Nhóm biện pháp 2

Một phần của tài liệu Áp dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán cho học sinh yếu kém lớp 11 tỉnh Cao Bằng (Trang 80 - 95)

Lên lớp là hoạt động cụ thể của GV nhằm thực hiện toàn bộ giáo án đã vạch ra, là lĩnh vực đời sống tinh thần quan trọng nhất, đây là lúc người GV và người học tiếp xúc với nhau. Chính trong thời gian đó người GV mới thể hiện đầy đủ tính khoa học và tính nghệ thuật trong công tác dạy học và giáo dục của mình, thể hiện tầm hiểu biết, hứng thú, niềm tin và nói chung là thế giới tinh thần của mình. Ngoài những việc thường lệ mà GV phải làm như thường xuyên kiểm tra đến vở ghi của các em, ưu tiên những câu hỏi, những bài tập vừa sức cho các em HSYK, luôn tôn trọng và làm cho HS cảm thấy vẫn được tôn trọng, khuyến khích, tuyên dương khen ngợi kịp thời đối với từng tiến bộ nhỏ của các em… Khi áp dụng các KTDHTC trên lớp thì GV cần phải lưu ý một số điểm và có thể áp dụng các biện pháp sau để triển khai các KTDHTC một cách hiệu quả nhất.

2.2.2.1. Biện pháp 4: Làm rõ yêu cầu của GV và nhiệm vụ của HS để HSYK định hướng rõ mục tiêu của mình

a, Cơ sở của biện pháp:

Những chỉ dẫn đối với GV khi dạy học nhóm đã nêu rất rõ: “Dạy học nhóm đòi hỏi GV phải có năng lực lập kế hoạch và tổ chức, còn HS phải có sự hiểu biết về phương pháp, được luyện tập và thông thạo cách học này”, “Thành công của công việc nhóm còn phụ thuộc vào việc đề ra các yêu cầu công việc một cách rõ ràng và phù hợp” [5].

Tuy nhiên, qua trao đổi và thực tế dự giờ, thăm lớp thì những chỉ dẫn nêu trên hầu như GV ít “để ý” và chưa làm được khi tổ chức dạy học có sử dụng PPDH theo nhóm.

b, Nội dung biện pháp

Trong những hoạt động nhóm, GV nêu rõ cho HS thấy được nhiệm vụ của họ, thời gian tiến hành hoạt động và sản phẩm mà HS phải tạo ra sau khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

72

hoạt động kết thúc. Đồng thời GV có thể nêu ra những tiêu chí mà mình sẽ dựa vào để đánh giá sản phẩm đó. Ví dụ như: Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ nhóm nào có kết quả nhanh hơn sẽ được cộng 1 điểm; nêu thang điểm của nhiệm vụ; nhóm hoạt động sôi nổi và có hiệu quả, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cộng 1 điểm… GV có thể định hướng cho HS về sản phẩm cần tạo ra ví dụ như yêu cầu lập sơ đồ tư duy, bảng biểu hay một bản báo cáo được thực hiện trên giấy A0 hay một bản PowerPoint…

c, Một số lưu ý:

Tùy thuộc vào từng bài học và việc sử dụng KTDHTC nào mà GV nêu các yêu cầu tương ứng của mình và sản phẩm tạo thành.

d, Ví dụ:

Ví dụ 2.7. Khi dạy “§2.Phương trình lượng giác cơ bản”

* Tiết 1 của bài học, để sử dụng kĩ thuật mảnh ghép GV chia lớp thành 4 nhóm HLKN (Các thành viên trong nhóm được đánh số thứ tự từ 1 tới 8) và tiến hành phân công nhiệm vụ cho các nhóm HS như sau:

Vòng 1:

- Nhóm 1: Nghiên cứu phương trình sinx=a. - Nhóm 2: Nghiên cứu phương trình cosx=a

- Nhóm 3: Nghiên cứu phương trình tanx=a

- Nhóm 4: Nghiên cứu phương trình cotx=a

GV chiếu yêu cầu của mình trên màn hình hoặc ghi trên bảng phụ như sau:

Yêu cầu thực hiện hoạt động 1

Thời gian thực hiện 20 phút (cá nhân nghiên cứu 10 phút, 10 phút thảo luận) Sản phẩm Bản báo cáo cá nhân về cách giải phương trình của nhóm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

73

 Vòng 2: Yêu cầu HS thành lập các nhóm mới theo cách sau: những HS có số thứ tự 1, 8 vào nhóm N1; số thứ tự 2, 7 vào nhóm N2; số thứ tự 3, 6 vào nhóm N3; số thứ tự 4, 5 vào nhóm N4.

