Một số nguyên nhân dẫn đến yếu kém trong học tập môn Toán của học

Một phần của tài liệu Áp dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán cho học sinh yếu kém lớp 11 tỉnh Cao Bằng (Trang 52 - 54)

học sinh vùng núi tỉnh Cao Bằng

a. Về điều kiện xã hội

Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện, công nghệ số có nhiều ứng dụng nhưng kéo theo nó cũng có những phản tác dụng nhiều loại hình vui chơi, giải trí ra đời, thu hút, lôi cuốn phần đông đối tượng thanh thiếu niên, HS tham gia. Ở lứa tuổi vị thành niên, HS tuy rất nhạy bén ưa chuộng cái mới, nhưng vì thiếu sự định hướng, mục đích và động cơ học tập của các em lại chưa rõ ràng nên không ít HS hướng vào những hoạt động vui chơi hưởng thụ vô bổ làm cản trở việc học tập của bản thân. Những hình thức vui chơi, giải trí, nhất là game online, bùng nổ, có mặt ở mọi nơi, mọi lúc đã và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

44

đang "đầu độc" làm hao tốn biết bao nhiêu thời gian dành cho việc học tập của HS. Việc học tập ngày càng sao nhãng, bỏ bê dẫn đến hậu quả là nhiều HS vốn có tư chất học tập tốt nhưng thời gian sau lại yếu kém, sa sút nhanh chóng.

b. Về phía học sinh

- HS chưa nhận thức đúng về mục đích học tập. - Một bộ phận HS hạn chế về ngôn ngữ.

- Nhiều em không hề biết cách tự học và ít khi tự học được. Tất cả, đều phụ thuộc vào những cái có sẵn của sách vở, của thầy cô.

- HS bị “hổng” kiến thức từ lớp dưới. Mặt khác, HS không biết chọn lọc các kiến thức để tự học nhằm bù đắp những “lỗ hổng” này, điều này khiến cho các em thường cố gắng không liên tục.

c. Về phía nhà trường và giáo viên

- Thông tin giữa nhà trường và gia đình chưa kịp thời, sự kết hợp thiếu chặt chẽ dẫn đến nhiệm vụ học tập của HS bị xem nhẹ, định hướng học tập sai lệch, mù mờ.

- GV tạo một không khí căng thẳng khi lên lớp khiến HS không có hứng thú trong việc học Toán.

- Còn một số GV yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn; chưa thật sự tâm huyết với nghề cho nên chưa tích cực đổi mới PPDH, chưa coi trọng đánh giá đúng chất lượng thực của HS và chưa quan tâm đầy đủ đến những HS có khó khăn trong học tập.

d. Về phía gia đình

- Còn nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, cha mẹ phải tập trung lo việc tăng thu nhập cải thiện kinh tế nên sao nhẵng hoặc không có thời gian chăm sóc và giáo dục con cái, thậm chí một số em phải đi làm để kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ. Mặt khác, kinh tế khó khăn sẽ không có tiền để mua sắm đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết cho HS. Ngược lại, một số gia đình có điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

45

kiện khá giả lại cung cấp quá nhu cầu của các em, tạo cho các em thói quen lệ thuộc vào vật chất, một số khác lại chỉ quan tâm đến việc chăm sóc nuôi dưỡng thể chất, không chú ý đúng mức đến việc chăm sóc tinh thần và giáo dục con cái nên người.

- Nhiều phụ huynh HS không biết chữ hoặc trình độ học vấn thấp; không có hoặc thiếu kiến thức kĩ năng, phương pháp hỗ trợ con trong quá trình học tập cũng như giáo dục con em mình.

- Quan điểm dạy con “cha mẹ nói, con cái phải phục tùng” không tạo được bầu không khí cởi mở giữa cha mẹ và con cái, đặc biệt là trong thời kì các em chịu ảnh hưởng nhiều từ bạn bè và xã hội như hiện nay. Chính điều này sẽ dẫn tới việc hình thành khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.

- Một bộ phận không nhỏ phụ huynh khi con bị điểm kém thường có phản ứng không tốt, mất lòng tin vào các em và chưa biết cách động viên con học tập.

Một phần của tài liệu Áp dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán cho học sinh yếu kém lớp 11 tỉnh Cao Bằng (Trang 52 - 54)