4. Đóng góp mới của luận văn
1.3.2.2. Bảo tồn chuyển vị (Exsitu)
Bảo tồn chuyển vị là cách thức di chuyển đối tượng bảo tồn khỏi vị trí mà chúng tồn tại. Thường cách thức này được áp dụng đối với những đối tượng có nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng cao, những loài đặc biệt quý hiếm trong tự nhiên. Với hình thức này, đối tượng bảo tồn có thể được lưu giữ trong ngân hàng gen, bảo tàng hoặc cũng có thể di chuyển đối tượng cần bảo tồn đến vị trí, địa điểm phù hợp hơn. Việt Nam đã xây dựng được hệ thống các Vườn thực vật, lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, vườn cây thuốc để bảo tồn các loài quý hiếm. Có nhiều loài cây rừng bản địa đã được nghiên cứu và đưa vào gây trồng thành công. Bảo tồn chuyển vị đã đóng góp đáng kể cho cho hoạt động bảo tồn các loài thực vật đã và đang bị diệt chủng ngoài tự nhiên [9].
(1) Các khu rừng thực nghiệm
Các khu rừng thực nghiệm bao gồm các vườn cây gỗ, vườn thực vật, vườn sưu tập cây rừng và các lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng. Theo hệ thống phân hiện hành, rừng thực nghiệm, nghiên cứu khoa học được xếp trong hệ thống các khu rừng đặc dụng. Theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2006, Việt Nam có 17 khu rừng thực nghiệm với tổng diện tích là 8.516 ha. Một số khu rừng thực nghiệm điển hình như: Vườn cây gỗ Trảng Bom (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) có 155 loài thực vật, Thảo cẩm viên Sài gòn với hơn 100 loài cây, vườn cây gỗ của Trạm thí nghiệm Lâm sinh Lang Hanh (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), vườn cây gỗ Mang Lin (thành phố Đà Lạt), Vườn Bách Thảo Hà Nội cũng là nơi lưu giữ hàng trăm loài cây, trong đó có nhiều loài cây quý hiếm.
(2) Vườn cây thuốc
Hiện nay có một số vườn cây thuốc đã được thành lập, ngoài ra còn có hệ thống các vườn cây thuốc của các hộ gia đình làm nghề thuốc nam và thuốc bắc. Hệ thống vườn cây thuốc cũng là nơi lưu giữ bảo tồn và phát triển
những loài cây có giá trị trong đó có nhiều loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Nghị Định 32-CP. Dưới đây là một số vườn cây thuốc hiện có:
Trạm cây thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu-Bộ Y tế), đã sưu tập được 63 loài ở độ cao 1.500 m, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: hoàng liên gai (Berberis julianae), hoàng liên bắc (Coptis chinensis), sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus) và tam thất hoang (Panax stipuleanatus).
Trạm cây thuốc Tam Đảo đã sưu tập được 175 loài, ở độ cao 900 m. Trạm cây thuốc Văn Điển (Hà Nội) có 294 loài.
Vườn trường Đại học Dược Hà Nội có 134 loài. Vườn Học Viện Quân Y có 95 loài.
Trung tâm giống cây thuộc Đà Lạt có 88 loài ở độ cao 1500 m. Trung tâm Sâm Việt Nam có 6 loài (trong đó có sâm ngọc linh). (3) Ngân hàng giống
Hiện nay, ngành nông nghiệp-lâm nghiệp Việt Nam có 4 cơ quan có kho bảo quản lạnh: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ và Viện Cây lương thực và Thực phẩm. Các kho lạnh đều quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, mới đạt yêu cầu bảo quản ngắn hạn và trung hạn, chưa có kho đạt tiêu chuẩn bảo quản dài hạn. Các ngân hàng gen này mới chỉ tập trung bảo quản nguồn gen của các loài cây nông nghiệp và cây cao su.
Nhận xét về hoạt động bảo tồn ngoại vi ở Việt Nam có một số tồn tại được phân thành các nhóm như sau:
- Thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết. Hệ thống các vườn thực vật, vườn cây gỗ, lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng hiện có thường được quy hoạch, thiết kế chưa có hệ thống, chưa có tính chất chuyên đề, chuyên sâu hay đại diện cho từng vùng sinh thái và trên phạm vi toàn quốc.
thực vật nào lưu trữ được hơn 500 loài (không kể các loài thực vật tự nhiên có sẵn trong quá trình quy hoạch).
- Năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác bảo tồn còn hạn chế. - Vấn đề bảo tồn ex situ chưa được quan tâm đúng mức trong các chủ trương chính sách về bảo tồn thiên nhiên. Cho đến nay mới chỉ có một số văn bản như: Quyết định 225/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp có nói đến vườn thực vật; Quyết định 86/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng tự nhiên Việt Nam đến năm 2020. Chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện các hoạt động bảo tồn ngoại vi.
- Các loài thực vật nguy cấp quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam và Nghị định 32 chưa được quan tâm bảo tồn đúng mức trong hệ thống bảo tồn chuyển vị. Một số nơi do thiếu kinh phí hoạt động nên các hoạt động bảo tồn và phát triển các loài thực vật nguy cấp quý hiếm bị lãng quên.
1.3.2.3. Hoạt động khai thác buôn bán thực vật nguy cấp quý hiếm ở Việt Nam
Thực trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp thực vật hoang dã ở Việt Nam là vấn đề phức tạp. Trong giai đoạn từ năm 2006, mỗi năm có gần 50.000 tấn thực vật hoang dã bị khai thác và buôn bán bất hợp pháp (Theo Cục kiểm lâm -Việt báo số 28/2/2006). Hiện nay, Việt Nam có 5 điểm nóng về buôn bán động thực vật hoang dã, gồm Nghệ An, Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh và Lạng Sơn (TRAFFIC-2010). Đây là những khu vực trọng điểm tập kết động thực vật hoang dã để vận chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ. Nếu chỉ đề cập đến thực vật, tình trạng các loài bị nguy cấp ngày càng tăng về số lượng và mức độ đe dọa trong khoảng 15 năm trở lại đây. Trong Sách Đỏ Việt Nam 1996, Việt Nam có 24 loài thực vật thuộc diện nguy cấp thì đến Sách Đỏ 2004, Việt Nam có 191 loài, và Sách Đỏ 2007 đã liệt kê 196 loài (trong đó có 45 loài rất nguy cấp). Ngoài việc số lượng loài bị đe dọa đã tăng lên đáng kể, mức độ bị đe dọa ở cấp cao nhất cũng tăng thêm. Một số lượng lớn các loài trước đây còn được xếp
trong thứ hạng sắp nguy cấp thì nay đã phải chuyển sang thứ hạng nguy cấp. Các mối đe dọa chính đối với các loài thực vật nguy cấp quý hiếm vẫn là: khai thác ráo riết, mất môi trường sống và một số loài có khả năng tái sinh thấp.
Theo mục đích và mức độ khai thác, buôn bán sử dụng, các loài thực vật nguy cấp quý hiếm được phân chia thành các nhóm sau:
- Những loài cho giá trị kinh tế đặc biệt, đã bị săn lùng ráo riết trong nhưng năm 2006, 2007, 2009, 2010 (hiện nay tạm lắng xuống) như: sưa (khoảng 8 tỷ đồng/m2), hoàng đàn, thủy tùng (khoảng 300 triệu đồng/m2
). - Những loài cho gỗ, có giá trị cao đang bị săn lùng bào gồm các loài: gõ đỏ, trắc, cẩm lai, lim xanh, nghiến, mun. Trong 6 tháng đầu năm 2010, lực lượng Kiểm lâm Lạng Sơn đã thu giữ được 9.386 cục thớt nghiến. Trong năm 2008, lực lượng Kiểm lâm của Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) phát hiện hơn 250 vụ khai thác gỗ trái phép với gần 650 cây gỗ thuộc nhóm quý hiếm như cẩm lai, giáng hương. Trong quý I và quý II năm 2010, lực lượng kiểm lâm VQG Bù Gia Mập đã phát hiện khối lượng gỗ gõ đỏ và cẩm lai bị khai thác trộm ước tính hơn 200 m2
...