Yêu cầu thực hiện hoạt động 2

Thời gian thực hiện 22 phút

Sản phẩm Bản báo cáo nhóm trên giấy A0 về cách giải các phương trình lượng giác cơ bản bằng bản đồ tư duy. Đánh giá sản phẩm Rõ ràng, dễ hiểu, sáng tạo, trình bày tốt.

* Tiết 2 của bài học, GV chiếu kế hoạch tiết học trên màn hình

t Nhiệm vụ của HS

25’

- Mỗi nhóm có 4 phút cho một thành viên bất kì để báo cáo sản phẩm của nhóm mình. HS theo dõi các báo cáo.

- Theo dõi nhận xét, đánh giá, những lưu ý của GV để về nhà tự trình bày nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy vào vở ghi.

15’ Các nhóm luyện tập giải các phương trình lượng giác cơ bản (*), mỗi thành viên thực hiện bài giải cá nhân trên một phần của giấy A0 đã được chia sẵn, ghi lại kết quả thảo luận của nhóm vào giữa tờ A0.

5’ Trưng bày sản phẩm (*) Giải các phương trình sau

( ) ( ) ( )

π

.sinæç -ç x ö÷÷= .cos x+ = 3.tan x- = 4.cot x- =

÷ çè ø 0 3 1 1 2 2 1 15 3 3 1 1 3 2 3

2.2.2.2. Biện pháp 5: Gợi động cơ học toán bằng các kĩ thuật dạy học tích cực để kích thích hứng thú học tập cho HSYK

a, Cơ sở của biện pháp:

Gợi động cơ là một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS, làm cho việc học tập trở nên tự giác, tích cực, chủ động. Việc học tập tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo đòi hỏi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

74

HS phải có ý thức về những mục tiêu đặt ra và tạo được động lực bên trong thúc đẩy bản thân họ để đạt các mục tiêu do đó ta cần cho HS ý thức được ý nghĩa của những hoạt động và của đối tượng hoạt động.

Việc vận dụng một số KTDHTC vào dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, khích thích tư duy sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.

b, Nội dung biện pháp:

Gợi động cơ không phải chỉ là việc làm ngắn ngủi lúc bắt đầu dạy một tri thức nào đó, mà phải xuyên suốt quá trình dạy học. Vì vậy có thể phân biệt: gợi động cơ mở đầu, gợi động cơ trung gian và gợi động cơ kết thúc. Trong tiến trình tiết học, GV phải chú ý duy trì được không khí tích cực, hào hứng trong HS đối với bài học, luôn đặt họ ở trong những tình huống phải tích cực hoá những tri thức, những kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà lĩnh hội tri thức mới… [24]

 Gợi động cơ mở đầu: Việc mở đầu tiết học có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình sau này của tiết học. Chính nó quyết định nhịp điệu của tiết học, trạng thái tình cảm của thầy và trò. Theo tác giả Nguyễn Bá Kim thì khi bắt đầu một nội dung lớn, chẳng hạn một phân môn hay một chương thì ta nên cố gắng gợi động cơ xuất phát từ thực tế. Còn đối với từng bài hay từng phần của bài thì cần tính tới những khả năng gợi động cơ từ nội bộ toán học. Để gợi động cơ mở đầu GV có thể sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi hoặc sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàntrong hoạt động nhóm để tích cực hóa HS ngay từ đầu tiết học.

 Gợi động cơ trung gian: Những cách thường dùng để gợi động cơ trung gian là hướng đích, quy lạ về quen, xét tương tự, khái quát hóa, xét sự biến thiên và phụ thuộc. Với đối tượng HSYK tỉnh Cao Bằng, việc sử dụng các KTDHTC để gợi động cơ trung gian trên lớp theo tác giả nên sử dụng cách hướng đích và khái quát hóa để phù hợp với đối tượng HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

75

* Hướng đích: GV có thể sử dụng kĩ thuật KWL để hướng đích hoặc có thể sử dụng kĩ thuật lược đồ tư duy định hướng cho HS tập trung vào những nội dung cơ bản trong bài học mới kết hợp với nguyên tắc nêu vấn đề và sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi nhằm tập trung sự chú ý của HS vào chủ đề “sẽ học” (bài tập sẽ làm) từ đó HS sẽ có thể định hướng được cách giải quyết nhiệm vụ mà GV đặt ra.

