Phân bố của các loài thực vật quý hiếm theo đai độ cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên núi Phia Oắc Phia Đén huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng (Trang 58 - 59)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.2.5. Phân bố của các loài thực vật quý hiếm theo đai độ cao

Kết quả điều tra phân bố các loài quý hiếm theo đai độ cao được trình bày tại bảng 3.10.

Bảng 3.10. Đai độ cao có loài cây quý, hiếm xuất hiện Đai cao

(m) Loài cây quý, hiếm

<500 Không có

500 - 1000

Thông lông gà; Kim giao đế mập; Thông tre; Ba gạc vòng; Bát giác liên Muồng trắng; Đảng sâm; Kim ngân rừng; Chò nâu; Chò chỉ ; Bổ béo đen; Re hương; Vàng tâm; Giổi lông; Gội núi; Lát hoa; Lá khôi ; Rau sắng; Hà thủ ô đỏ; Dướng lá đỏ; Nghiến; Thuỷ xương bồ; Song mật; Hoàng tinh trắng; Kim tuyến; Ngọc vạn vàng; Kim điệp; Trân châu xanh; Thanh thiên quỳ; Hài lông; Phá lủa; Trọng lâu nhiều lá; Tắc kè đá. (32 loài)

1000 - 1500

Thông tre lá ngắn; Vàng tâm; Thiết sam giả lá ngắn; Sến mật; Kim giao đế mập; Thông tre; Bát giác liên; Kim ngân rừng; Chò chỉ; Bổ béo đen; Re hương; Giổi lông; Gội núi; Lát hoa; Lá khôi; Lá dướng đỏ; Hoàng tinh trắng; Kim tuyến; Ngọc vạn vàng; Kim điệp; Trân châu xanh; Thanh thiên quỳ; Hài lông; Phá lủa; Trọng lâu nhiều lá; Tắc kè đá.Cốt toái bổ; Đỉnh tùng; Bách xanh; Pơ mu; Bách vàng; Tuế balansae; Thông Pà cò; Kim giao; Thông đỏ bắc; Dẻ tùng sọc trắng; Biến hoá núi cao; Mã hồ; Mã tiền lông; Củ dòm; Hài đốm; Cầu diệp lá đỏ; Đại giác; Lan hài henry; Hài điểm ngọc; Hài hê len; Tiên hài; Hài mạng đỏ tía; Kim tuyến đá vôi (46 loài)

1500 - 2000

Vàng tâm; Thông tre; Bát giác liên; Re hương; Lát hoa; Lá dướng đỏ; Kim tuyến; Ngọc vạn vàng; Kim điệp; Trân châu xanh; Thanh thiên quỳ; Hài lông; Trọng lâu nhiều lá; Cốt toái bổ (14 loài)

Từ kết quả bảng 3.10 cho thấy các loài cây phân bố theo đai cao có sự đa dạng khác nhau. Đai cao có sự đa dạng cao nhất về loài quý hiếm là đai cao từ

1000m tới 1500m với nhiều loài cây quý, hiếm (46 loài) và các loài có thể nói là đặc trưng cho khu bảo tồn về nét đọc đáo như: Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis); Hoàng mộc (Mahonia nepalensis ) và các loài lan hài (Paphiopedilum spp). Sự đa dạng loài quý hiếm thấp nhất thuộc về đai cao 1500 - 2000m, với 14 loài thực vật quý, hiếm, vì ở đai cao này chỉ có sinh cảnh rừng trên núi đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên núi Phia Oắc Phia Đén huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng (Trang 58 - 59)