Hình 1.2. Quy trình đào tạo nhân sự
(Nguồn: Vũ Thùy Dƣơng, Hoàng Văn Hải (2009), Giáo trình quản trị nhân lực, Nxb Thống kê, Hà Nội.)
1.3.3.1. Xác định nhu cầu
Trong các bƣớc thì giai đoạn đầu là rất quan trọng vì nó là tiền đề của mọi vấn đề. Hơn nữa việc xác định nhu cầu đào tạo là vấn đề hết sức phức tạp, tuy nhiên nếu xác định đúng thì hiệu quả đào tạo rất cao đáp ứng đủ kịp thời lƣợng lao động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp.
Xác định nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập thông tin và phân tích thông tin để làm rõ hơn nhu cầu cải thiện kết quả thực hiện công việc, xác định nhu cầu đào tạo phải là giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc, khả năng phát triển với từng cán bộ nhân viện cụ thể. Quá trình phân tích các yếu tố liên quan phải đƣa ra đƣợc lý do đào tạo là thiếu các kỹ năng cơ bản, hay do
Xác định nhu cầu đào tạo
Xây dựng kế hoạch đào tạo
Triển khai thực hiện
thay đổi công nghệ mới…và cuối cùng phải đƣa ra đƣợc kết quả là ai sẽ đƣợc đào tạo, đào tạo cái gì và hình thức đào tạo nhƣ thế nào.
Để xác định nhu cầu đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp cần căn cứ vào các yếu tố cơ bản nhƣ chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp, trình độ kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp, tiêu chuẩn thực hiện công việc, trình độ năng lực chuyên môn của ngƣời lao động và nguyện vọng của ngƣời lao động.
1.3.3.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự
Một kế hoạch đào tạo nhân sự thƣờng bao gồm những nội dung sau: - Các chính sách đào tạo và phát triển nhân sự
- Các chƣơng trình đào tạo và phát triển nhân sự - Ngân quỹ cho đào tạo nhân sự
- Các kế hoạch chi tiết về đào tạo nhân sự - Mục tiêu đào tạo nhân sự
- Đối tƣợng đào tạo
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đào tạo
- Tính chất công việc của ngƣời lao động trong doanh nghiệp Khi thiết kế chƣơng trình đào tạo cần chú ý đến nhiều yếu tố
- Nội dung đào tạo: Học các kỹ năng cơ bản hay kiến thức cơ bản. Học kinh nghiệm hay học từ lý luận sách vở. Phân loại rõ kiến thức đƣợc đào tạo.
- Các nguyên tắc đào tạo: Phản hồi, thực hành, sự thích hợp, sự tham gia và ứng dụng những điều đƣợc học.
- Đặc điểm của học viên: Số lƣợng học viên cũng nhƣ khả năng của học viên cũng cần đƣợc cân nhắc khi thiết kế chƣơng trình đào tạo.
- Giới hạn của tổ chức: Đó là các vấn đề về tài chính, cán bộ giảng dạy, thời gian…
1.3.3.3. Triển khai thực hiện
Trên cơ sở nhu cầu đào tạo đã đƣợc xác định, các hình thức phƣơng pháp đào tạo đã đƣợc chọn, cần triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. Thông thƣờng quá trình này đƣợc thực hiện trong doanh nghiệp hay ngoài doanh nghiệp. Để quá trình triển khai thành công cần có sự phối hợp và hợp tác của tất cả các bên nhƣ giáo viên, học viên và ngƣời tổ chức.
Dù đào tạo ở trong hay ngoài doanh nghiệp, các nhà quản trị cần phải kiểm soát sát sao quá trình triển khai thực hiện, ngoài các điều kiện vật chất, cần quan tâm đến cách thức tổ chức khóa học, cung cấp các thông tin phản hồi và động viên khuyến khích ngƣời tham gia đào tạo. Phải chuẩn bị các công cụ cần thiết để có thể ghi lại các hoạt động của buổi đào tạo để tạo thuận lợi cho công tác đánh giá kết quả sau đào tạo.
1.3.3.4. Đánh giá kết quả
Trƣớc hết là đánh giá sự thành công của buổi đào tạo đã diễn ra thông qua các thông số đƣợc thống kê lại nhƣ tỷ lệ học viên tham gia đào tạo, tỷ lệ học viên đi muộn hay nghỉ học, thông qua đánh giá khóa học của học viên, giáo viên và ngƣời tổ chức.
Đánh giá kết quả đào tạo nhân sự có thể thông qua kết quả học tập của học viên và tình hình thực hiện công việc của học viên sau đào tạo. Quan trọng nhất là kết quả công việc của học viên sau đào tạo có đạt hiệu quả cao hơn không, có đáp ứng đƣợc kỳ vọng ban đầu của cả công ty và học viên hay không, vì vậy các công cụ chỉ tiêu để đo lƣợng đánh giá kết quả làm việc trƣớc và sau đào đạo là hết sức quan trọng.
Để đánh giá kết quả học tập của học viên dùng một số hình thức kiểm tra nhƣ phỏng vấn, trắc nghiệm, báo cáo dƣới dạng một chuyên đề dự án, xử lý các tình huống.
Đánh giá tình hình thực hiện công việc sau đào tạo thông qua các tiêu chí sau:
- Năng suất lao động - Chất lƣợng công việc - Tinh thần trách nhiệm
- Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị - Tác phong làm việc
- Tinh thần hợp tác - Hành vi ứng xử…