Nguyên tắc xây dựng và thực hiện các biện pháp

Một phần của tài liệu Áp dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán cho học sinh yếu kém lớp 11 tỉnh Cao Bằng (Trang 63)

2.1.1. Nguyên tắc 1. Bám sát nội dung, chƣơng trình sách giáo khoa toán 11

SGK là tài liệu chính thống phục vụ cho mọi đối tượng HS. Cần tôn trọng, bám sát nội dung, chương trình SGK vì với đối tượng HSYK việc lĩnh hội hết kiến thức trong SGK đã là đủ để các em có thể tự rèn luyện học tập và tiến bộ.

2.1.2. Nguyên tắc 2. Phù hợp với nhu cầu và khả năng học tập của học sinh

Việc dạy học một mặt yêu cầu đảm bảo vừa sức để HS có thể chiếm lĩnh được tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Vừa sức không phải quá khó nhưng cũng không có nghĩa là quá dễ. “Sức” HS, tức là trình độ, năng lực của họ, không phải là bất biến mà thay đổi trong quá trình học tập, nói chung là theo chiều hướng tăng lên. Vì vậy, sự vừa sức ở những thời điểm khác nhau có nghĩa là không ngừng nâng cao yêu cầu [24].

2.1.3. Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính thực tiễn

Cần đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của GV và tính tự giác, tích cực, chủ động của HS. Đối với HSYK, GV nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kĩ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thức và tăng cường luyện tập vừa sức.

2.1.4. Nguyên tắc 4. Đảm bảo tính khả thi

Việc đổi mới PPDH là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Tuy nhiên, đổi mới PPDH không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống mà phải vận dụng một cách có hiệu quả các PPDH đó kết hợp với các PPDH tích cực. Khả thi, tức là có thể thực hiện được với các điều kiện dạy học hiện tại mà không cần phải thay đổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

55

quá nhiều về những điều kiện về cơ sở vật chất và thời gian dạy học mà Bộ giáo dục và Đào tạo quy định.

2.2. Một số biện pháp áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong việc giúp đỡ HSYK học tốt môn Toán lớp 11 đỡ HSYK học tốt môn Toán lớp 11

Trong quá trình tiến hành đổi mới PPDH, các tài liệu biên soạn đã nhiều, nhiều hội nghị, hội thảo, tập huấn cũng dược triển khai … các PPDH tích cực, tiên tiến cũng đã được đưa vào vận dụng một cách rầm rộ …, tuy nhiên việc đổi mới đó chưa thực sự bám rễ và đi vào cuộc sống dạy và học trong nhà trường, PGS. TS Nguyễn Hữu Châu – nguyên viện trưởng viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng: “Có thể ví tình hình này giống như một cơn bão tràn qua đại dương, nhưng ở dưới lòng đại dương thì tất cả vẫn yên bình và không hề bị ảnh hưởng”. Để “cỗ xe phương pháp dạy học” không còn ì ạch trên con đường đổi mới cũng như việc vận dụng các PPDH tích cực trở nên thuận lợi dễ dàng cần phải tháo gỡ và giải quyết đồng bộ nhiều trở lực, nhưng trước hết cần phải nâng cao năng lực áp dụng PPDH tích cực và KTDHTC cho GV [1]. Phải cho GV hiểu rõ bản chất của từng PPDH và KTDHTC là gì? Ưu, nhược điểm của chúng. Nhất là quy trình, các bước vận dụng từng PPDH vào trong quá trình tổ chức bài dạy.

Dạy học là một công việc vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật nó đòi hỏi sự sáng tạo của GV trong quá trình giảng dạy. Để làm tốt công việc này thì GV phải thực hiện tốt ba giai đoạn chính đó là giai đoạn chuẩn bị trước khi lên lớp, giai đoạn lên lớp, giai đoạn sau khi lên lớp. Với mục đích để GV có thể áp dụng một cách thuận lợi các KTDHTC trên lớp, nhằm phát huy được tính tích cực chủ động của HS đặc biệt là đối tượng HSYK lớp 11 tỉnh Cao Bằng chúng tôi đề suất một số biện pháp được trình bày theo các nhóm biện pháp như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

56

2.2.1. Nhóm biện pháp 1: Khâu chuẩn bị

2.2.1.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu chương trình, tìm hiểu trình độ, nhu cầu, phân loại đối tượng HS và lựa chọn KTDHTC thích hợp để dạy học phân hóa

a, Cơ sở của biện pháp:

- Phân tích nội dung SGK, phân phối chương trình, mạch kiến thức Toán phổ thông … Để xác định được những khó khăn mà HSYK gặp phải khi học môn Toán lớp 11. Từ đó, GV soạn giáo án, chuẩn bị những tài liệu cần thiết cho bài học, nghiên cứu và xây dựng những phiếu học tập, phiếu hỗ trợ cho HS.

- Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập tuy nhiên cần phải phân chia nhóm nhỏ sao cho không thể có hiện tượng ỷ lại. Mặt khác, để xác định được mức độ và nhu cầu của HSYK thì đây là một việc làm không thể thiếu của GV. Việc phân chia lớp thành các nhóm cũng sẽ thuận lợi cho dạy học theo nhóm và dạy học phân hóa. Để phân chia nhóm thì GV có thể dựa vào các thông tin của HS như kết quả học tập, giáo dục, thái độ và phong trào học tập, tu dưỡng của lớp, đặc điểm tâm lý chung của lớp và của những HSYK...

- Đa phần các em HS trong tỉnh Cao Bằng đều là con em người dân tộc thiểu số, các em vẫn còn ngại giao tiếp, khó thích ứng với những sự thay đổi đột ngột. Mặt khác, nếu mỗi khi áp dụng PPDH theo nhóm GV đều phân chia lại nhóm thì sẽ mất rất nhiều thời gian, HS bị lúng túng,... Để áp dụng phương pháp dạy học phân hóa – phương pháp gây được hứng thú học tập cho mọi đối tượng HS, xóa bỏ mặc cảm, tự ti của HSYK cùng tham gia tìm hiểu nội dung, yêu cầu của bài, không gây cảm giác nhàm chán cho HS khá – giỏi và cảm thấy quá sức với HSYK thì việc phân loại HS và xây dựng các nhóm học tập là hết sức cần thiết.

b, Nội dung biện pháp:

 Nghiên cứu chương trình:

GV cần nghiên cứu chương trình, bao gồm việc nghiên cứu nội dung SGK, nghiên cứu về chuẩn kiến thức kĩ năng, nghiên cứu về kế hoạch dạy học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

57

(phân phối chương trình)... để định ra những yêu cầu riêng sao cho đạt chuẩn với đối tượng HSYK. Qua điều tra thì chủ yếu đối tượng HSYK có đặc điểm hoặc là bị hổng kiến thức hoặc là khả năng tiếp thu chậm nên GV cần nghiên cứu và hệ thống lại kiến thức lớp dưới có liên quan tới bài học để HS thấy được mạch kiến thức chương trình, giúp các em tự tin hơn để tiếp thu kiến thức mới.

Nghiên cứu đối tượng HS:

Nhằm mục đích đánh giá khả năng học môn Toán, những khó khăn, thuận lợi mà những HS khác nhau có thể gặp phải trong quá trình học thì GV cần phải lưu ý đến nhiệm vụ này. Việc nghiên cứu đối tượng HS phải diễn ra trong toàn bộ quá trình học, việc phân loại nhóm ở đây cũng chỉ mang tính chất tạm thời.

- Để phân loại HS thì GV có thể kết hợp các thông tin: + Điểm tổng kết năm học lớp 10 của HS.

+ Thông qua bài kiểm tra kiến thức nền.

+ Thông qua mức độ hứng thú với môn học của HS. + Thông qua hoạt động học tập trên lớp của HS.

- Sau khi đã phân loại được HS thì GV có thể xây dựng các nhóm học tập (khoảng 6 HS), dựa vào hồ sơ HS và thực tế sức học của HS trên lớp, GV có thể yêu cầu HS thành lập những đôi bạn cùng tiến để giúp đỡ nhau trong học tập.

- Mục đích của việc xây dựng các nhóm học tập:

+ GV xác định được mức độ và nhu cầu của các nhóm HS từ đó đưa ra được yêu cầu và biện pháp cho từng nhóm.

