4. Đóng góp mới của luận văn
2.1. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài tiến hành triển khai nghiên cứu các nội dung cụ thể sau:
Nội dung 1. Nghiên cứu thực trạng thành phần loài thực vật
- Lập danh mục các loài thực vật quý hiếm - Đánh giá tính đa dạng ở mức độ ngành. - Đánh giá tính đa dạng ở mức độ họ. - Đánh giá tính đa dạng ở mức độ chi.
Nội dung 2. Nghiên cứu đặc điểm cơ bản các loài thực vật quý hiếm
- Đánh giá tính đa dạng về dạng sống. - Đánh giá tính đa dạng về công dụng.
- Xác định khu vực phân bố của các loài quý hiếm.
- Tính đa dạng các loài quý, hiếm trong các sinh cảnh trong KBT
Nội dung 3. Đặc điểm nhận biết một số loài thực vật nguy cấp
Mô tả đặc điểm nhận biết của một số loài thực vật nguy cấp
Nội dung 4. Nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH và đe dọa các loài thực vật quý hiếm
- Tác động của con người tới các loài thực vật quý hiếm
- Xác định, đánh giá các nguy cơ và đe dọa các loài thực vật quý, hiếm
Nội dung 5. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật quý, hiếm
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Công tác chuẩn bị
Để quá trình điều tra được thuận lợi chuẩn bị các nội dung sau: - Lập kế hoạch điều tra ngoại nghiệp và nội nghiệp.
- Thu thập tài liệu, bản đồ khu vực nghiên cứu.
- Chuẩn bị bảng biểu, dụng cụ, trang thiết bị cần thiết phục vụ điều tra, và xử lý mẫu: máy ảnh, thước đo, kẹp tiêu bản, giấy báo, cồn, túi nilon, etiket.
2.2.2. Thu thập tài liệu
Sử dụng phương pháp kế thừa: Thu thập, tổng hợp và phân tích tất cả các tài liệu có liên quan đến các nội dung nghiên cứu ĐDSH thực vật của Khu bảo tồn như:
- Bản đồ hiện trạng, bản đồ phân bố của một số loài quý hiếm…
- Các báo kết quả của các dự án đầu tư, công trình nghiên cứu có liên quan khác tại khu bảo tồn…
2.2.3. Phương pháp điều tra
Thu thập số liệu ngoài thực địa được thực hiện theo phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn.
Thiết lập tuyến điều tra:
Dựa trên bản đồ thảm thực vật và hiện trạng rừng của Khu bảo tồn để xác định các hướng tuyến điều tra. Tuyến điều tra tiến hành theo tuyến từ chân lên đỉnh, ở mỗi độ cao chia thành 2 nhánh sang 2 bên điều tra khoảng cách xa 100 m từ đường tuyến điều tra. Tiến hành lập lập 5 tuyến điều tra qua hai sinh cảnh núi đất và núi đá vôi trong KBT, 3 tuyến núi đất qua xã Thành Công và Phia Đén và 2 tuyến qua núi đá vôi xã Ca Thành và Ca Long.
Thiết lập ô tiêu chuẩn:
Ô tiêu chuẩn được bố trí dọc theo hai bên tuyến điều tra. Diện tích ô tiêu chuẩn là 1000m2. Trong ô tiêu chuẩn phân chia thành các ô dạng bản có kích thước là 25m2
(5m x5m). Ô dạng bản được bố trí ở 4 góc và hai đường chéo của ô tiêu chuẩn. Trên 3 tuyến núi đất lập được 18 OTC (từ OTC 01 - 18). Trên 2 tuyến núi đá vôi lập 13 OTC (OTC 19 - 31).
Thu thập số liệu:
điều tra, ghi chép tất cả các loài cây quý, hiếm xuất hiện ở hai bên tuyến trong phạm vi 10m (đối với các loài cây gỗ), 4m (đối với các loài cây bụi, dây leo) và 1m đối với các loài thân thảo hay thực vật dưới tán. Số liệu được ghi chép theo mẫu bảng 01 (Phụ lục 1).
- Thu thập số liệu trong ô tiêu chuẩn: Trong ô tiêu chuẩn 1000m2 đo chiều cao vút ngọn (HVN), chiều cao dưới cành (HDC), đường kính tán lá (Dt), đường kính ngang ngực thân cây (D1,3) của cây có d>6cm. Các chỉ tiêu đo đếm được ghi riêng cho từng cây theo mẫu bảng 02 (phụ lục 1).
