Tính đa dạng về công dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên núi Phia Oắc Phia Đén huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng (Trang 53 - 54)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.2.2. Tính đa dạng về công dụng

Kết quả thống kê về giá trị sử dụng của các loài thực vật quý hiếm tại Khu BTTN Phia Oắc - Phia Đén được trình bày tại bảng 3.7:

Bảng 3.7. Đa dạng về giá trị của thực vật quý hiếm tại khu vực nghiên cứu TT Nhóm công dụng Ký hiệu Số loài Tỷ lệ (%)

1 Cây làm thuốc M 25 41,67

3 Cây cho gỗ W 20 33,33

4 Cây ăn được F 1 1,67

5 Cây làm cảnh O 18 30,00

6 Cây cho sợi Fi 1 1,67

Tổng số lƣợt cây có ích 65

Những dẫn liệu tại bảng 3.7 cho thấy có một số loài được sử dụng chỉ bởi một mục đích, đó là những loài đơn công dụng. Thống kê cho thấy, trong số 60 loài thực vật quý hiếm có 39 loài chỉ có một công dụng, chiếm 65,00% tổng số loài thực vật quý hiếm: Làm thuốc có 22 loài, lấy gỗ có 15 loài, làm cảnh 13 loài, cho sợi 1 loài, cây ăn được có 1 loài.

Số loài có hai công dụng là 8 loài (chiếm 13,30 % tổng số loài thực vật quý hiếm), trong đó: Có 5 loài vừa cho gỗ vừa làm cảnh, đó là các loài: Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis), Kim giao (Nageia fleuryi), Kim giao đế mập (Nageia wallichiana), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Chò nâu

(Dipterocarpus retusus); 3 loài vừa cho gỗ vừa làm thuốc, đó là các loài: Thông đỏ bắc (Taxus chinensis), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon),

Sến mật (Madhuca pasquieri), Vàng tâm (Manglietia dandyi)

Tính đa dạng về giá trị sử dụng không chỉ thể hiện ở số lượng loài mà còn thể hiện ở số lượng giá trị tài nguyên của một loài. Nghĩa là một loài có thể có 1,2,3 công dụng, thậm chí còn nhiều hơn. Vì vậy, kết quả tổng hợp

thường có số lượng loài nhiều hơn so với số lượng loài thực vật quý hiếm đã được thống kê.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên núi Phia Oắc Phia Đén huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)