+ Khi dạy học có sử dụng PPDH theo nhóm thì GV chỉ cần nêu yêu cầu HS phân chia nhóm theo cách nào (theo hai cách phân chia nhóm được trình bày trong mục 1.1.3.2. Dạy học theo nhóm).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

58

 Với cách phân loại nhóm HLKN:

Các thành viên khá – giỏi trong nhóm có thể hỗ trợ kịp thời cho những bạn khác trong nhóm của mình để cùng nhau tiến bộ. GV hướng dẫn cho các em nhóm trưởng giúp đỡ các bạn học yếu (tuyệt đối không làm thay) và luôn động viên các bạn học yếu trong nhóm mình trong tổ phát biểu ý kiến, trình bày kết quả thảo luận trong tổ để tạo cho các bạn sự tự tin trước tập thể, mạnh dạn trong học tập nhưng cũng không được chê trách hay chế giễu bạn khi bạn nói sai , làm sai. GV có thể giao nhiệm vụ học tập theo cặp trên lớp, ở nhà để HS khá hơn có thể giúp đỡ bạn mình.

Do trong nhóm có đủ các đối tượng HS khá, giỏi, trung bình, yếu, kém… nên sẽ tạo ra phong trào thi đua học tập giữa các nhóm, với những nhiệm vụ GV giao về nhà có thể yêu cầu các nhóm kiểm tra chéo lẫn nhau và báo cáo lại với GV vào đầu giờ học, GV có thể chỉ kiểm tra một số em ở các nhóm.

 Với cách phân loại nhóm HLTĐ:

GV có thể dễ dàng thực hiện các pha dạy học phân hóa trên lớp và trong cả việc giao nhiệm vụ về nhà cho HS.

Do các HS trong nhóm có cùng “trình độ” nên GV sẽ dễ dàng tìm hiểu về mức độ và nhu cầu học tập của từng nhóm đối tượng, nhất là nhóm HSYK. Đối với những nhiệm vụ GV giao HSYK thì sẽ tự tin hơn trong việc thảo luận nhóm.

Kết hợp giữa nghiên cứu chương trình, nội dung bài học với phân loại nhóm đối tượng HS thì GV sẽ đưa ra được cách thức dạy học theo nhóm có sử dụng những KTDHTC sao cho phù hợp. Theo tác giả, khi triển khai các KTDHTC trên lớp đối với hai hình thức phân chia nhóm đã trình bày có thể sử dụng như sau:

- Với kĩ thuật XYZ, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật lược đồ tư duy nên sử dụng cách phân nhóm HLKN. Nhằm cho các HS khá – giỏi trong khoảng thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

59

gian ngắn có thể định hướng kịp thời cho HSTB và HSYK thông qua việc tiến hành thảo luận trước khi đưa ra kết quả làm việc chung cả nhóm.

- Các kĩ thuật KWL, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật đặt câu hỏi có thể sử dụng cả hai phương pháp phân chia nhóm đã nêu.

c, Một số lưu ý:

GV cần thường xuyên điều chỉnh các nhóm sao cho các nhóm không có sự thay đổi quá lớn, quá đột ngột. Nên cho tất cả các HS có cơ hội được làm nhóm trưởng, thư kí như nhau. Với những HS khá hơn GV có thể cho HS đảm nhận những vai trò nhóm trưởng, thư kí trước để làm “mẫu” cho các bạn trong nhóm.

d, Ví dụ:

Ví dụ 2.1: Trước khi dạy “§3. Một số phương trình lượng giác thường gặp”

- GV yêu cầu HS về nhà thực hiện nhiệm vụ chung ôn tập lại các công thức sau:

+ Các hằng đẳng thức lượng giác cơ bản; + Công thức cộng;

+ Công thức nhân đôi;

+ Công thức biến đổi tích thành tổng và tổng thành tích. - Ngoài ra, nhóm HSYK giao thêm các nhiệm vụ sau: + Nêu cách giải phương trình bậc nhất một ẩn at + b = 0

(t là ẩn số, a ≠0). Áp dụng giải các phương trình sau:

. b. c. 3

a 3t+ 5= 0 2t- 1= 0 t+ 3= 0

+ Nêu cách giải phương trình bậc hai at2 + bt + c = 0 (a≠0)

Áp dụng giải các phương trình sau:

. b. c. d.

a t2+ 2t= 0 t2+ 2= 0 3t2- 5t+ 2= 0 3t2- 2 3t+ 3= 0

- Nhóm HS khá – giỏi có thể giao thêm nhiệm vụ chứng minh các đẳng thức lượng giác hoặc thu gọn các biểu thức lượng giác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

60

Bình luận: Với ví dụ trên, GV giao thêm nhiệm vụ cho nhóm HSYK để các em tự ôn tập, bù đắp lỗ hổng về giải phương trình bậc nhất, bậc hai một ẩn.

