các giải pháp về hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT tại NHCT chi nhánh Đà Nẵng, chương 3 đã trình bày định
hướng phát triển kinh doanh của NHCT chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian
tới và định hướng của NHCT trong dịch vụ TTQT.
- Thứ hai, dựa vào những hạn chếđã được tác giả phân tích ở chương 2 và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT, luận văn đã đưa ra các giải pháp để mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT của NHCT trong thời gian đến.
- Thứ ba, tác giả đưa ra những kiến nghị với chính phủ, NHNN, NHCT nhằm khắc phục những hạn chế do tác động từ yếu tố bên ngoài để phát triển hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, góp phần phát triển hoạt động TTQT.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế của Việt Nam nói chung và nền kinh tế của thành phố Đà Nẵng nói riêng trong thời gian qua đã có những bước phát triển rất đáng kể. Từ khi gia nhập tổ chức quốc tế WTO thì thanh toán quốc tế đang ngày càng trở nên phổ biến. Những phương thức truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức hiện đại, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Những phương thức thanh toán quốc tế ngày càng được sử dụng nhiều và thông dụng hơn trong hoạt động ngoại thương của mình.
Vì vậy luận văn “ Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ thanh toán
quốc tế tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng”
đã nghiên cứu và đạt được kết quả như sau:
- Đề tài đã nghiên cứu những cơ sở lý luận về dịch vụ TTQT của NHTM, các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ TTQT.
- Phân tích thực trạng tình hình kinh doanh dịch vụ TTQT của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn 2011-2013. Từ đó, thấy được những kết quả đạt được và mặt hạn chế mà chi nhánh gặp phải.
- Đề xuất các giải pháp để khắc phục mặt hạn chế và mở rộng dịch vụ
TTQT tại chi nhánh và đưa ra các kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các
bộ ngành có liên quan.
Với sự hiểu biết và khả năng còn hạn chế khi không làm việc trong lĩnh vực ngân hàng nên trong quá trình làm luận văn tác giả không tránh khỏi những khiếm khuyết. Bên cạnh đó, số liệu thu thập được còn thiếu sót vì tính bảo mật của ngân hàng. Nên đề tài của tác giả chỉ mang tính tham khảo, còn nhiều vấn để cần bổ sung khi áp dụng vào thực tiễn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Th.S Đào Lê Kiều Anh và Th.S Phạm Anh Thủy (2012), “Vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”,
Tạp chí phát triển và hội nhập, số 6.
[2] PGS.TS Võ Thị Thúy Anh- TS. Hồ Hữu Tiến và nhóm biên soạn (2011),
Thanh toán quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội.
[3] Trần Nguyễn Hợp Châu (2011), Nâng cao năng lực thanh toán quốc tế
của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
[4] Võ Huỳnh Thanh Duyên (2010), Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP An Bình, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[5] TS. Tô Ngọc Hưng (2000), Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, nhà xuất bản thống kê.
[6] Nguyễn Minh Kiều (2010), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB thống kê, Hà Nội.
[7] Nguyễn Diệu Linh (2013), Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ
quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[8] Phạm Thị Ngọc Loan (2012), Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[9] Phan Thị Lộc (2013), Mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Bình Định, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[10] Ngân hàng Công Thương Đà Nẵng, Báo cáo thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Đà Nẵng (2011-2013), Tài liệu nội bộ.
[11] Ngân hàng Công Thương Đà Nẵng, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Đà Nẵng (2011- 2013), Tài liệu nội bộ.
[12] Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB thống kê, Hà Nội, tr. 51-58.
[13] Lê Văn Tư (2005), Nghiệp vụ ngân hàng Quốc tế, NXB Thống kê, Hà
Nội.
[14] Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Lao động