1.4.1.1. Một số kinh nghiệm của Chính phủ Nhật Bản về xúc
tiến đầu tư
Chính phủ Nhật Bản mở các cơ quan đại diện của Chính phủ ở nước ngoài giúp các doanh nghiệp trong nước tổ chức các triển lãm và tham gia hội chợ ở nước ngoài. Năm 1954 thành lập tổ chức ngoại thương Nhật Bản (JETRO) hoạt động phi lợi nhuận, là cơ quan chính thức của nhà nước thực thi chính sách thương mại của Nhật Bản đối với nước ngoài từ đó tới nay. JETRO đã phát triển thành một tổ chức hoàn chỉnh và hiện đại có trụ sở chính tại Tokyo, 36 văn phòng trên lãnh thổ Nhật Bản và 80 văn phòng đại diện tại 58 quốc gia trên Thế giới. Nhiệm vụ của JETRO là nghiên cứu, cung cấp thông tin thị trường, tổ chức các hội trợ và tham gia hội trợ thương mại quốc tế, cung cấp các dịch vụ tư vấn thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp.
28
1.4.1.2. Một số kinh nghiệm của Hàn Quốc về xúc tiến đầu tư
Năm 1962 thành lập tổ chức xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại Hàn Quốc (KOTRA) với hai chức năng chính là xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại. Đối với việc vận động xúc tiến đầu tư của Hàn Quốc thì phương châm là luôn luôn đảm bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài có được lợi nhuận ở mức thỏa đáng, mở rộng phạm vi đầu tư với nhiều ưu đãi. Thể hiện tại Luật xúc tiến đầu tư mới năm 1998 đã dành cho các nhà đầu tư nước ngoài quy chế đãi ngộ quốc gia, giảm thiểu thủ tục đầu tư, thay thế chế độ cấp phép bằng chế độ thông báo và đăng ký đầu tư, thực hiện cơ chế một cửa giảm các ngành nghề hạn chế đầu tư nước ngoài. Để đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi Chính phủ ngày càng chủ động sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô, nhất là thuế suất và lãi suất. Thực hiện hiện đại hóa chính phủ theo chế độ viên chức phương Tây đồng thời giành cho các kkhu công nghiệp các cơ chế ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư. Hàn Quốc cũng chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tốt dự báo trước nhu cầu sử dụng nguồn lao động chủ động mở rộng đào tạo lao động có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc tuyên truyền, vận động xúc tiến đầu tư của Hàn Quốc có mục đích và định hướng rõ ràng bằng việc Hàn Quốc coi trọng thu hút nguồn vốn từ các nước công nghiệp phát triển để phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp chế tạo, từ đó tiếp nhận và nâng cao năng lực chuyển giao công nghệ mới. Đến năm 1980 Nhật giữ vị trí số 1 với 55% tổng số vốn đầu tư vào Hàn Quốc và 76% về số lượng doanh nghiệp, đứng thứ 2 là Mỹ với số vốn đầu tư chiếm 24,3%. Ngoài ra Hàn Quốc cũng biết lựa chọn lĩnh vực thu hút đầu tư xuất phát từ những thế mạnh và hạn chế những đặc thù của đất nước bằng việc Hàn Quốc tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp ít thu hút vào lĩnh vực khai thác tài nguyên, sơ chế sản phẩm, trong lĩnh vực dịch vụ thì chỉ cho
29
phép nhà đầu tư tham gia vào một số hoạt động du lịch, tham gia liên doanh hoạt động ngân hàng thương mại.