Một số kỹ thuật dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Áp dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán cho học sinh yếu kém lớp 11 tỉnh Cao Bằng (Trang 26 - 48)

Các KTDHTC là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. Các KTDHTC được trình bày sau đây có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm. Tuy nhiên chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp nhằm phát huy tính tích cực của HS. Các nhà nghiên cứu đã đề xuất khá nhiều KTDHTC.

Dưới đây chúng tôi chỉ trình bày các kỹ thuật được sử dụng trong luận văn cụ thể là kĩ thuật KWL, kĩ thuật XYZ, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật lược đồ tư duy, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật đặt câu hỏi [5], [7], [26].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

18

1.2.2.1. Kĩ thuật KWL (Trong đó K (Know) - Những điều đã biết; W (Want to know) - Những điều muốn biết; L (Learned) - Những điều đã học được)

- Mục tiêu: HS xác định được động cơ, nhiệm vụ học tập và tự đánh giá kết quả học tập sau nội dung bài học thông qua việc xác định những hiểu biết, kinh nghiệm và kiến thức mới và đánh giá kết quả của mình sau bài học. Việc này sẽ tăng cường tính độc lập của học sinh, phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS. Trên cơ sở kết quả thu được, GV có thể đánh giá được kết quả của giờ học thông qua tự đánh giá, thu hoạch của HS. Trên cơ sở đó điều chỉnh cách dạy của mình cho phù hợp.

- Cách tiến hành:

Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học, GV phát phiếu học tập (KWL). Kĩ thuật này có thể thực hiện cho cá nhân hoặc cho nhóm HS.

HS điền các thông tin trên phiếu sau:

Tên bài học: ... Tên học sinh: ... Lớp ... Trường ...

K

(Những điều đã biết)

W

(Những điều muốn biết)

L (Những điều đã học được sau bài học) - - ... - - ... - - ...

Yêu cầu HS viết vào cột K những gì đã biết liên quan đến nội dung bài học hoặc chủ đề. Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bài học hoặc chủ đề. Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, HS điền vào cột L của phiếu những gì đã học được. Lúc này, HS xác nhận những điều các em đã học được qua bài học đối chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giá được kết quả học tập, sự tiến bộ của mình qua giờ học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

19

Ví dụ 1.1: Sử dụng kĩ thuật KWL vào dạy "§5. Khái niệm về phép dời

hình và hai hình bằng nhau". Ta có thể tiến hành như sau:

- Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài, GV phát phiếu học tập (KWL).

- Yêu cầu HS điền các thông tin vào phiếu trên và:

+ Viết vào cột K những gì đã biết liên quan đến nội dung bài học.

+ Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bài học. K

(Những điều đã biết)

W

(Những điều muốn biết)

L

(Những điều đã học được sau bài học)

- Khái niệm của phép biến hình. - Khái niệm và các tính chất của các phép biến hình: phép đối xứng trục, đối xứng tâm, phép tịnh tiến và phép quay.

- Khái niệm về phép dời hình.

- Các phép biến hình: phép đối xứng trục, đối xứng tâm, phép tịnh tiến, phép quay có phải là phép dời hình không?

- Các tính chất của phép dời hình.

- Khái niệm hai hình bằng nhau.

- Định nghĩa: Phép dời hình là phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.

- Nhận xét: Các phép đối xứng trục, đối xứng tâm, phép tịnh tiến, phép quay đều là những phép dời hình và khi thực hiện liên tiếp hai phép dời hình ta được một phép dời hình. - Các tính chất của phép dời hình.

- Định nghĩa: hai hình được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến hình này thành hình kia. + Sau khi kết thúc bài học, HS điền vào cột L của phiếu những gì đã học được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

20

Chúng ta còn có thể sử dụng kĩ thuật KWL vào các tiết dạy lý thuyết khác hoặc tiết ôn tập chương của chương trình toán lớp 11 nói riêng và toán THPT nói chung.

1.2.2.2. Kĩ thuật XYZ

X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người (con số gán cho X-Y-Z có thể thay đổi).

- Cách thức tiến hành: Trong vòng Z phút

+ Mỗi nhóm X người, mỗi người viết ra Y ý kiến về cách giải quyết vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh.

+ Nếu mọi người trong nhóm chưa viết ra đủ Y ý kiến thì có thể có thể lặp lại vòng khác tiếp tục lấy ý kiến mỗi người cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình.

+ Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá và thống nhất các ý kiến.

- Ưu điểm:

Kĩ thuật XYZ là một kĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm vì có yêu cầu cụ thể về số lượng ý kiến nên bắt buộc các thành viên trong nhóm phải tự làm việc, phát huy được năng lực tự học của HS.

- Nhược điểm:

Cần nhiều thời gian cho việc hoạt động nhóm nhất là phần tổng hợp ý kiến và đánh giá ý kiến.

Ví dụ 1.2: Sử dụng kỹ thuật 635 để giải quyết bài toán: Cho tứ diện ABCD. Chứng minh: AC+ BD= AD+ BC

uuur uuur uuur uuur

(ví dụ 1 – SGK - 86)

Ví dụ trên đã được giải quyết trong SGK tuy nhiên nếu chỉ để HS biết một cách biến đổi trong SGK thì ta sẽ làm giảm khả năng sáng tạo của học sinh. Hơn nữa, đây là một ví dụ không quá khó khăn với HSYK, HS có thể dựa vào cách giải trong SGK sẽ dễ dàng tìm ra được những cách tương tự từ đó ta

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

21

sẽ cho các em thấy được không có gì là quá khó, xa vời với kiến thức các em học và các em sẽ tự tin hơn vào bản thân mình.