Trong ô dạng bản 25m2
điều tra cây tái sinh: xác định cây tái sinh của các loài cây gỗ quý hiếm, xác định các loài cây quý hiếm thuộc lớp cây bụi, dây leo và thảm tươi.
Nghiên cứu đánh giá một số chỉ tiêu cho lớp cây tái sinh như: Tỷ lệ tổ thành: Ki = ni/m x 10
Trong đó: Ki: hệ số tổ thành loài thứ i; ni: Số lượng cá thể loài i; m: Tổng số cá thể điều tra. Chất lượng cây tái sinh:
N% = n/N x 100
Trong đó: N%: tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, xấu; n: tổng số cây tốt, trung bình, xấu;
N: tổng số cây tái sinh.
- Cây tốt là cây sinh trưởng tốt, tán lá cân đối không cong queo, sâu bệnh - Cây xấu là cây sinh trưởng xấu, tán lệch, cong queo, sâu bệnh.
- Cây trung là cây có tiêu chí trung bình giữa cây tốt và cây xấu.
Những loài cây chưa biết tên khoa học thu thập tiêu bản để giám định tên. Phương pháp thu thập tiêu bản và xử lý mẫu theo các phương pháp thông thường đang được áp dụng hiện nay.
Phân loại dạng sống được xác định theo Raukiaer (Thái Văn Trừng, 2001). Theo đó có 5 nhóm dạng sống cơ bản như sau:
(1) Phanerophytes (Ph): Nhóm cây có chồi trên mặt đất a) Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg)
b) Cây lớn có chồi trên đất cao 8 - 30m (Me) c) Cây nhỏ có chồi trên đất 2 - 8m (Mi) d) Cây nhỏ có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na) e) Cây có chồi trên đất leo quấn (Lp)
f) Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep) g) Cây có chồi trên đất thân thảo (Hp)
h) Cây mọng nước (Succ)
(2) Chamaetophytes (Ch): Nhóm cây có chồi sát mặt đất (3) Hemicryptophytes (He): Nhóm cây có chồi nửa ẩn (4) Cryptophytes (Cr): Nhóm cây có chồi ẩn
(5) Therophytes (Th): Nhóm cây sống 1 năm
Công dụng được xác định theo các nhóm tài nguyên: Cây cho gỗ, cây cảnh, cây cho quả, cây cho tinh dầu, cây thuốc, cây thực phẩm, cây làm rau ăn, cây thức ăn gia súc...
- Phƣơng pháp đánh giá tác động con ngƣời và vật nuôi
Bằng cách lập tuyến điều tra kết hợp với tuyến điều tra các loài thực vật, liệt kê tác động của các khu dân cư lên khu bảo tồn. Trong mỗi trường hợp, chúng ta tiến hành đánh giá mức nghiêm trọng của tác động bằng cách cho điểm theo thang từ 0 đến 3.
- 0: Không có tác động;
- 1: (>0 - 1) Tác động ít không liên tục.
- 2: (>1 - 2) Tác động nhiều chưa gây thiệt hại lớn.
Tính tổng “điểm tác động” cho mỗi tuyến trên mỗi “khoảng cách từ trung tâm làng” cho từng yếu tố và cho tất cả các yếu tố. Tính giá trị trung bình số liệu của mỗi khoảng cách từ tất cả các tuyến của một làng. Số liệu được ghi vào mẫu bảng 03 (Phụ lục 1).
- Để xác định tần suất xuất hiện ít hay nhiều của 1 loài quý, hiếm
Sử dụng công thức tính tần xuất xuất hiện: Fi=(OTCi/ Tổng OTC)*100 OTCi: Số ô tiêu chuẩn có loài thứ i xuất hiện
Tổng OTC: Tổng số ô tiêu chuẩn đo đếm. Nếu: + Fi >75% loài thứ i xuất hiện nhiều
+ Fi > 50 - 75% là loài thứ i thường gặp + Fi >25 - 50% loài thứ i ít gặp
+ Fi 0 - 25% loài thứ i rất ít gặp
- Xác định phân bố của thực vật quý, hiếm theo độ cao chúng tôi thống kê các loài theo 4 đai cao: từ dưới 500m; 500 - 1000m; 1000 - 1500m và 1500 - 2000m.
