Xuất một số biện pháp bảo tồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên núi Phia Oắc Phia Đén huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng (Trang 67 - 70)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.5.xuất một số biện pháp bảo tồn

Tài nguyên rừng tại khu bảo tồn chỉ được xét là còn tồn tại các loài thực vật quý hiếm chứ sự đa dạng thực vật thì còn hạn chế nhưng vẫn còn có nhiều giá trị không những cho khoa học, kinh tế và kể cả về môi trường sinh thái. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý nguồn tài nguyên quý giá này chưa được quan tâm đầy đủ. Từ kết quả điều tra thực địa, đánh giá những tác động tới khu bảo tồn, kết quả cho thấy để bảo tồn tài nguyên cây gỗ nói riêng và tài nguyên rừng nói chung cần phải có một số biện pháp như sau:

- Nhìn chung chất lượng các loại rừng thứ sinh và khả năng tái sinh phục hồi rừng rất kém. Do vậy, để phục hồi rừng cần quan tâm hơn nữa tới việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

- Xác định rõ ràng ranh giới từng phân khu, tiểu khu có các loài quan trọng cần bảo tồn và giám sát trong Khu bảo tồn. Xây dựng hồ sơ quản lý các loài quan trọng trên bản đồ và ngoài thực địa thông qua hệ thống định vị. Xây dựng các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng đệm nhằm hạn chế các

tác động do lao động nông nhàn gây ra đối với tài nguyên rừng của Khu bảo tồn. Thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào khu vực bảo tồn, đây là cơ sở để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống trong và giáp ranh với Khu bảo tồn, tạo bước đệm vững chắc cho mọi hoạt động bảo tồn có hiệu quả.

- Khuyến khích người dân địa phương tham gia các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, từng bước xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích bền vững giữa các bên có liên quan, đặc biệt là các hoạt động nhằm nâng cao đời sống kinh tế.

- Nâng cao năng lực cho các cấp chính quyền địa phương trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Sử dụng các quan hệ truyền thống trong cộng đồng để tuyên truyền luật bảo vệ phát triển rừng, luật đa dạng sinh học, thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết về bảo tồn cho cộng đồng.

- Nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, xử lý thật nghiêm minh các đối tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

- Nâng cao năng lực về công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học cho cán bộ kiểm lâm địa bàn, thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cũng như sử dụng một số trang thiết bị phục vụ công tác theo dõi diễn biến của các loài quan trọng như GPS, máy ảnh,...

- Xây dựng các biển hiệu tuyên truyền, nhắc nhở, biển hiệu ngăn cấm mang lửa vào rừng, biển báo cấp nguy cơ cháy rừng tại các cửa rừng nơi bà con hay đi lại vào rừng nhằm nâng cao ý thức của mọi người dân trong quản lý bảo vệ rừng. Xây dựng các trạm dự báo cháy rừng, đảm bảo phương tiện phòng chống cháy rừng tại chỗ, hướng dẫn bà con các kỹ năng kỹ thuật về phòng chống cháy rừng, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng các băng cản lửa khi làm nương hoặc những băng cản lửa ở những diện tích rừng được giao khoán, bảo vệ. Khi

có cháy rừng xẩy ra phải nhanh chóng chữa cháy kịp thời khi đám cháy còn nhỏ, nếu để cháy diện tích lớn thì việc chữa cháy trên núi đá vôi ít hiệu quả và hậu quả là rất lớn.

- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho các quần xã thực vật rừng (thuộc phân khu phục hồi sinh thái) như sau:

+ Điều tiết tổ thành tầng cây cao, nuôi dưỡng những loài cây bản địa đáp ứng mục đích bảo tồn nguyên vẹn hệ sinh thái, tuyển chọn và tạo không gian dinh dưỡng phù hợp cho những cây mẹ sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Hạn chế sự phát triển của cây bụi, thảm tươi, loại bỏ bớt những loài cây ít giá trị, chất lượng kém ra khỏi lâm phần.

- Bảo tồn tại chỗ một số loài cây làm thuốc và cây ăn được nhằm phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập cho gia đình người dân.

+ Đối với các loài cây thuộc nhóm ưu tiên bảo tồn thuộc Nghị định 160/2013/Đ-CP cần có viện pháp cụ thể để bảo vệ và phát triển trước những tác động rất mạnh của người dân trong suốt thời gian qua. nhằm bảo tồn và khôi phục lại loài trước nguy cơ diệt chủng cao.

- Với loài cây Bách vàng đây là loài cây mới phát hiện ra có phân bố tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc Phia Đén Năm 2012. với số lượng còn lại rất số các thể rất ít. Bách vàng (Calocedrus macrolepis) là loài cây có khả năng tái sinh hạt rất kém. Nên tiến hành giâm hom vô tính loài cây này ngay tại KBT để gây trồng vào những nơi có phân bố tự nhiên trước đây của loài. - Cây Hoàng mộc (Mã hồ)-Mahonia nepalensis là loài cây dược liệu quý được bán nhiều thị trường đã được người dân địa phương khai thác triệt để. Hiện nay loài cây này còn có lượng quả ra hàng năm. Nên thu hái hạt giống tạo cây con để gây trồng tại chỗ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên núi Phia Oắc Phia Đén huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng (Trang 67 - 70)