Đặc điểm nhận biết một số loài thực vật nguy cấp quý hiếm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên núi Phia Oắc Phia Đén huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng (Trang 62)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.3. Đặc điểm nhận biết một số loài thực vật nguy cấp quý hiếm

Đặc điểm nhận biết một số loài thực vật nguy cấp quý hiếm tại khu vực nghiên cứu được mô tả ngắn gọn như sau.

1. Bách vàng - Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N. T. Hiep

Cây có tán hình tháp khi non, rộng và dẹt khi trưởng thành, đạt chiều cao tới 15 m với đường kính ngang ngực tới 0,8 m. Một trong những đặc điểm hình thái đặc biệt nhất của Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis) là sự hiện diện của hai dạng lá phân biệt trên các cây trưởng thành (Hình 3.2).

Loài này có các cành với cả lá dạng non và lá trưởng thành dạng vảy. Chỉ có cành dạng lá vảy mới mang nón đực và nón hạt.

2. Re hƣơng - Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.

Cây gỗ lớn, cao tới 25m, nhánh non không lông, đen đen. Lá có mùi sả, có phiến bầu dục, dài 6-12cm, rộng 3-6cm, đầu thon, gốc tù không có gân gốc phát triển rõ rệt, gân phụ 6-8 cặp, cuống dài 2-3cm (Hình 3.3). Chùy hoa ở nách lá, ngắn hơn lá. Hoa nhỏ màu lục trắng, bao hoa và nhị lép có lông thưa ở gốc. Quả xoan dài 8-9mm, màu đen, trên đài tồn tại hình chén có thùy cạn. Hoa tháng 3-4, quả tháng 7 - 8.

Hình. 3.2. Bách vàng - Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N. T. Hiep Hình 3.3. Re hƣơng - Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn. 3. Kim ngân rừng - Lonicera bournei Hemsl. ex Forb & Hemsl.

Dây leo, thân có thể dài đến 9-10m, rỗng, có nhiều cành, lúc non mầu xanh, khi gìa mầu đỏ nâu, trên thân có những vạch chạy dọc. Lá mọc đối nhau, hình trứng dài. Phiến lá rộng 1,5 - 5cm, dài 38cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét không rụng. Hoa khi mới nở có mầu trắng, nở ra lâu chuyển thành mầu vàng. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi kẽ lá có 2 hoa mọc trên 1 cuống chung. Lá bắc giống như lá cây nhưng nhỏ hơn. Tràng hoa cánh hợp, dài từ 2,5-3,5cm, chia làm 2 môi không đều. Môi rộng lại chia thành 4 thùy nhỏ, 5 nhụy dính ở họng tràng, mọc

Hình. 3.2. Bách vàng - Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N. T. Hiep

Hình 3.3. Re hương - Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.

thò dài ra ngoài hoa (Hình 3.4). Quả hình cầu, màu đen. Nụ hoa hình gậy, hơi cong queo, dài 25cm, đường kính đạt đến 5mm. Mặt ngoài màu vàng đến vàng nâu, phủ đầy lông ngắn. Mùi thơm nhẹ vị đắng. Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 6-8. Mọc hoang ở nhưng vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng.

4. Hài henry-Paphiopedilum henryanum Braem.

Địa lan. Hoa to, lá đài giữa hình quạt, có đốm nâu tía, lá đài cạnh nhỏ, dính nhau; cánh hoa giữa nâu, cạnh dài, rộng 1,8 cm; tiêu nhụy lép chót cắt ngang, tròn, rộng 7 mm, có rún, vàng. Môi ửng tía, hình túi to như gót tròn (Hình 3.5).

Hình 3.4. Kim ngân rừng-Lonicera bournei Hemsl. ex Forb & Hemsl. Hình. 3.5. Hài henry-Paphiopedilum henryanum Braem.

5. Hài điển ngọc - Paphiopedilum emersonii Koop. & P. J. Cribb.

Địa lan nhỏ, lá 5-6 chiếc dài 10-12 phân. Dò hoa ngắn 10 phân, hoa 1 chiếc, to 10 phân, hơi thơm nở vào mùa Xuân (Hình 3.6).

Hình 3.4.Kim ngân rừng-Lonicera bournei Hemsl. ex Forb & Hemsl.

Hình. 3.5. Hài henry-Paphiopedilum henryanum Braem.

Hình 3.6.Hài điển ngọc - Paphiopedilum emersonii Koop. & P. J. Cribb. 3.4. Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng của các loài thực vật quý hiếm

Con người tác động ảnh hưởng đến các sinh cảnh của khu bảo tồn bằng nhiều cách: sử dụng các nguồn tài nguyên, chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản... làm suy giảm nguồn tài nguyên rừng đặc biệt đối với các loài thực vật quý hiếm.