+ Các têu chí đánh giá cây phân bố theo đai cao
Sự phân hoá theo đai cao: Phân hoá theo đai cao là đặc điểm biểu hiện rõ rệt nhất của nhiều hợp phần tự nhiên chứ không phải riêng của thảm thực vật. Tuy vậy, với tư cách là “chiếc áo choàng” cho lớp vỏ trái đất, thảm thực vật có vai trò trở lại đối với nhiều quá trình khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên. Ở vùng núi Phia Oắc Phia Đén, quy luật đai cao của thảm thực vật là sự phân hoá rừng á nhiệt đới núi thấp và trung bình. Đây là điểm nhấn cho sự phân hoá thảm và hệ sinh thái. Trong khuôn khổ Luận văn, chỉ xin giới thiệu những nét chính sự phân bố các loài thực vật quý hiếm ở sự phân hoá ở một số đai cao điển hình. Khu vực nghiên cứu có độ cao từ 300 mét đến 1920 mét so với mặt nước biển...
Núi: Độ cao ≥ 500m + Núi thấp: < 1000m + Núi TB: 1000-2000m + Núi cao ≥ 2000m
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý số liệu máy tính với phần mềm Excel 7.0 và SPSS
+ Các tiêu chí đánh giá mức độ quý hiếm
Dựa trên các tiêu chí đã được IUCN và Việt Nam công bố:
- Sách đỏ của IUCN dựa trên thang bậc phân hạng cho các loài thực vật quý hiếm (Tiêu chuẩn IUCN 1994 Ver 2.3; và Tiêu chuẩn IUCN 2001 ver 3.1)
- Sách đỏ Việt Nam Tập II phần thực vật (2007)
- Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
- Nghị định 160/2013/NĐ - CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén nhiên Phia Oắc - Phia Đén
3.1.1. Danh lục và cấp bảo tồn các loài thực vật quý hiếm
Sau quá trình điều tra tại khu bảo tồn và tổng hợp số liệu chúng tôi đã tổng hợp được các loài thực vật quý hiếm phân bố ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén. Kết quả được tổng hợp tại bảng danh lục các loài thực vật quý hiếm có trong khu vực nghiên cứu (phụ lục 1). Cấp bảo tồn của các loài thực vật quý hiếm được tổng hợp tại phụ lục 1 và bảng 3.2. Những dẫn liệu tại bảng 3.2 cho thấy:
+ Số loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007), là 51 loài. Trong đó, mức độ nguy hại đe dọa sự diệt vong của các loài thực vật ở các cấp bậc như sau: Cấp CR 6 loài, cấp EN: 20 loài, cấp VU: 25 loài.
Bảng 3.1. Số loài và phân cấp bảo tồn các loài thực vật quý hiếm Tiêu chuẩn phân cấp bảo tồn Cấp bảo tồn/ số loài
Sách đỏ Việt nam (2007) CR EN VU - - - 6 20 25 - - - Nghị định 32/2006 IA IIA - - - - 11 14 - - - - Danh lục đỏ IUCN CR EN VU NT LC DD 4 6 6 5 7 1 Nghị định 160 2 loài trong phụ lục 1
+ Số loài có tên trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP là 25 loài. Trong đó: Có 11 loài thuộc nhóm IA nhóm các loài thực vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; Có 14 loài thuộc nhóm IIA nhóm các loài thực vật hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
+ Số loài trong danh lục đỏ IUCN (2013) là: 29 loài. Trong đó có 4 loài cấp CR, 6 loài cấp EN, 6 loài thuộc cấp VU, 5 loài thuộc cấp NT, 7 loài thuộc cấp LC và 1 loài cấp DD.
+ Số loài có tên trong Nghị định số 160/2013 NĐ-CP: Trong số các loài cây quý hiếm tại KBT chỉ 2 loài nằm trong danh lục các loài cần được ưu tiên bảo tồn theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP đó là loài: Mã hồ (Hoàng mộc) tên khoa học Mahonia nepalensis và Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis) với số lượng còn lại là rất ít, cần phải có biện pháp bảo tồn để duy trì nguồn gen quý hiếm và phát triển số lượng loài cây Mã hồ và Bách vàng trong phạm vị của KBT.
Tại khu vực nghiên cứu có nhiều loài thực vật quý hiếm thuộc cấp bảo tồn rất nguy cấp (CR) trong Sách đỏ Việt Nam như: Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis); Kim ngân rừng (Lonicera bournei); Re hương (Cinnamomum parthenoxylon). Đặc biệt có 3 loài lan hài thuộc cấp CR trong cả sách đỏ Việt Nam và danh lục đỏ IUCN, cụ thể là các loài Lan hài henry (Paphiopedilum henryanum); Hài điểm ngọc (Paphiopedilum emersonii); Hài hê len (Paphiopedilum helenae) và một loài thuộc danh lục đỏ IUCN làHài mạng đỏ tía (Paphiopedilum micranthum).
