M ĐUN: ƯƠNG CUA GIỐNG
1. Kiểm tra môi trường nước ao
1.6. Kiểm tra, xử lý chỉ tiêu độ trong, màu nước
1.6.1. Kiểm tra độ trong, màu nước
- Vị trí, thời điểm đo độ trong: cách bờ 1 - 2m, 13 - 14 giờ mỗi ngày.
Cách đo độ trong:
Dụng cụ đo độ trong: đĩa Secchi Thực hiện như hướng dẫn ở mục 2.1. Chọn nguồn nước mặn, bài Chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống cua xanh của mô đun Xây dựng trại sản xuất giống cua.
Có thể đo độ trong của nước đơn giản bằng tay như sau:
Xoè bàn tay ra sao cho bàn tay vuông góc với cổ tay.
Cho tay từ từ xuống nước cho tới khi không nhìn thấy các ngón tay.
Độ trong của nước là độ dài của cánh tay ướt nước.
Hình 5.3.13. Đĩa đo độ trong
- Quan sát màu nước bằng mắt thường.
1.6.2. Xử lý khi độ trong và màu nước không thích hợp
Độ trong thích hợp trong ao ương là 30 - 40cm
Độ trong thấp do ao nhiều tảo, thường vào cuối vụ nuôi, pH và oxy hòa tan giảm thấp lúc gần sáng và tăng cao vào quá trưa, gây bất lợi cho cua
Độ trong cao do ao ít tảo (nền đáy ao trơ, nghèo dinh dưỡng, tảo suy tàn, nước ao nhiễm phèn), thức ăn tự nhiên kém, tảo đáy có thể phát triển ở đáy ao. Độ đục: chỉ độ ít hay nhiều bùn, phù sa lơ lủng trong nước, độ đục cao là nước ao có nhiều bùn, phù sa lơ lửng.
Ngừng bón phân
Thay nước: tháo bớt 20 - 30% nước ao, cấp nước mới.
Hình 5.3.14. Ngừng bón phân Dùng hóa chất diệt tảo để làm giảm mật độ tảo trong ao.
Có thể giảm mật độ tảo bằng cách hòa tan formol vào nước, tạt đều vào ½ ao cuối gió vào thời điểm 14 - 15giờ.
Lượng dùng: 5 - 10 lít/1.000m3
nước. Thay 1/3 nước mới vào hôm sau. - Xử lý độ trong cao:
+ Khi đáy ao trơ, nghèo dinh dưỡng: Bón phân vi sinh hoặc phân vô cơ (urea, DAP), gây màu nước cho ao.
Liều lượng sử dụng là 0,2 - 0,3kg /100m2.
Ví dụ: Ao có diện tích 500m2, liều lượng phân urea sử dụng là 0,3kg/100m2
Hình 5.3.15. Phân DAP bón cho ao Lượng phân cần dùng là:
0,3kg x 500m2/100m2 = 1,5kg Cân lượng phân cần dùng.
Hòa tan hoàn toàn phân trong nước ngọt.
Tạt phân đều khắp ao.
Hình 5.3.16. Bón phân gây màu
Thay nước, đưa chế phẩm men - vi sinh hoặc zeolite vào ao để phân hủy xác tảo chết và hấp thu khí độc. Bón phân gây màu nước trở lại.
+ Nước ao nhiễm phèn:
Hòa vôi vào nước rồi tạt đều khắp ao, lượng dùng 7 - 10kg/1.000m2, 7 - 10 ngày/lần.
Bón phân gây màu nước. - Màu nước:
Màu nước thích hợp trong ao ương là màu xanh lá, xanh vỏ đậu hay vàng nâu.
Màu xanh thẫm của nước ao do tảo lam phát triển, ao có nhiều chất dinh dưỡng, có thể gây ô nhiễm ao.
Các màu trắng sữa, nâu đen đều gây bất lợi cho cua. Thay nước khi trong ao xuất hiện các màu bất lợi.
1.7. Kiểm tra, xử lý khí độc NH3, H2S 1.7.1. Kiểm tra NH3