Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Địa

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư địa ốc hoàng quân cần thơ (Trang 39)

Địa Ốc Hoàng Quân Cần Thơ:

- Những năm qua, thị trường có nhiều chuyển biến phức tạp, gây khó khăn cho hoạt động của Công ty.

Bảng 1: Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2008 – 2009 Đvt: 1.000 đ Chênh lệch 2009/2008 TT Chỉ tiêu 2008 2009 Số tiền Tỷ lệ 1 Doanh thu 28.311.245 52.382.184 24.070.939 85,02 2 Chi phí 21.681.354 44.190.636 22.509.282 103,82 3 Lợi nhuận trước thuế 6.629.891 8.191.548 1.561.657 23,55 4 Thuế TNDN phải nộp 2.098.764 3.178.137 1.079.373 51,43 5 Lợi nhuận sau thuế 4.531.127 5.013.411 482.284 10,64

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 - 2009

Ø Nhận xét: Qua bảng phân tích trên, ta có thể nhận thấy được kết quả đạt

được của Công ty qua 2 năm như sau:

- Năm 2009 kết quả đạt được cao hơn năm trước cả về doanh thu lẫn lợi nhuận do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được mở rộng trên mọi lĩnh vực. Những kết quảđó là thành công đạt được của sự cố gắng không ngừng vươn lên của toàn bộ nhân viên trong Công ty và sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh

đạo Công ty.

- Tổng doanh thu năm 2009 tăng lên khá cao so với năm 2008 tăng lên 85,02 %. Trong năm 2009, Công ty đã dần ổn định và bắt tay đầu tư vào các công trình có quy mô lớn chẳng hạn như chung cư đa chức năng, đầu tư vào xây dựng trường học, đầu tư vào giáo dục, đầu tư mua đi bán lại thu lại được vốn nhanh. Các công trình dở dang năm 2008 bắt đầu được đưa vào kinh doanh mua bán nên doanh thu năm 2009 tăng lên (ví dụ như khu nhà ở dành cho chuyên gia

ở Bình Minh bắt đầu đưa vào mua bán trở lại).

- Lợi nhuận luôn là yếu tố quan trọng đối với Công ty. Năm 2009 lợi nhuận sau thuế tăng cao hơn so với năm 2008 tăng lên 10,64%.

- Nhưng bên cạnh việc doanh thu tăng lên đó thì chi phí cũng tăng lên khá cao vì càng có nhiều sựđầu tư kinh doanh càng tốn nhiều nhân công và chi phí

quản lý. Chi phí cho những thiết bị phục vụ cho xây dựng càng được cải tiến để đáp ứng được nhu cầu nhanh chóng kịp thời của những dự án lớn.

- Công ty cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của một doanh nghiệp với nhà nước là nộp đầy đủ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

4,2 4,4 4,6 4,8 5 2008 2009 Lợi nhuận 2008 - 2009 Hình 2: Lợi nhuận của công ty năm 2008 và năm 2009 3.3 Phương hướng, mục tiêu hoạt động của Công ty trong thời gian tới:

- Công ty trở thành công ty hàng đầu Việt Nam hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực trong đó lấy Bất Động Sản, Tài Chính, Giáo Dục làm các ngành chủ lực, tạo thế phát triển bền vững.

- Không ngừng sáng tạo, phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao giá hợp lý.

- Tiên phong trong từng ngành sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, mang lại những giá trị khác biệt cho khách hàng và nhà đầu tư.

- Luôn luôn hướng đến những cái mới và chấp nhận thay đổi

- Mang lại những giá trị khác biệt cho khách hàng, nhà đầu tư và các bên liên quan, vì sự phát triển chung của cộng đồng xã hội.

- Tiên phong trong phục vụ khách hàng, nhà đầu tư.

- Công ty luôn hướng đến khách hàng theo phương châm: “Uy tín – Hiệu Quả

– Chuyên Nghiệp”.

- Ngoài hoạt động kinh doanh Công ty sẽ luôn tích cực tham gia những hoạt

động xã hội như: tài trợ, bảo trợ cho người nghèo, ủng hộ cho các hoạt động xã hội.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

ĐẦU TƯĐỊA ỐC HOÀNG QUÂN CẦN THƠ

4.1 Phân tích chung về tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Đầu TưĐịa

Ốc Hoàng Quân Cần Thơ:

4.1.1 Đánh giá khái quát tình hình biến động về tài sản, nguồn vốn:

- Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tài sản và nguồn vốn của Công ty luôn thay đổi qua các năm. Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn sẽ cho chúng ta thấy những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình biến động

đó.