- Những loài cho sản phẩm dược liệu có giá trị cao trên thị trường, có vùng phân bố hẹp đang bị săn lùng ráo riết: sâm ngọc linh, sâm vũ diệp, tam thất hoang, hoàng liên gai, lan một lá, lan kim tuyến. So với các loài cây gỗ, những vụ khai thác vận chuyển những loài này ít bị bắt giữ và xử lý trước pháp luật do quy mô khai thác và số lượng bị bắt giữ ít. Bên cạnh đó các lực lượng chức năng cũng ít chú ý tới nhóm loài phi gỗ này. Tình trạng người dân vào rừng thu hái các loài trên vẫn xảy ra, ngay cả trong các khu rừng đặc dụng. Các hoạt động vào rừng khai thác sâm ngọc linh, sâm vũ diệp, hoàng liên gai… diễn ra ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng. Ngày 23/10/2010, Vườn sâm ngọc linh ở xã Măng Rí (Tu Mơ Rông, Kon Tum) đã bị mất trộm hơn 1300 cây sâm ngọc linh.
- Những loài bị săn lùng với mục đích làm cảnh: các loài lan hài, lan kim tuyến, thạch hộc bách xanh, đỉnh tùng và các loài tuế. Tuy các loài này bị khai thác chỉ ở một số địa phương nhất định, nhưng số lượng cá thể bị lấy ra khỏi rừng cũng tương đối lớn. Ví dụ, xung quanh vùng đệm VQG Ba Vì (Hà Nội) số lượng cây bách xanh được xuất bán ở các vườn ươm cũng đến hàng vạn cây. Các loài lan hài rất dễ tìm mua ở các chợ cây cảnh lớn của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác.
- Những loài khác trong danh mục Sách đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP tuy không bị khai thác rầm rộ và buôn bán trên quy mô rộng lớn nhưng vẫn bị khai thác đơn lẻ ở từng địa phương Theo đánh giá của TRAFFIC, số vụ buôn bán trái phép bị phát hiện, bắt giữ chỉ chiếm 10% tổng số vụ trên thực tế. Nếu tình trạng này không được ngăn chặn, Việt Nam sẽ có nguy cơ mất mát không thể thay thế về đa dạng sinh học, nguồn gen; một số loài thực vật hoang dã sẽ biến mất khỏi tự nhiên.
1.4. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Vị trí địa lý
- Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, có toạ độ địa lý: + Từ 220 31' 44" đến 220
39' 41" vĩ độ Bắc; + Từ 1050 49' 53" đến 1050
56' 24" kinh độ Đông.
- Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén nằm trong địa giới hành chính của 6 xã Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Vũ Nông, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
1.4.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo, địa chất đất đai
- Địa hình Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén có độ dốc lớn với nhiều chỗ dốc, núi đất xen núi đá vôi, cao dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc.
- Kiểu địa hình núi trung bình, độ cao ≥700m, chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn, cao nhất là đỉnh núi Phia Oắc 1.931 m;
- Kiểu địa hình núi thấp và đồi, độ cao <700m, chiếm khoảng 7% tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn, phần lớn là các dãy núi đất, có xen lẫn địa hình caster, phân bố phía Đông và Đông Nam, độ dốc trung bình từ 25 - 300
, độ cao trung bình 600m;
- Địa hình thung lũng, lòng chảo và dốc tụ, chiếm khoảng 3% tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn, nằm xen giữa các dãy núi thấp và trung bình, phần lớn diện tích này đang được sử dụng canh tác nông nghiệp.
Theo tài liệu thổ nhưỡng của huyện, trên địa bàn có những loại đất chính sau:
- Đất Feralit mầu đỏ nâu trên núi đá vôi: Phân bố tập trung ở độ cao từ 700m - 1700m so với mặt nước biển.
- Đất Feralít mầu vàng nhạt núi cao: Loại đất này có quá trình Feralít yếu, quá trình mùn hoá tương đối mạnh, thích hợp với một số loài cây trồng: Thông, Sa mộc, Tông dù, Lát hoa, Dẻ đỏ, Trẩu, Sở và một số loài cây đặc sản, cây thuốc, cây ăn quả khác.
