Các chính sách và môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 27)

Chính sách đầu tư là một tập hợp các chính sách thương mại và các chính sách kinh tế vĩ mô. Các nhà đầu tư thường đặc biệt quan tâm đến các

21

nhân tố như điều kiện cho phép đầu tư, các chế độ đãi ngộ, tỷ giá hối đoái, chính sách thuế, đất đai, cơ sở hạ tầng… Trong ngắn hạn hay trung và dài hạn còn có thể có một khung chính sách riêng biệt nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng sau đó là cơ chế áp dụng một chính sách chung không có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Dòng vốn đầu tư quốc tế nói chung và dòng vốn FDI nói riêng chỉ thực sự mở rộng và ưa tìm đến những nơi có môi trường đầu tư đảm bảo cho đồng vốn sinh sôi nảy nở. Thực tiễn cho thấy tiêu chuẩn của môi trường đầu tư hấp dẫn có sức cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Môi trường đầu tư chịu tác động của một số nhân tố sau:

1.3.1.1. Sự ổn định về kinh tế chính trị - xã hội

Đây là điều kiện tiên quyết nhằm làm giảm thiểu các rủi ro kinh tế - chính trị của vốn FDI vượt khỏi tầm kiểm soát của chủ đầu tư nước ngoài. Những bất ổn về kinh tế -chính trị không những làm cho dòng vốn này bị chững lại mà còn làm cho dòng vốn trong nước chảy ngược ra nước ngoài để tìm đến địa điểm đầu tư mới an toàn và hấp dẫn hơn. Điều kiện này không chỉ bao gồm yêu cầu về duy trì sự ổn định phát triển kinh tế và trật tự chính trị xã hội cần thiết cho sự vận hành của đất nước mà còn phải duy trì được dư luận và tâm lý xã hội chung, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bất kỳ sự bất ổn nào liên quan đến kinh tế, chính trị đều là những nhân tố nhạy cảm có tác động tiêu cực đến tâm lý và hành động thực tế của chủ đầu tư nước ngoài, cũng như làm chậm lại các cải cách chính sách cần thiết đối với việc thu hút FDI của nước chủ nhà.

1.3.1.2. Sự hoàn chỉnh và hiệu quả của hệ thống pháp luật đầu tư

22

đầu tư bao gồm các văn bản pháp luật, văn bản quản lý hoạt động đầu tư (như hướng dẫn đầu tư, đánh giá, thẩm định dự án và quản lý các hoạt động đầu tư…) nhằm tạo nên hành lang pháp lý đồng bộ và thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư nước ngoài.

Các quy định trong hệ thống pháp luật đầu tư của nước sở tại phải đảm bảo sự an toàn về vốn và cuộc sống cá nhân cho nhà đầu tư và hoạt động đầu tư của họ không phương hại cho an ninh quốc gia (đảm bảo pháp lý đối với tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo việc di chuyển lợi nhuận về nước của nhà đầu tư được diễn ra dễ dàng). Nội dung của hệ thống pháp luật ngày càng đồng bộ, chặt chẽ và không chồng chéo, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế thì khả năng hấp dẫn FDI ngày càng cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 27)