Bảng 2: Bảng cân đối kế toán trong 2 năm 2008 – 2009

Đvt: 1.000 đ Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ lệ TSLĐ và ĐTNH 8.519.114 17.116.379 8.597.265 100,92 TSCĐ và ĐTDH 6.141.108 6.628.434 487.326 7,94 Tổng Tài Sản 14.660.222 23.744.813 9.084.591 61,97 Vốn chủ sở hữu 9.973.098 14.468.656 4.495.558 45,08 Nợ phải trả 4.687.124 9.276.157 4.589.033 97,90 Tổng NV 14.660.222 23.744.813 9.084.591 61,97

Nguồn: Bảng Cân Đối Kế Toán năm 2008 – 2009

Nhận xét:

- Xét qua Bảng Cân Đối Kế Toán năm 2008 – 2009 chúng ta rút ra được những nhận định ban đầu như sau:

+ Tổng tài sản của Công ty năm 2009 tăng lên 9.084.591.000 đồng so với năm 2008, qua điều này cho thấy năm 2009 Công ty đã tiến hành mở rộng quy mô kinh doanh. Trong năm, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên một cách đáng kể 8.597.265.000 đồng hay tăng lên 100,92% so với năm trước. Đồng thời, tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 là 487.326.000 đồng tương ứng với 7,94%.

+ Nguyên nhân dẫn đến tổng nguồn vốn năm 2009 tăng cao hơn năm 2008 là do trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh, Công ty không chỉ góp thêm vốn mà còn ra sức thu hút, huy động thêm vốn kinh doanh. Bên cạnh những việc làm trên thì Công ty còn đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để hoạt động kinh doanh của Công ty không bị đình trệ vì thiếu vốn kinh doanh. Cụ thể cho việc đi chiếm dụng vốn là các khoản nợ mà Công ty mua chịu của các đơn vị

khác, thanh toán trong thời gian dài như: cát, đá, xi măng, gạch…trong quá trình xây dựng. Năm 2009 các công trình được mở rộng và đầu tư thêm nên các khoản chiếm dụng vốn càng được chú trọng cụ thể là năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 97,90%. Đây là một tỷ lệ cao cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của Công ty là rất cao.

- Qua phân tích sơ bộ về cơ cấu nguồn vốn của Công ty thấy rằng quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2009 đã được mở rộng và thấy được sự

thay đổi về quy mô vốn của Công ty.

- Tuy nhiên, chỉ dựa vào sự phân tích trên thì chưa thể đánh giá sâu sắc vào toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để đánh giá đúng tình hình biến

động ta đi vào phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.

4.1.2 Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn:

- Theo quan điểm luân chuyển vốn, vốn chủ sở hữu theo đúng bản chất là khoản vốn có đủ khả năng trang trải tất cả mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Để xem xét điều này có xảy ra với Công ty hay không chúng ta xem xét cân

đối sau:

B.Nguồn vốn = [I+II+IV+(2,3)V+VI] A.Tài sản +[I+II+III] B.Tài sản (1) •Vế trái = B.Nguồn vốn

•Vế phải =[I+II+IV+(2,3)V+VI] A.Tài sản +[I+II+III] B.Tài sản

- Căn cứ từng khoản mục trên Bảng cân đối kế toán của Công ty thay vào (1) ta có bảng sau.

Bảng 3: Bảng cân đối 1 Đvt: 1.000 đ Vế trái Vế phải Chênh lệch Vế trái/Vế phải Năm 2008 9.973.098 10.345.985 (372.887) Năm 2009 14.468.656 15.892.671 (1.424.015)

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2008 – 2009

Nhận xét:

- Năm 2008 nhu cầu về vốn để Công ty hoạt động là 10.345.985.000 đồng nhưng trên thực tế vốn chủ sở hữu chỉ đáp ứng được là 9.973.098.000 đồng không đảm bảo cho hoạt động của công ty là 372.887.000 đồng, do đó đơn vị

phải đi vay hay chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Năm 2009 nhu cầu về vốn tăng lên 15.892.671.000 đồng vì vậy vốn chủ sở hữu cũng đã tăng lên 14.468.656.000

đồng, vốn chủ sở hữu đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay nhưng vẫn không đáp ứng đủđể đảm bảo cho hoạt động của Công ty là 1.424.015.000 đồng. Chính vì thế, Công ty vẫn phải đi vay hay chiếm dụng của đơn vị khác.

