Kiểm tra, xử lý chỉ tiêu pH

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun ương cua giống nghề sản xuát giống cua xanh (Trang 54 - 57)

M ĐUN: ƯƠNG CUA GIỐNG

1. Kiểm tra môi trường nước ao

1.1. Kiểm tra, xử lý chỉ tiêu pH

1.1.1. Kiểm tra pH

- Thu mẫu nước

Dùng ca, xô thu mẫu nước ao ở cách bờ khoảng 1 - 2m, cách mặt nước khoảng 0,5m.

Lấy 2 mẫu nước ở 2 bờ đối diện nhau nếu ao lớn.

- Đo pH

Đo pH của mẫu nước ngay sau khi thu mẫu bằng bộ kiểm tra pH (test kit pH).

Cách đo pH được hướng dẫn ở mục 2.1. Chọn nguồn nước mặn, bài Chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống cua xanh của mô đun Xây dựng trại sản xuất giống cua.

pH thích hợp là 7,5 - 8,5. Hình 5.3.1. Bộ kiểm tra pH

1.1.2. Xử lý

- Biến động của pH trong ao:

Trong ao ương cua giống, biến động pH nước phụ thuộc vào mật độ tảo trong ao.

Ao nhiều tảo, pH thấp nhất vào lúc gần sáng, cao nhất vào quá trưa. Sau đó pH lại hạ dần.

Ao ít tảo, pH cũng cao vào buổi quá trưa và thấp vào lúc gần sáng. Tuy nhiên, khoảng cách giữa pH cao và thấp không lớn lắm.

Ngoài ra, trời mưa, phèn bị rửa trôi từ bờ xuống ao làm pH nước giảm xuống hay khi độ kiềm giảm cũng làm pH biến động lớn trong ngày.

pH thích hợp là 7,5 - 8,5, dao động không quá 0,5 đơn vị trong một ngày đêm.

- Ảnh hưởng của pH cao:

Khi pH tăng, khí độc NH3 trong ao tăng lên.

Khi pH cao kéo dài, cua khó lột xác, có thể xuất hiện những đốm trắng trên vỏ cua.

- Ảnh hưởng của pH thấp:

Khi pH thấp, tảo khó phát triển nên khó gây màu nước.

Ngoài ra, pH thấp làm khí H2S được tạo ra nhiều ở đáy ao và gây độc, cua dễ nhiễm bệnh.

Vôi bột CaCO3 Vôi đen (dolomite) CaMg(CO3)2

Vôi nung CaO

Hình 5.3.2. Các loại vôi sử dụng phổ biến để bón vào ao khi trời mưa

Bón vôi nông nghiệp hay còn gọi là vôi bột CaCO3 dọc theo mái và mặt bờ trước khi trời mưa

Lượng dùng: 100 - 300kg/1.000m2

Hình 5.3.3. Rải vôi dọc theo bờ ao

Bón vôi bột hoặc dolomite (vôi đen) xuống ao sau khi trời mưa bằng cách hòa vôi vào nước chứa trong xô.

Tạt nước vôi khắp ao để ổn định pH.

Lượng dùng: 10 - 30kg/1.000m2

Hình 5.3.5. Tạt nước vôi vào ao Nếu pH giảm thấp (dưới 7,5) sau

cơn mưa, có thể dùng vôi sống (vôi cục, CaO) tạt vào ao để nâng pH.

Tưới nước vào vôi sống để thành vôi bung.

Hòa vôi bung vào xô nước, khuấy cho tan đều.

Lượng dùng: 5 - 10kg/1.000m2

Tạt từ từ xung quanh ao để tránh cua bị sốc vì vôi này làm pH nước tăng nhanh.

Hình 5.3.6. Tưới nước vào vôi sống

- Khi pH thấp kéo dài

Nguyên nhân: Ao mới đào hoặc ao ở vùng đất phèn Xử lý:

Hòa vôi vào nước rồi tạt đều khắp ao, lượng dùng 7 - 10kg/1.000m2

, 7 - 10 ngày/lần.

Cải tạo phèn (rửa phèn, bón vôi) cho ao trước khi bắt đầu vụ nuôi mới. - Khi pH tăng cao hơn 8,5, chênh lệch pH lúc sáng và chiều hơn 0,5: Thay nước mỗi ngày 20 - 30% thể tích nước trong ao. Nước thay phải được lắng trong ao chứa và cấp vào ao ương qua lưới lọc.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun ương cua giống nghề sản xuát giống cua xanh (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)