Quan điểm, định hướng trong công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Bắc Ninh năm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 81)

Bắc Ninh năm 2015

3.1.2.1. Mục đích và yêu cầu của chương trình xúc tiến đầu tư năm 2015 của tỉnh Bắc Ninh

a. Mục đích

+ Quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư, lĩnh vực, dự án kêu gọi đầu tư, tạo sự hấp dẫn đến với các thị trường, các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm tăng cường thu hút số dự án và vốn đầu tư, trong đó tăng tỷ lệ các dự án lớn, dự án có vốn đầu tư nước ngoài, dự án công nghiệp hỗ trợ, tăng hiệu quả đầu tư, thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh.

63

+ Tạo môi trường đầu tư minh bạch, rõ ràng, hấp dẫn, tin cậy để vận động thu hút, nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư, tăng cường hiệu quả các đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

+ Chủ động, tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; đồng thời tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

+ Thu hút các nhà đầu tư nhằm tăng tỷ lệ lấp đầy các Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

b. Yêu cầu

+ Phù hợp và đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng và của cả nước.

+ Cùng với lựa chọn đối tác chiến lược, cần ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, công nghiệp hỗ trợ, hàm lượng tri thức cao, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai; có sản phẩm mang lại lợi thế cạnh tranh, có đóng góp cho ngân sách địa phương; các dự án hạ tầng, dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đồng thời hạn chế tối đa hoặc không thu hút đầu tư đối với các dự án tiêu tốn, lãng phí năng lượng, tài nguyên; sử dụng công nghệ lạc hậu; gây ô nhiễm môi trường.

+ Xúc tiến theo nội dung mới về phát triển của tỉnh như: định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030; quy hoạch vùng Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050; những định hướng mới của tỉnh về thu hút đầu tư có chọn lọc, phát triển công nghiệp hỗ trợ theo định hướng tái cấu trúc kinh tế, phát huy năng lực cạnh tranh.

64

+ Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia vào công tác xúc tiến thu hút đầu tư của địa phương.

+ Coi trọng công tác XTDT tại chỗ thông qua việc quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, đồng thời quảng bá môi trường đầu tư thông qua Hiệp hội doanh nhân nước ngoài để thu hút các nhà đầu tư trong cùng vùng, quốc gia hoặc nhóm ngành, nhằm nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí thu hút đầu tư.

+ Khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động XTĐT; chuyển sang hình thức vận động thu hút đầu tư theo dự án có trọng điểm và đối tác có năng lực tài chính, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm đầu tư.

3.1.2.2. Định hướng của chương trình xúc tiến đầu tư năm 2015 của tỉnh Bắc Ninh

a. Định hướng chung

+ Chú trọng xây dựng chương trình XTĐT theo trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Các hoạt động XTĐT phải xác định về tính khả thi, phương thức, thời gian, kinh phí, tiến độ triển khai;

+ Các hoạt động XTĐT phải xây dựng, tập hợp thành chương trình XTĐT và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

+ Coi cải thiện môi trường đầu tư là trọng tâm công tác XTĐT. Lấy công tác XTĐT tại chỗ làm hạt nhân hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết khó khăn trong quátrình triển khai đầu tư, kinh doanh nhanh chóng, hiệu quả;

65

+ Tăng cường liên kết các hoạt động XTĐT với các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và các chương trình tuyên truyền đối ngoại;

+ Kiện toàn công tác phối hợp trong công tác XTĐT giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với các Sở ngành liên quan; cơ chế phối hợp giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với các đơn vị thực hiện hoạt động XTĐT cấp tỉnh.

b. Định hướng xây dựng chương trình XTĐT theo ngành, lĩnh vực:

Định hướng xây dựng chương trình XTĐT theo ngành, lĩnh vực tập trung theo:

*** Lợi thế của từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tư của địa phương; đảm bảo tính liên vùng, liên ngành, không vì lợi ích cục bộ của địa phương ảnh hưởng tới quy hoạch chung; đảm bảo lợi ích tổng thể quốc gia và tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới.

*** Trong năm 2015, chú trọng xúc tiến các dự án thuộc các lĩnh vực:

+ Công nghiệp điện tử

+ Công nghiệp hỗ trợ + Nông nghiệp

+ Cơ sở hạ tầng

+ Phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch

*** Tăng cường xúc tiến các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ; khuyến khích các dự án công nghiệp chuyển dần từ gia công sang sản xuất; lựa chọn các nhà đầu tư lớn, có uy tín đầu tư phát triển thị trường tài chính; đồng thời, chú trọng

66

đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng ngành kinh tế, từng địa phương.

c. Định hướng xây dựng chương trình XTĐT theo đối tác:

Các đối tác XTĐT phải đảm các nguyên tắc:

+ Nhà đầu tư phải có chiến lược, định hướng mở rộng thị trường và đầu tư lớn sang khu vực và Việt Nam.