Tuy nhiên hiện nay số lượng các loài thực vật quý hiếm tại khu bảo tồn ngày càng giảm. Do phần lớn người dân ở đây có trình độ dân trí thấp, sống chủ yếu phụ thuộc vào rừng. Họ vào rừng để lấy thực phẩm, lấy thuốc, lấy củi,... và khai thác một lượng lớn các loài cây gỗ quý như Trầm hương, Nghiến, Đinh, Sến mật,... để làm nhà hoặc để bán. Đồng thời người dân trong khu bảo tồn thường xuyên chăn thả gia súc vào rừng, chúng phá và làm gãy các cây tái sinh. Bên cạnh đó việc vào khu bảo tồn đốt nương làm rẫy vẫn diễn ra hằng ngày và diện tích rừng bị mất ngày càng tăng nhanh. Vì vậy các loài cây gỗ quý có giá trị cao hầu như là không còn nữa mà chỉ còn những cây
tái sinh nhỏ với mật độ thưa, số lượng ít, làm cho số lượng các loài thực vật quý hiếm ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng và chất lượng. Vì vậy cần phải có các biện pháp quản lý bảo vệ kịp thời để bảo vệ được những nguồn gen quý hiếm này.
3.1.2. Tính đa dạng ở các bậc phân loại của các loài thực vật quý hiếm
3.1.2.1. Đa dạng mức độ ngành
Kết quả nghiên cứu đề tài đã xây dựng được Danh mục các loài thực vật quý hiếm gồm có 60 loài thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch. Sự phân bố các taxon của các ngành được thể hiện trong bảng 3.2.
Kết quả bảng 3.3 cho thấy thực vật quý hiếm ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có mặt của 3 ngành thực vật, trong đó ngành Hạt kín (Angiospermae) là đa dạng nhất với tổng số 45 loài, 33 chi của 25 họ, chiếm tỷ lệ 73,77 % (số loài), 71,74 % về số chi và 78,13 % số họ. Ngành Hạt trần (Gymnospermae) chiếm tỷ lệ 22,95 % số loài; 26,09 % số chi; 18,75% số họ. Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) chiếm tỷ lệ thấp (3,28 % số loài; 2,17 % số chi và 3,13% số họ).
Bảng 3.2. Các taxon của thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén
Ngành Họ Chi Loài
Tên khoa học Tên Việt Nam Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Polypodiophyta Dương xỉ 1 3,13 1 2,17 2 3,28 Gymnospermae Hạt trần 6 18,75 12 26,09 13 22,95 Angiospermae Hạt kín 25 78,13 33 71,74 45 73,77
3.1.2.2. Đa dạng của các taxon thực vật quý hiếm
Các chỉ số đa dạng của các taxon thực vật quý hiếm được trình bày tại bảng 3.3:
Bảng 3.3. Đa dạng của các taxon thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén
Ngành Chỉ số
Chỉ số chi Chỉ số họ Số chi/số họ
Polypodiophyta 2,00 2,00 1,00
Gymnospermae 2,33 1,17 2,00
Angiospermae 1,76 1,33 1,32
Kết quả bảng 3.3 cho thấy nhóm thực vật quý hiếm có chỉ số họ cao nhất ở ngành Dương xỉ là 2,00 (tức là trung bình mỗi họ có 2 loài), chỉ số đa dạng chi cao nhất ở ngành Hạt trần là 2,33 (trung bình mỗi chi có 2,33 loài). Số chi trung bình của mỗi họ cũng cao nhất ở ngành Hạt trần là 2,00 (trung bình mỗi họ có 2,00 chi).
3.1.2.3. Đa dạng bậc họ của các taxon thực vật quý hiếm
Khi đánh giá sự đa dạng bậc họ của thực vật quý hiếm của Khu BTTN Phia Oắc - Phia Đén, đề tài đã thống kê 11 họ có số loài đa dạng nhất theo thứ tự giảm dần và kết quả được trình bày tại bảng 3.4.
Bảng 3.4. Các họ đa dạng nhất của thực vật quý hiếm tại Khu BTTN Phia Oắc - Phia Đén
STT Tên họ Số loài % Số chi %
1 Họ Lan - Orchidaceae 15 25,00 5 10,42 2 Họ Kim giao - Podocapaceae 5 8,33 3 6,25 3 Họ Hoàng đàn - Cupressaceae 3 5,00 3 6,25 4 Họ Dương xỉ - Polypodiaceae 2 3,33 2 4,17
5 Họ Thông - Pinaceae 2 3,33 2 4,17