Thu, xác định số lượng cua bột

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun ương cua giống nghề sản xuát giống cua xanh (Trang 32 - 35)

M ĐUN: ƯƠNG CUA GIỐNG

1. Thu, xác định số lượng cua bột

1.1. Hạ độ mặn

Nếu chênh lệch độ mặn giữa bể ương cua bột và ao, bể ương cua giống nhỏ hơn 5‰ thì chỉ cần cân bằng độ mặn tại ao, bể.

Nếu độ mặn giữa 2 nơi chênh lệch từ 5‰ trở lên thì cần hạ độ mặn của nước trong bể ương trước khi thu cua bột.

Mỗi lần giảm không quá 2‰, thời gian giữa 2 lần giảm phải trên 4 giờ. Công thức tính: Vbs = V x (a – b) / (a – c)

Vbs là thể tích nước cần bổ sung vào bể sau khi rút bớt nước trong bể ra, tính bằng m3

hay lít

V là thể tích nước ban đầu trong bể, tính bằng m3

hay lít a là độ mặn của nước trong bể trước khi hạ, tính bằng ‰ b là độ mặn yêu cầu hạ, tính bằng ‰

c là độ mặn của nước bổ sung vào bể sau khi rút bớt nước trong bể ra, thông thường là nước có độ mặn 10 - 15‰.

Ví dụ: Bể ương chứa 10m3

nước 25‰. Tính lượng nước 10‰ cần bổ sung vào bể sau khi đã rút bớt nước trong bể ra để hạ độ mặn xuống còn 23‰.

V = 10m3

a = 25‰, b = 23‰, c = 10‰

Vbs = 10m3 x (25 – 23) / (25 – 10) = 1,3m3 Vậy: Cần bổ sung 1,3m3

nước 15‰ vào bể sau khi đã rút bớt 1,3m3 nước trong bể ra để hạ độ mặn xuống còn 23‰.

1.2. Thu cua

Phân biệt sự khác nhau giữa ấu trùng Megalop với cua bột C1

Bảng 5.2.1. Sự khác nhau giữa ấu trùng Megalop với cua bột C1

Chỉ tiêu Megalops Cua bột C1

Kích thước (mm)

4,01 (theo chiều dài)

2,5-3 (chiều rộng mai cua)

Giáp đầu ngực Hình chữ nhật theo chiều dài từ chủy xuống thân

Hình o-van, chiều rộng mai cua lớn hơn chiều dài Hình dạng

Hình 5.2.1. Megalop Hình 5.2.2. Cua bột C1 Chân ngực - Đôi chân càng hoạt động

bắt mồi và tự vệ

- 4 đôi chân ngực tách khỏi giáp đầu ngực

- Đôi 1: chân càng bắt mồi và tự vệ

- Đôi 2 - 4: dùng để bò - Đôi 5: chân bơi Trạng thái hoạt động - Bơi lội - Bám vào giá thể - Bò ở đáy, thành bể - Bò ở đáy - Bám vào giá thể - Bơi lội (thỉnh thoảng)

Ở 29 - 300

C, sau 8 - 12 ngày ương trong bể, ấu trùng Megalop biến đổi thành cua bột C1 có chiều rộng mai 2,5 - 3mm.

- Thu cua bột:

Dùng ống nhựa mềm hút nước từ trong bể vào vợt đặt trong một thau, xô ở bên ngoài.

Cua bột bị hút theo nước vào ống và được giữ lại trong vợt.

Nước qua vợt và tràn ra khỏi thau, xô.

Hình 5.2.3. Thu cua bột bằng ống nhựa Hút nước trong bể cho đến

khi gần cạn thì ngưng lại.

Dùng vợt tiếp tục thu cua bột còn lại trong bể.

Chuyển cua bột vào thùng chứa 50 - 100l có sục khí để xác định số lượng.

Hình 5.2.4. Thu cua bột bằng vợt

1.3. Đếm mẫu

- Lấy mẫu

Gom cua bột lại bằng vợt mịn và lấy mẫu bằng cốc, tách nhỏ. - Đếm số lượng cua trong mẫu

Cho cua bột trong mẫu vào ca, thau nhỏ chứa nước trong bể, sục khí. Dùng muỗng lớn múc một ít cua bột trong ca, thau nhỏ.

Đếm cua bột trong muỗng lớn, lần lượt cho đến khi hết số cua bột trong ca, thau nhỏ.

Ví dụ:

Số lượng cua bột trong 3 mẫu đếm lần lượt là 420, 580 và 530. Vậy, số lượng cua bột trung bình trong mẫu là:

(420 + 580 + 530) / 3 = 510 - Tính số lượng cua bột thu được

Số lượng cua bột = trung bình mẫu x số muỗng chứa cua Ví dụ: Số lượng cua bột trung bình trong mẫu là 510. Số cốc chứa cua bột trong vật chứa là 100 cốc

Số lượng cua bột = 510 x 100 cốc = 51.000 cua bột

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun ương cua giống nghề sản xuát giống cua xanh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)