- Tóm lại, qua phân tích trên cho chúng ta thấy vốn chủ sở hữu của Công ty trong hai năm vẫn không đáp ứng đủ cho quá trình hoạt động của Công ty, mà Công ty phải đi vay hay chiếm dụng của đơn vị khác để đảm bảo cho quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta thấy được rằng vốn chủ sở hữu của Công ty đã dần tăng lên.

- Để đánh giá xem khoản đi vay và chiếm dụng vốn của Công ty có được sử

dụng có hiệu quả hay không ta xem xét tính cân đối sau:

[(1,2)I+II] A.NV+B.NV = [I+II+IV+(2,3)V+VI] A.TS+[I+II+II] B.TS (2) •Vế trái = [(1,2)I+II] A.NV+B.NV

•Vế phải = [I+II+IV+(2,3)V+VI] A.TS+[I+II+II] B.TS

Bảng 4: Bảng cân đối 2

Đvt: 1.000 đ

Vế trái Vế phải Chênh lệch Vế trái/Vế phải

Năm 2008 12.975.511 9.479.189 3.496.322 Năm 2009 21.479.390 13.512.373 7.967.017

Bảng 5: Vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng

Đvt: 1.000 đ

Vốn đi chiếm dụng Vốn bị chiếm dụng [(3→8)I+III] A. NV [III+(1,4,5)V] A.TSản+IV B.TSản

Chênh lệch

VBCD/VĐCD

Năm 2008 1.684.711 5.181.033 3.496.322 Năm 2009 2.265.423 10.232.440 7.967.017 Nhận xét:

- Năm 2008, tổng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay của doanh nghiệp là 12.975.511.000 đồng nhưng trong năm doanh nghiệp chỉ cần 10.345.985.000 đồng để trang trải cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Số vốn còn lại của công ty đã bịđơn vị khác chiếm dụng là 3.496.322.000 đồng. Nhưng trên thực tế thì số vốn bị chiếm dụng không phải là 3.496.322.000 đồng vì trong quá trình hoạt động công ty cũng đã chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Qua bảng phân tích trên ta thấy: vốn công ty đi chiếm dụng là 1.684.711.000 đồng, vốn công ty bị chiếm dụng là 5.181.033.000 đồng nhưng vốn công ty thực sự bị

chiếm dụng là 3.496.322.000 đồng.

- Năm 2009, lượng vốn thiếu của Công ty là 1.424.015.000 đồng và Công ty

đã đi vay số tiền là 9.391.032.000 đồng, số vốn thừa 7.967.017.000 đồng đã bị đơn vị khác chiếm dụng. Nhưng trên thực tế công ty đã bị chiếm dụng là 10.232.440.000 đồng và Công ty đã chiếm dụng của đơn vị khác là 2.265.432.000 đồng.

- Tóm lại, qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty qua 2 năm 2008 – 2009 rút ra được nhận xét là vốn chủ sở hữu của Công ty qua 2 năm đã

được bổ sung nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh ngày càng cao. Do đó, đòi hỏi Công ty phải đi vay ngắn hạn và vay dài hạn một khối lượng lớn đủđểđáp ứng hoạt động kinh doanh.

4.2 Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

4.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cốđịnh:

- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn cố định là xem việc sử

dụng số vốn hiện tại đang có để đầu tư vào những mục đích kinh doanh khác nhau có hợp lý hay không.

4.2.1.1 Phân tích kết cấu nguồn vốn cốđịnh của Công ty:

- Chúng ta đi vào xem xét các bộ phận cấu thành nên vốn cố định của Công ty thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 6: Kết cấu vốn cốđịnh của Công ty qua 2 năm 2008 – 2009 Đvt: 1.000 đ Vốn cốđịnh Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1. TSCĐ 6.085.229 99.09 6.411.019 96,72 325.790 5,35 - Nguyên giá 7.492.623 122,01 7.923.051 119,53 430.428 5,74 - GT HM lũy kế (1.407.394) (22,92) (1.512.032) (22,81) (104.638) 7,43 2. Đầu tư TCDH 0 0 207.101 3,12 207.101 - - Góp VLD 0 0 207.101 3,12 207.101 - 3. CP XDCBDD 55.879 0,91 10.314 0,16 (45.565) (81,5) TỔNG 6.141.108 100,00 6.628.434 100,00 487.326 7,94

Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2 năm 2008 - 2009

Nhận xét:

- Với nguồn lực đầu tư có giới hạn, xu hướng đầu tư cho vốn lưu động tăng song song với việc đầu tư vào vốn cốđịnh cũng tăng.