+ Đối tác có khả năng đem theo công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, hệ thống quản lý hiện đại, tạo tác động lan toả tích cực tới sự phát triển của khu vực kinh tế trong nước; góp phần xây dựng và hình thành những ngành công nghiệp mũi nhọn theo định hướng của tỉnh.

+ Cam kết, định hướng đầu tư lâu dài trong khu vực và Việt Nam

+ Đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, tạo thêm giá trị gia tăng, sử dụng nhiều lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

+ Góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, góp phần hoàn thiện giá trị cho cụm liên kết ngành, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

+ Góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm tiêu dùng trong nước, thay thế hàng nhập khẩu.

+ Tạo nhiều việc làm trong dài hạn.

+ Không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng. Trên cơ sở đó chú trọng vào một số đối tác:

+ Các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) hàng đầu thế giới. Chú trọng thiết lập quan hệ và kêu gọi đầu tư từ 500 TNCs hàng đầu thế giới. Các doanh nghiệp vừa

67

và nhỏ (SMEs) đến từ các nền kinh tế phát triển: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

+ Đối tác trọng tâm theo quốc gia, vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Hàn Quốc và các nhà đầu tư đến từ các nước có nền kinh tế phát triển, các nước sở hữu công nghệ nguồn thuộc nhóm G7 bao gồm: Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Anh, các nước có nền kinh tế mới nổi như: Ấn Độ, Nga, Brazil,…

d. Định hướng thu hút đầu tư về công nghệ:

Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường. Để giới hạn ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết kiệm đất, sử dụng lao động chất lượng cao, ít lao động phổ thông, trong thời gian tới, tỉnh lựa chọn dự án sử dụng công nghệ theo định hướng:

+ Giành ưu tiên cao nhất cho phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tập trung phát triển và thu hút đầu tư vào các ngành, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao

+ Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao.

+ Ưu tiến thu hút các dự án đầu tư sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao.

e. Định hướng về hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư:

Lợi ích kinh tế xã hội của dự án là chênh lệch giữa lợi ích mà nền kinh tế - xã hội thu được so với các chi phí để thực hiện dự án. Thông thường, các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận của dự án dựa trên phân tích hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý nhà nước, một trong những mục tiêu quan

68

trọng của thu hút đầu tư là mục tiêu đem lại hiệu quả và lợi ích kinh tế xã hội. Trong thời gian tới, công tác thu hút vốn đầu tư cần được chú trọng vào hiệu quả kinh tế xã hội của các dự án đầu tư. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư được thực hiện dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:

+ Thứ nhất, nâng cao mức sống của người dân, thể hiện trực tiếp qua mức thu nhập của người lao động làm việc trong các dự án được cải thiện theo hướng bằng hoặc cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người.

+ Thứ hai, tiêu chí phân phối nguồn lực đầu tư giữa các vùng, miền nhằm đảm bảo sự cân đối cơ cấu đầu tư giữa vùng khó khăn và vùng có lợi thế so sánh, đảm bảo rút ngắn khoảng cách về giàu nghèo, thu hẹp sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các khu vực, đảm bảo công bằng xã hội.

+ Thứ ba, tiêu chí tạo giá trị gia tăng cao, tăng thu ngân sách, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

+ Thứ tư, tiêu chí bảo vệ môi trường, dự án đầu tư theo hướng sử dụng ít diện tích đất, có suất đầu tư lớn, sử dụng công nghệ hiện tại, thân thiện với môi trường, có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Thứ năm, tiêu chí tạo tác động lan tỏa tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung như

+ Thứ sáu, tiêu chí đảm bảo củng cố và giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

+ Thứ bảy, tiêu chí cam kết của nhà đầu tư trong việc tích cực tham gia

vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, nhân đạo, từ thiện.

69

Trong những năm tới, cần có biện pháp tăng cường thu hút đầu tư vào khu vực Bắc sông Đuống để đảm bảo cân đối hài hòa phát triển kinh tế với khu vực Nam sông Đuống. Các dự án đầu tư vào khu vực Bắc sông Đuống cũng như khu vực Nam sông Đuống phải đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển không gian vùng và chức năng vùng được quy định tại Quyết định số 60/2013/QĐ-UBND ngày 08/02/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

+ Khu vực Bắc sông Đuống: Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp sẽ tập trung tại địa bàn hai huyện Yên Phong, Quế Võ; Các dự án thuộc lĩnh vực phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch sẽ tập trung tại các thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn. + Khu vực Nam sông Đuống: Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án công nghiệp chế tạo, chế biến, thương mại, dịch vụ vào địa bàn huyện Thuận Thành, các dự án nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng vào địa bàn hai huyện Gia Bình và Lương Tài.

+ Trong khu, cụm công nghiệp: các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất, công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ tập trung tại các khu, cụm công nghiệp phù hợp với quy hoạch của từng khu, cụm công nghiệp. Kiên quyết không cấp dời cho dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp.

+ Ngoài khu, cụm công nghiệp tập trung: các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, phát triển đô thị.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)