Qua điều tra trong 5 tuyến đi đã thu được kết quả về sự tác động trung bình của con người và vật nuôi trên các tuyến đo, qua số liệu điều tra tổng hợp bảng 3.12.

Bảng 3.12. Tác động của con ngƣời và vật nuôi trên các tuyến Tuyến Chặt/ cƣa cây Khai thác LSNG Đốt/ phát quang Dấu vật nuôi Đặc điểm khác Ghi chú 1 2,12 1,37 0,37 0,62 0,62 Dân tộc Dao và dân tộc Mông sống trong và sát vùng lõi KBT 2 1,58 1,25 0,33 1,41 0,50 3 1,20 1,2 0 0 1,00 4 1,50 2,00 1,00 2,833 0 5 1,66 2,00 1,667 3,00 0 TB 1,61 1,56 0,67 1,57 0,42

- Theo dẫn liệu tại bảng 3.12 cho thấy sự tác động của con người tới rừng là khá cao đối tượng khai thác bao gồm cây gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ,... Ngoài ra còn có các dấu vật nuôi trong quá trình chăn thả gia súc, đốt phát quang trong sản xuất nương rẫy, và tất cả các hoạt động khác có thể tạo ra thu nhập đều được người dân tiến hành, khai thác quá mức.

- Mức độ khai thác chặt phá các loài cây gỗ là nhiều và thường xuyên, thể hiện qua số lượng cây gỗ quý hiếm đã giảm nhanh về số lượng dựa vào bảng đánh giá ta thấy tác động của con người qua chặt cưa cây 1,61 điểm làm mất đi không gian sống hay sinh cảnh của khu vực nghiên cứu.Chặt cây lấy gỗ thường xuyên diễn ra nhất là đối với các cây gỗ và đem đi trồng làm cảnh như Thiết sam giả lá ngắn, Thông tre lá ngắn, cây Re hương, Sến mật, thậm chí cả Bách vàng... Các cây bị chặt thường làm mất đi sinh cảnh nơi loài thực vật phân bố, giảm tính đa dạng sinh học.

- Dấu vật nuôi dựa vào bảng đánh giá ta thấy tác động của của gia súc là 1,57 điểm. Thường gặp phổ biến ở các tuyến đường mòn đi lại trong tuyến điều tra. Các loài thường gặp và được chăn thả nhiều là trâu, bò, dê... gặp nhiều nhất do đường mòn dẫn vào khu vực có người Dao sinh sống.

- Tình trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ có diễn ra thông qua bảng đánh giá lên tới 1,56 điểm. Nhưng chúng ta ít gặp rất nhiều cây to bị chặt hạ xuống chỉ để lấy các cây lan, các cây có giá trị làm dược liệu bị khai thác rất nhiều để bán. nhiều loài cây dược liệu bị khai thác đến cạn kiệt: Trọng lâu nhiều lá (Bẩy lá 1 hoa); Hoàng tinh trắng; Cốt toái bổ; Kim ngân rừng; Thanh thiên quỳ; Kim tuyến; Kim tuyến đá vôi; Hà thủ ô đỏ; Song mật; Đảng sâm; Lá khôi. Chặt cây rừng làm củi đốt đặc biệt là chặt những cây con, cây tái sinh lớp cây kế cận cho lớp cây trước mà người dân lại chặt về làm củi đun không những làm cho giảm tính đa dạng sinh học trong khu vực mà nó còn làm mất đi khả năng tái sinh của các loài cây đó.

- Tác động đốt phát quang của khu vực nghiên cứu là 0,67 điểm thì để trồng trọt các loài như: Ngô, khoai, sắn... Phục vụ nhu cầu lương thực phẩm của người dân và còn trồng cả các loài cây làm thức ăn cho gia súc ngày càng cao.

Quá trình tác động không chỉ do người dân địa phương mà còn có yếu tố của bộ phân không nhỏ là thương lái thu mua gỗ từ người dân. Trong các tuyến điều tra phát hiện hai nơi có sự chặt phá mạnh của con người, dấu vết khai thác còn rất mới, lâm tặc xẻ gỗ ngay tại rừng rồi vận chuyển gỗ thành phẩm ra ngoài khu vực để tiêu thụ.