Ø Tài sản cốđịnh:

- Trong quá trình hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trên thị trường Công ty có quan tâm đầu tư tài sản cố định, nguyên giá tài sản cố định tăng qua hai năm. Cụ thể, năm 2008 tài sản cố định là 6.085.229.000 đồng chiếm tỷ trọng 99,09% trong vốn cố định. Năm 2009 tài sản cố định là 6.411.019.000 đồng chiếm tỷ

trọng là 96,72%.

- Xem xét sự gia tăng của tài sản cốđịnh qua hai năm chúng ta thấy giá trị

tài sản cố định tăng lên nhưng về mặt tỷ trọng thì lại giảm xuống điều này là do trong năm 2009 Công ty đã tăng đầu tư tài chính dài hạn.

Ø Đầu tư tài chính dài hạn:

- Trong năm 2008 công ty chưa có xu hướng mở rộng liên kết với thị trường bên ngoài. Vì Công ty đang cố gắng cũng cố khả năng nội lực của bản thân để

- Năm 2009, Công ty đã tiến hành đầu tư dài chính dài hạn 207.101.000

đồng, chiếm tỷ trọng là 3,12% trong tổng vốn cố định thể hiện tiềm lực tài chính của Công ty dồi dào. Công ty đã dùng vào việc đầu tư tài chính dài hạn hy vọng tìm kiếm nguồn lợi tức lâu dài và điều đó cũng phù hợp với xu thế chung là đa dạng hóa các hoạt động để giảm rủi ro tài chính.

Ø Chi phí xây dựng cơ bản dở dang:

- Năm 2008 chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 55.879.000 đồng chiếm 0,91%, nhưng đến năm 2009 giảm xuống một lượng là 45.565.000 đồng so với năm 2008 với tỷ trọng giảm là 81,54%. Do trong năm 2009 các công trình mà công ty đầu tư xây dựng đã hoàn thành và được nghiệm thu đưa vào sử dụng và kinh doanh mua bán, do đó chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2009 giảm hơn so với năm 2008. Chính vì vậy, đã góp phần làm cho vốn lưu động năm 2009 tăng lên.

Nhận xét chung: trong kết cấu vốn cố định của Công ty, tài sản cố định của Công ty tăng lên. Điều này chứng tỏ Công ty chú trọng vào việc nâng cao cơ sở

kỹ thuật, hoạt động lâu dài thì đầu tư vào tài sản cố định là hợp lý. Bên cạnh đó, Công ty đã tiến hành đầu tư tài chính dài hạn hy vọng tìm kiếm nguồn lợi tức lâu dài.

4.2.1.2 Khả năng đảm bảo nguồn vốn cốđịnh:

- Nguồn vốn cốđịnh chủ yếu huy động từ các khoản vay, vốn chủ sở hữu có tăng những cũng chưa đủđảm bảo cho quá trình kinh doanh.

Bảng 7: Khả năng đảm bảo nguồn vốn cốđịnh (2008 – 2009) Đvt: 1.000 đ 2008 2009 Chênh lệch 2009/2008 Vốn chủ sở hữu 9.973.098 14.468.656 4.495.558 Vốn cốđịnh 6.141.108 6.628.434 487.326

Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2008 – 2009

Nhận xét:

- Nguồn vốn cốđịnh của Công ty năm 2008 là 6.141.108.000 đồng, trong

đó nguồn vốn chủ sở hữu là 9.973.098.000 đồng. Năm 2009 nguồn vốn cốđịnh

Chỉ tiêu

và nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên một lượng là: nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 4.495.558.000 đồng, nguồn vốn cố định tăng lên là 487.326.000 đồng. Do nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhiều nhưng vốn cố cốđịnh tăng ít nên Công ty vẫn

đảm bảo vốn để hoạt động kinh doanh.

- Qua việc phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định, cho chúng ta thấy Công ty đang hoạt động có hiệu quả và khả năng đảm bảo về mặt tài chính cao.

4.2.1.3 Hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh:

- Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản cố định và đầu tư

dài hạn thể hiện quy mô, cơ sở vật chất để tiến hành kinh doanh.

Ø Tình hình sử dụng tài sản cốđịnh của Công ty:

Bảng 8: Tình hình sử dụng tài sản cốđịnh trong 2 năm 2008 – 2009

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư địa ốc hoàng quân cần thơ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)