* Khái quát hóa: trong dạy học GV nên yêu cầu HS khái quát hóa vấn đề để HS có thể hệ thống được kiến thức, có thể sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu cách giải của những bài toán cùng dạng hay kĩ thuật mảnh ghép kết hợp với sử dụng kĩ thuật lược đồ tư duy, để khái quát một phần hoặc một chương, một chủ đề nào đó.

 Gợi động cơ kết thúc: Nhiều khi giải quyết một vấn đề nào đó, ta chưa thể làm rõ tại sao lại học nội dung này, thực hiện hoạt động kia. Những câu hỏi này phải đợi mãi về sau mới được giải đáp trọn vẹn. Như vậy là ta đang thực hiện việc gợi động cơ kết thúc. Theo chúng tôi, nên sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật lược đồ tư duy để hệ thống kiến thức, giúp HS mường tượng lại được mình có những công cụ gì để hỗ trợ cho kiến thức mới (bài toán mới – bài toán tổng quát đang gặp).

c, Một số lưu ý: Để đặt mục tiêu một cách chính xác, cụ thể thì người GV cần nghiên cứu chương trình, nghiên cứu sách giáo khoa và tham khảo sách giáo viên. Trong tiết học, người thầy giáo phát biểu những mục tiêu một cách dễ hiểu để HS nắm được. Đặt mục tiêu là điểm xuất phát của hướng đích, nhưng không đồng nhất với hướng đích. Hướng đích là làm sao cho đối với tất cả những gì HS nói và làm, HS đều biết rằng những cái đó nhằm mục tiêu gì trong quá trình tìm hiểu và mô tả con đường đi tới đích, HS luôn luôn biết hướng những quyết định và hoạt động của mình vào mục tiêu đã đặt ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

76 d, Ví dụ:

Gợi động cơ mở đầu:

Ví dụ 2.7: Khi dạy “§3. Cấp số cộng” GV có thể nêu ví dụ thực tế mở

đầu như sau:

“Phần thưởng của người nông dân

Một lần, một nông dân nghèo cứu được một tỉ phú thoát khỏi chết đuối. Để thưởng cho anh ta, nhà tỉ phú cho một số tiền sẽ trả trong 30 ngày và cho phép anh ta chọn một trong hai phương án.

Theo phương án số 1,nhà tỉ phú cho anh ta nhận ngày thứ nhất 1 đồng bảng, ngày thứ hai 2 đồng, ngày thứ 3 ba đồng … Mỗi ngày số tiền phải trả tăng lên 1 đồng. Một đồng có giá trị bằng 12 xu.

Theo phương án số 2, nhà tỉ phú cho anh ta nhận 1 xu trong ngày thứ nhất, 2 xu trong ngày thứ hai, 4 xu trong ngày thứ ba, số tiền phải trả cứ tăng gấp đôi sau mỗi ngày”

Sau khi đưa ra ví dụ GV nêu câu hỏi:

?

H1 Theo các em người nông dân nên chọn phương án nào?

Để HS có thể suy nghĩ trong vòng 1 phút và đưa ra câu trả lời, HS có thể đưa ra phương án này, phương án kia.

?

H2 GV tiếp tục đặt câu hỏi: lí do gì khiến em chọn phương án đó? HS có thể trả lời vì em nghĩ phương án này thì người nông dân sẽ nhận được nhiều tiền hơn…

GV có thể dẫn dắt luôn: để biết được lựa chọn phương án nào người nông dân sẽ thuận lợi hơn thì ta phải tính toán số tiền sẽ thu được ở cả hai phương án. Vậy làm thế nào để tính toán nhanh và lựa chọn phương án hợp lí? Câu hỏi cô vừa nêu sẽ được các em trả lời dễ dàng sau khi các em học xong “§3. Cấp số cộng” và “§4. Cấp số nhân”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

77

Rõ ràng cách gợi động cơ này hấp dẫn, lôi cuốn HS, tạo điều kiện để các em thực hiện tốt các hoạt động kiến tạo tri thức trong quá trình học tập về sau.