Ví dụ 2.2: Khi dạy “§2. Hoán vị – Chỉnh hợp – Tổ hợp” GV có thể sử

dụng các kĩ thuật XYZ, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật đặt câu hỏi để huy động sự tham gia của mọi đối tượng HS như sau:

1. Sử dụng kĩ thuật 6(12)5 yêu cầu các nhóm HS thực hiện hoạt động 1 (Sau khi học song định nghĩa chỉnh hợp)

Hoạt động 1: Trên mặt phẳng, cho bốn điểm phân biệt A, B, C, D. Liệt kê tất

cả các vectơ khác vectơ – không mà điểm đầu và điểm cuối của chúng thuộc tập điểm đã cho. Hãy liên hệ cách xác định một vectơ với định nghĩa chỉnh hợp.

Cách thực hiện như sau:

- Lớp chia thành 6 nhóm HLKN, mỗi nhóm 6 HS, trong vòng 3 phút viết ra 12 vectơ khác vectơ – không mà điểm đầu, điểm cuối của chúng thuộc tập điểm đã cho.

- Sau khi thu thập các ý kiến thì tiến hành thảo luận (2 phút) chọn ra ý kiến chung. GV quan sát các nhóm, kiểm tra kết quả của các nhóm.

- GV nêu câu trả lời, đánh giá các nhóm và nêu những lỗi sai của các nhóm.

Câu trả lời mong đợi của HS:

+ Các vectơ khác vectơ – không được tạo thành là uur uurAB BA, , uuurAC,CAuur, , AD uuur , DA uuur , , , , , BC CB BD DB CD DC

uuur uur uuur uuur uuur uuur

.

+ Mỗi một vectơ được tạo thành là kết quả của việc lấy 2 điểm trong 4 điểm phân biệt đã cho và sắp xếp 2 điểm này theo một thứ tự nào đó ta được một vectơ. Do đó mỗi vectơ được tạo thành là một chỉnh hợp chập 2 của 4 phần tử đã cho.

2. Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi để dẫn dắt HS nêu được công thức tìm số các chỉnh hợp. (Gọi HSYK trả lời)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

61 ?

H1 Để lập được một vectơ (khác vectơ - không) gồm mấy công đoạn? Mỗi công đoạn có bao nhiêu cách thực hiện?

HS: Có hai công đoạn

+ Chọn điểm đầu: có 4 cách chọn. + Chọn điểm cuối: có 3 cách chọn.

?

H2 Phải sử dụng quy tắc cộng hay quy tắc nhân để tính số vectơ được tạo thành? HS: Sử dụng quy tắc nhân ta được số vectơ được tạo thành là 4.3=12. GV: Vậy ta có số các chỉnh hợp chập 2 của 4 phần tử là 12, với trường hợp tổng quát công thức tính số các chỉnh hợp chập k của n phần tử được xây dựng tương tự bằng quy tắc nhân (GV nêu cách xây dựng công thức – chứng minh định lí – SGK), viết công thức của định lí lên bảng.

3. Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn yêu cầu các nhóm HS thực hiện hoạt động 2

Hoạt động 2:

- Trình bày lời giải tìm số vectơ được tạo thành từ 4 điểm A, B, C, D theo ngôn ngữ chỉnh hợp.

- Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 số khác nhau được lập từ các chữ số 1, 2, ..., 9?

Cách thực hiện như sau:

- Phát cho mỗi nhóm HLKN một tờ giấy A0 đã phân chia sẵn các phần cho HS. Yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2 trong vòng 6 phút.

+ Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng thời gian 3 phút.

+ Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0. GV quan sát các nhóm, kiểm tra kết quả của các nhóm.

Câu trả lời mong đợi của HS:

- Mỗi vectơ được tạo thành bằng cách lấy hai điểm trong tập bốn điểm đã cho và xếp chúng theo một thứ tự nhất định. Mỗi vectơ được coi là một chỉnh hợp chập 2 của 4 phần tử, số các vec tơ là: A42= 4 3. = 12 (vectơ).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Áp dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán cho học sinh yếu kém lớp 11 tỉnh Cao Bằng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)