- Đất Feralít mầu đỏ vàng núi thấp: Phân bố ở độ cao từ 300 - 700m, hình thành trên các loại đá mẹ mácma a xít, trung tính kiềm, đá sạn kết, đá vôi. Đất chứa ít khoáng nguyên sinh, phản ứng chua, loại đất này thích hợp với một số loài cây trồng: Thông, Sa mộc, Tông dù, Kháo vàng, Cáng lò, Lát hoa, Keo, Dẻ đỏ, Trẩu, Sở, Hồi, Quế, Chè đắng và một số loài cây thuốc, cây ăn quả khác.
- Đất bồn địa và thung lũng: Bao gồm đất phù sa mới, cũ, sản phẩm đất dốc tụ, sản phẩm hỗn hợp; loại đất này được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
1.4.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
1.4.2.1. Khí hậu
Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn huyện Nguyên Bình; khí hậu có đặc điểm đặc trưng của khí hậu lục địa miền núi cao, chia thành 2 tiểu
vùng khí hậu khác nhau. Vùng cao có khí hậu cận nhiệt đới, vùng thấp chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm có 2 mùa rõ rệt, đó là:
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,4% tổng lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7, 8. Lượng mưa bình quân năm 1.592 mm; năm cao nhất 1.736 mm; năm thấp nhất 1466 mm.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít, có nhiều sương mù.
- Nhiệt độ trung bình cả năm 180C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 5 đến tháng 9, trong khoảng 24,50
- 26,90 C, đặc biệt có khi lên tới 340 C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, có khi xuống tới - 20
C - 50C.
- Độ ẩm tương đối bình quân cả năm là 84,3%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 7, 8 là trên 87%, thấp nhất vào tháng 12 là 80,5%.
- Ngoài ra, còn có hiện tượng sương mù xuất hiện vào sáng sớm, chiều tối và đêm của tất cả các tháng trong năm; điểm sương mù nặng nhất là đỉnh đèo Colea. Đặc biệt, khi nhiệt độ xuống thấp đã xuất hiện hiện tượng mưa tuyết ở khu vực đỉnh Phia Oắc và đèo Colea.
1.4.2.2. Thuỷ văn
Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén là nơi đầu nguồn của các con sông như: Sông Nhiên, sông Năng, sông Thể Dục. Ngoài ra còn có hệ thống các suối; mật độ suối trung bình khoảng 1 km2
có 2 km suối; các suối này có nước quanh năm, lưu lượng nước nhiều nhất vào mùa mưa. Tuy nhiên, do địa hình độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn và có núi đá vôi xen kẽ với các trầm tích lục nguyên nên tài nguyên nước phân bố không đều cho từng khu vực. Do vậy, việc khai thác nguồn nước mặt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân tại những khu vực thiếu nước gặp nhiều khó khăn, điển hình như xóm Phia Đén và trong các thung lũng Karts, tại các khu vực núi đá vôi.
Tóm lại, khí hậu khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén mang đặc trưng khí hậu lục địa miền núi cao, mát vào mùa hè, lạnh về mùa Đông; đặc biệt, mùa Đông nhiệt độ xuống thấp, có sương mù, sương muối xuất hiện nên đã gây cản trở tới các hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Hệ thống thuỷ văn tuy không lớn nhưng lại là đầu nguồn của các con sông (sông Nhiên, sông Năng, sông Thể Dục) có ảnh hưởng đến phát triển sản xuất kinh doanh và công tác bảo tồn, phát triển bền vững của Khu bảo tồn.
1.4.3. Tài nguyên rừng
1.4.3.1. Thảm thực vật và sử dụng đất
Thảm thực vật
Theo hệ thống phân loại Thảm thực vật Việt Nam của Thái Văn Trừng, rừng ở đây thuộc kiểu “Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới” với các kiểu chính sau:
+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp, phân bố ở độ cao dưới 700 m. Kiểu này, diện tích còn lại ít, tập trung chủ yếu ở phía Đông Nam Khu bảo tồn thiên nhiên, với nhiều họ thực vật điển hình cho khu hệ thực vật nhiệt đới núi thấp miền Bắc Việt Nam có nguồn gốc tại chỗ.
+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình và cao,