Gợi động cơ trung gian:

* Hướng đích:

Ví dụ 2.8: Sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy phần I – Định nghĩa và các

phép toán về vectơ trong không gian của "§1. Vectơ trong không gian" :

+ Yêu cầu HS nhớ lại định nghĩa vectơ, các khái niệm liên quan đến vectơ và các phép toán về vectơ trong mặt phẳng đã được học ở lớp 10. Sau đó GV giới thiệu bài học và mục tiêu cần đạt của tiết thứ nhất của bài, GV phát phiếu học tập KWL yêu cầu HS (nhóm HS):

+ Viết vào cột K – những gì đã biết liên quan đến nội dung bài học. + Viết vào cột W – những gì các em muốn biết về nội dung bài học

K (Những điều đã biết) W (Những điều muốn biết) L

(Những điều đã học được sau bài học)

- Định nghĩa vectơ trong mặt phẳng.

- Các khái niệm: giá, độ dài của một vectơ; sự cùng phương, cùng hướng của hai vectơ; hai vectơ bằng nhau, vectơ không.

- Định nghĩa vectơ trong không gian.

- Các khái niệm: giá, độ dài của một vectơ; sự cùng phương, cùng hướng của hai vectơ; hai vectơ bằng nhau, vectơ không.

- Định nghĩa: vectơ trong không gian là một đoạn thẳng có hướng.

- Giá của vectơ là đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của vectơ đó; hai vectơ cùng phương nếu giá của chúng song song hoặc trùng nhau, hai vectơ cùng phương có thể cùng hướng hoặc ngược hướng; độ dài vectơ là độ dài đoạn thẳng có hai đầu mút là điểm đầu và điểm cuối của vectơ đó; hai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 78 - Tổng và hiệu hai vectơ: quy tắc ba điểm, quy tắc hình bình hành và các tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của tổng các vectơ; vectơ đối của một vec tơ, quy tắc trừ.

- Tích của vectơ với một số và các tính chất.

- Tổng và hiệu của hai vectơ: quy tắc 3 điểm, quy tắc hình bình hành, quy tắc hình hộp và các tính chất giao hoán, kết hợp của tổng các vectơ; vectơ đối của một vectơ, quy tắc trừ.

- Tích của vectơ với một số và các tính chất.

vectơ bằng nhau nếu chúng cùng độ dài và cùng hướng; vectơ không là vectơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau. - Các quy tắc:

+ Quy tắc ba điểm: với ba điểm A, B, C bất kì ta có

AB+ BC= AC

uur uuur uuur

;

AB- AC= CB

uur uuur uur

+ Quy tắc hình bình hành: Với ABCD là hình bình hành ta có

AB+ AC= AD

uur uuur uuur

+ Quy tắc hình hộp: Cho hình hộp ABCD. A’B’C’D’ ta có:

' '

AB+ AD+ AA = AC

uur uuur uuur uuur

- Cho số thực k¹ 0 và vectơ ar ¹ 0r. Tích của số k với a r là một vectơ và kí hiệu là k a r , cùng hướng với a r nếu k > 0, ngược hướng với a

r

nếu k < 0. Có độ dài bằng k a

r .

- Các tính chất: với mọi vectơ

,

a b

r r

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 79 ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ; . . ; . ; . m a b ma mb m n a ma na m na mn a a a a a a k + = + + = + = = - = - = = 1 1 0 0 0 0 r r r r r r r r r r r r r r r r r

+ Sau khi kết thúc bài học, HS điền vào cột L của phiếu những gì đã học được. GV có thể đánh máy sẵn những kiến thức mà HS cần đạt được sau bài học và yêu cầu HS với hiểu biết của mình sau tiết học sẽ tự mình nhớ lại và điền vào những ô trống.

Ví dụ 2.9: khi dạy ví dụ phần II - “§1. Giới hạn của dãy số” GV yêu cầu

HS suy nghĩ cách tìm các giới hạn sau:

.lim .lim .lim .

Một phần của tài liệu Áp dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán cho học sinh yếu kém lớp 11 tỉnh Cao Bằng (Trang 80 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)