Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vố n

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư địa ốc hoàng quân cần thơ (Trang 42 - 44)

- Theo quan điểm luân chuyển vốn, vốn chủ sở hữu theo đúng bản chất là khoản vốn có đủ khả năng trang trải tất cả mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Để xem xét điều này có xảy ra với Công ty hay không chúng ta xem xét cân

đối sau:

B.Nguồn vốn = [I+II+IV+(2,3)V+VI] A.Tài sản +[I+II+III] B.Tài sản (1) •Vế trái = B.Nguồn vốn

•Vế phải =[I+II+IV+(2,3)V+VI] A.Tài sản +[I+II+III] B.Tài sản

- Căn cứ từng khoản mục trên Bảng cân đối kế toán của Công ty thay vào (1) ta có bảng sau.

Bảng 3: Bảng cân đối 1 Đvt: 1.000 đ Vế trái Vế phải Chênh lệch Vế trái/Vế phải Năm 2008 9.973.098 10.345.985 (372.887) Năm 2009 14.468.656 15.892.671 (1.424.015)

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2008 – 2009

Nhận xét:

- Năm 2008 nhu cầu về vốn để Công ty hoạt động là 10.345.985.000 đồng nhưng trên thực tế vốn chủ sở hữu chỉ đáp ứng được là 9.973.098.000 đồng không đảm bảo cho hoạt động của công ty là 372.887.000 đồng, do đó đơn vị

phải đi vay hay chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Năm 2009 nhu cầu về vốn tăng lên 15.892.671.000 đồng vì vậy vốn chủ sở hữu cũng đã tăng lên 14.468.656.000

đồng, vốn chủ sở hữu đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay nhưng vẫn không đáp ứng đủđể đảm bảo cho hoạt động của Công ty là 1.424.015.000 đồng. Chính vì thế, Công ty vẫn phải đi vay hay chiếm dụng của đơn vị khác.

- Tóm lại, qua phân tích trên cho chúng ta thấy vốn chủ sở hữu của Công ty trong hai năm vẫn không đáp ứng đủ cho quá trình hoạt động của Công ty, mà Công ty phải đi vay hay chiếm dụng của đơn vị khác để đảm bảo cho quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta thấy được rằng vốn chủ sở hữu của Công ty đã dần tăng lên.

- Để đánh giá xem khoản đi vay và chiếm dụng vốn của Công ty có được sử

dụng có hiệu quả hay không ta xem xét tính cân đối sau:

[(1,2)I+II] A.NV+B.NV = [I+II+IV+(2,3)V+VI] A.TS+[I+II+II] B.TS (2) •Vế trái = [(1,2)I+II] A.NV+B.NV

•Vế phải = [I+II+IV+(2,3)V+VI] A.TS+[I+II+II] B.TS

Bảng 4: Bảng cân đối 2

Đvt: 1.000 đ

Vế trái Vế phải Chênh lệch Vế trái/Vế phải

Năm 2008 12.975.511 9.479.189 3.496.322 Năm 2009 21.479.390 13.512.373 7.967.017

Bảng 5: Vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng

Đvt: 1.000 đ

Vốn đi chiếm dụng Vốn bị chiếm dụng [(3→8)I+III] A. NV [III+(1,4,5)V] A.TSản+IV B.TSản

Chênh lệch

VBCD/VĐCD

Năm 2008 1.684.711 5.181.033 3.496.322 Năm 2009 2.265.423 10.232.440 7.967.017 Nhận xét:

- Năm 2008, tổng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay của doanh nghiệp là 12.975.511.000 đồng nhưng trong năm doanh nghiệp chỉ cần 10.345.985.000 đồng để trang trải cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Số vốn còn lại của công ty đã bịđơn vị khác chiếm dụng là 3.496.322.000 đồng. Nhưng trên thực tế thì số vốn bị chiếm dụng không phải là 3.496.322.000 đồng vì trong quá trình hoạt động công ty cũng đã chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Qua bảng phân tích trên ta thấy: vốn công ty đi chiếm dụng là 1.684.711.000 đồng, vốn công ty bị chiếm dụng là 5.181.033.000 đồng nhưng vốn công ty thực sự bị

chiếm dụng là 3.496.322.000 đồng.

- Năm 2009, lượng vốn thiếu của Công ty là 1.424.015.000 đồng và Công ty

đã đi vay số tiền là 9.391.032.000 đồng, số vốn thừa 7.967.017.000 đồng đã bị đơn vị khác chiếm dụng. Nhưng trên thực tế công ty đã bị chiếm dụng là 10.232.440.000 đồng và Công ty đã chiếm dụng của đơn vị khác là 2.265.432.000 đồng.

- Tóm lại, qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty qua 2 năm 2008 – 2009 rút ra được nhận xét là vốn chủ sở hữu của Công ty qua 2 năm đã

được bổ sung nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh ngày càng cao. Do đó, đòi hỏi Công ty phải đi vay ngắn hạn và vay dài hạn một khối lượng lớn đủđểđáp ứng hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư địa ốc hoàng quân cần thơ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)