- Hoạt động săn bắt động thực vật, dùng lửa để bắt ong là một trong những hoạt động diễn ra mạnh vào thời điểm mùa xuân và mùa hè, người dân sử dụng cách săn ong cổ truyền nhằm săn bắt tìm kiếm ong mật để nuôi và kiếm mật ong phục vụ cho đời sống và mục đích thương mại.

3.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn

Tài nguyên rừng tại khu bảo tồn chỉ được xét là còn tồn tại các loài thực vật quý hiếm chứ sự đa dạng thực vật thì còn hạn chế nhưng vẫn còn có nhiều giá trị không những cho khoa học, kinh tế và kể cả về môi trường sinh thái. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý nguồn tài nguyên quý giá này chưa được quan tâm đầy đủ. Từ kết quả điều tra thực địa, đánh giá những tác động tới khu bảo tồn, kết quả cho thấy để bảo tồn tài nguyên cây gỗ nói riêng và tài nguyên rừng nói chung cần phải có một số biện pháp như sau:

- Nhìn chung chất lượng các loại rừng thứ sinh và khả năng tái sinh phục hồi rừng rất kém. Do vậy, để phục hồi rừng cần quan tâm hơn nữa tới việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

- Xác định rõ ràng ranh giới từng phân khu, tiểu khu có các loài quan trọng cần bảo tồn và giám sát trong Khu bảo tồn. Xây dựng hồ sơ quản lý các loài quan trọng trên bản đồ và ngoài thực địa thông qua hệ thống định vị. Xây dựng các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng đệm nhằm hạn chế các

tác động do lao động nông nhàn gây ra đối với tài nguyên rừng của Khu bảo tồn. Thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào khu vực bảo tồn, đây là cơ sở để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống trong và giáp ranh với Khu bảo tồn, tạo bước đệm vững chắc cho mọi hoạt động bảo tồn có hiệu quả.

- Khuyến khích người dân địa phương tham gia các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, từng bước xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích bền vững giữa các bên có liên quan, đặc biệt là các hoạt động nhằm nâng cao đời sống kinh tế.

- Nâng cao năng lực cho các cấp chính quyền địa phương trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Sử dụng các quan hệ truyền thống trong cộng đồng để tuyên truyền luật bảo vệ phát triển rừng, luật đa dạng sinh học, thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết về bảo tồn cho cộng đồng.

- Nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, xử lý thật nghiêm minh các đối tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

- Nâng cao năng lực về công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học cho cán bộ kiểm lâm địa bàn, thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cũng như sử dụng một số trang thiết bị phục vụ công tác theo dõi diễn biến của các loài quan trọng như GPS, máy ảnh,...

- Xây dựng các biển hiệu tuyên truyền, nhắc nhở, biển hiệu ngăn cấm mang lửa vào rừng, biển báo cấp nguy cơ cháy rừng tại các cửa rừng nơi bà con hay đi lại vào rừng nhằm nâng cao ý thức của mọi người dân trong quản lý bảo vệ rừng. Xây dựng các trạm dự báo cháy rừng, đảm bảo phương tiện phòng chống cháy rừng tại chỗ, hướng dẫn bà con các kỹ năng kỹ thuật về phòng chống cháy rừng, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng các băng cản lửa khi làm nương hoặc những băng cản lửa ở những diện tích rừng được giao khoán, bảo vệ. Khi

có cháy rừng xẩy ra phải nhanh chóng chữa cháy kịp thời khi đám cháy còn nhỏ, nếu để cháy diện tích lớn thì việc chữa cháy trên núi đá vôi ít hiệu quả và hậu quả là rất lớn.

- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho các quần xã thực vật rừng (thuộc phân khu phục hồi sinh thái) như sau:

+ Điều tiết tổ thành tầng cây cao, nuôi dưỡng những loài cây bản địa đáp ứng mục đích bảo tồn nguyên vẹn hệ sinh thái, tuyển chọn và tạo không gian dinh dưỡng phù hợp cho những cây mẹ sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Hạn chế sự phát triển của cây bụi, thảm tươi, loại bỏ bớt những loài cây ít giá trị, chất lượng kém ra khỏi lâm phần.

- Bảo tồn tại chỗ một số loài cây làm thuốc và cây ăn được nhằm phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập cho gia đình người dân.

+ Đối với các loài cây thuộc nhóm ưu tiên bảo tồn thuộc Nghị định 160/2013/Đ-CP cần có viện pháp cụ thể để bảo vệ và phát triển trước những tác động rất mạnh của người dân trong suốt thời gian qua. nhằm bảo tồn và khôi phục lại loài trước nguy cơ diệt chủng cao.

- Với loài cây Bách vàng đây là loài cây mới phát hiện ra có phân bố tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc Phia Đén Năm 2012. với số lượng còn lại rất số các thể rất ít. Bách vàng (Calocedrus macrolepis) là loài cây có khả năng tái sinh hạt rất kém. Nên tiến hành giâm hom vô tính loài cây này ngay tại KBT để gây trồng vào những nơi có phân bố tự nhiên trước đây của loài. - Cây Hoàng mộc (Mã hồ)-Mahonia nepalensis là loài cây dược liệu quý được bán nhiều thị trường đã được người dân địa phương khai thác triệt để. Hiện nay loài cây này còn có lượng quả ra hàng năm. Nên thu hái hạt giống tạo cây con để gây trồng tại chỗ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả phân tích thu được tôi rút ra kết luận sau:

- Đã xác định được có 60 loài thực vật quý hiếm thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch (ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần và ngành Hạt kín), gồm 32 họ, 46 chi. Ngành Hạt kín (Angiospermae) là đa dạng nhất với tổng số 45 loài, 33 chi của 25 họ, chiếm tỷ lệ 73,77 % (số loài), 71,74 % về số chi và 78,13 % số họ. Trong 60 loài thực vật quý hiếm, có 51 loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), có 25 loài có tên trong Nghị định số 32/2006/NĐ- CP và 29 loài nằm trong danh lục đỏ IUCN (2013).

- Các loài thực vật quý hiếm thuộc cấp CR (rất nguy cấp) trong Sách đỏ Việt Nam bao gồm: Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis); Kim ngân rừng (Lonicera bournei); Re hương (Cinnamomum parthenoxylon). Đặc biệt có 3 loài lan hài thuộc cấp CR trong cả sách đỏ Việt Nam và danh lục đỏ IUCN, cụ thể là các loài Lan hài henry (Paphiopedilum henryanum); Hài điểm ngọc (Paphiopedilum emersonii); Hài hê len (Paphiopedilum helenae) và một loài thuộc danh lục đỏ IUCN làHài mạng đỏ tía (Paphiopedilum micranthum).

- Xác định được phổ dạng sống của các loài thực vật quý hiếm như sau: SB= 41,67Me + 6,67Mi + 6,67Lp + 3,33Ep + 3,33Hp + 1,67Ph + 1,67 Ch + 35,00 Cr

- Đã thống kê được giá trị tài nguyên của các loài thực vật quý hiếm, cụ thể là: Làm thuốc có 25 loài, lấy gỗ có 20 loài, làm cảnh 18 loài, cho sợi 1 loài, cây ăn được có 1 loài.

- Tần suất xuất hiện các loài cây quý hiếm tại khu vực nghiên cứu là rất thấp, loài Re hương có tỷ lệ cáo nhất cũng chỉ là 19,13%. Như vậy các loài cây quý hiếm trong KBT còn lại rất ít.

- Chất lượng, nguồn gốc cây tái sinh các loài cây quý hiếm. Chất lượng các loài cây quý hiếm tại khu vực nghiên cứu là thấp số cây tốt chỉ chiếm 15,21%. Nguồn gốc cây tái sinh quý hiếm chủ yếu là cây chối chiếm tới 78.08 số cây xuất hiện.

- Phân bố theo tuyến gồm 5 tuyến 3 tuyến đi qua sinh cảnh núi đất và 2 tuyến đi qua sinh cảnh núi đá vôi, tuyến đi qua núi đá vôi có đa dạng sinh học cao hơn.

- Phân bố các loài cây quý hiếm theo các đai độ cao có sự khác nhau. Đai độ cao từ 1000-1500m có tính đa dạng cao nhất với 46 loài. tập trung những loài nguy tuyệt chủng ở mức độ nguy cấp cao.

- Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học sinh học tại khu vực nghiên cứu chủ yếu do con người gây nên. Các tác động chính đầu tiên là: khai thác chặt phá các loài cây gỗ thường xuyên; tác động của việc chăn thả gia súc: trâu, bò, dê; khai thác lâm sản ngoài gỗ có diễn ra thường xuyên liên tục cùng nhiều nguyên nhân khác đã làm suy giảm nghiêm trọng các loại thực vật quý hiếm của KBT.

2. Tồn tại

Vì thời gian và phương tiện nghiên cứu có hạn nên đề tài còn có những tồn tại sau:

+ Đề tài mới chỉ xác định được một số chỉ số để xác định trong điều kiện tự nhiên. Do thời gian còn hạn chế, nên các số liệu đo đếm còn mang tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên núi Phia Oắc Phia Đén huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng (Trang 62)