Cách thực hiện như sau:

- Lớp chia thành 6 nhóm HLKN, mỗi nhóm 6 HS, trong vòng 5 phút viết ra 3 cách chứng minh bài toán trên.

- Sau khi thu thập các ý kiến thì tiến hành thảo luận chọn ra ý kiến chung, giáo viên đánh giá các ý kiến chung.

- Qua việc đánh giá cách nhóm, GV có thể chốt lại: có rất nhiều cách biến đổi để thu được kết quả cần chứng minh. Tuy nhiên, lưu ý khi biến đổi phải áp dụng đúng các quy tắc đã học.

Cách 1: Theo quy tắc ba điểm ta có AC= AD+ DC

uuur uuur uuur

do đó

( )

AC+ BD= AD+ DC+ BD= AD+ BD+ DC = AD+ BC

uuur uuur uuur uuur uuur uuur uuur uuur uuur uuur

Cách 2: Theo quy tắc ba điểm ta có BDuuur= BCuuur+ CDuuur do đó

( )

AC+ BD= AC+ BC+ CD= AC+ CD + BC= AD+ BC

uuur uuur uuur uuur uuur uuur uuur uuur uuur uuur

Cách 3: Theo quy tắc ba điểm ta có uuurAC= uuurAD+ DCuuur và BDuuur= BCuuur+ CDuuur

do đó:

( ) ( )

AC+ BD= AD+ DC+ BC+ CD= AD+ BC + DC+ CD = AD+ BC

uuur uuur uuur uuur uuur uuur uuur uuur uuur uuur uuur uuur

Nhờ áp dụng kĩ thuật XYZ nhằm phát huy tính tích cực của HS trong thảo luận nhóm. HS tự viết ra suy nghĩ của mình không ỷ vào người khác giúp các em chủ động phát huy khả năng tự học cao.

1.2.2.3. Kĩ thuật khăn phủ bàn

- Mục tiêu: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS; tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS; phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.

- Cách thức tiến hành:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

22

+ Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm (ví dụ nhóm 4 người). Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh.

2 4 3 1 Viết ý kiến cá nhân

Viết ý kiến cá nhân

Viết ý kiến cá nhân Ý kiến chung của cả nhóm Viết ý kiến cá nhân

Hình 1.1: Kĩ thuật “khăn phủ bàn”

+ Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng thời gian do GV quy định và viết vào phần giấy của mình trên tờ A0.

+ Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “Khăn phủ bàn”.

- Ưu điểm:

+ Giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi HS không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi.

+ Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.

Ví dụ 1.3: Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn khi dạy phần II - Quy tắc nhân

- §1. Quy tắc đếm – chương II, cách thực hiện như sau: - GV chia lớp thành 6 nhóm HLKN.

- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 (hoặc dùng bảng phụ), trên đó chia thành 6 phần xung quanh và phần chính giữa được chia làm 2 ô để trả lời cho 2 câu hỏi của GV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

23

Phiếu hỏi 1: Bạn Ánh có hai quần màu đen, trắng và ba áo màu xanh, hồng, vàng. Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Liệt kê hoặc biểu diễn bằng sơ đồ về các bộ quần áo mà Ánh có thể kết hợp?

- Ánh có bao nhiêu cách chọn một bộ quần áo?

- Để chọn một bộ quần áo gồm bao nhiêu hành động?

- Không cần liệt kê những bộ quần áo của Ánh ta có thể tìm được số bộ quần áo mà Ánh có thể kết hợp được hay không?

- Yêu cầu HS trong vòng 3 phút viết ra cách giải quyết của cá nhân mình ở câu 1. Hết 3 phút, yêu cầu HS thảo luận trong vòng 2 phút, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa về ý kiến chung của cả nhóm. Trong thời gian HS thực hiện nhiệm vụ GV quan sát các cá nhân làm việc và kết quả của các nhóm. - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình (nếu các nhóm có kết quả giống nhau thì chỉ cần yêu cầu 1 nhóm trình bày – trên cơ sở GV đã quan sát các nhóm; nếu các nhóm có những ý kiến khác nhau thì cho các nhóm trình bày và chốt lại đáp án đúng và giải thích những sai lầm hoặc thiếu xót của những nhóm bị sai).

- GV nêu quy tắc nhân.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận thực hiện phiếu hỏi 2:

Phiếu hỏi 2: Từ thành phố A đến thành phố B có 3 con đường, từ B đến C có 2 con đường, từ C đến D có 4 con đường. Hỏi có bao nhiêu cách đi từ A đến D (từ A đến D phải qua B và C)?

- Kí hiệu a, b, c là tên 3 con đường đi từ A đến B; α,β là tên 2 con đường đi từ B tới C; kí hiệu 1, 2, 3, 4 là tên 4 con đường đi từ C tới D. Hãy liệt kê các cách đi từ A tới D.

- Hãy mở rộng quy tắc nhân cho một công việc mà được hoàn thành bởi nhiều hành động liên tiếp (giả sử k hành động, k³ 2 ).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

24

Với câu hỏi 2 là một câu hỏi khái quát hóa, để không mất nhiều thời gian GV nên yêu cầu HS thảo luận nhóm và đưa ra đáp án chung cho cả nhóm chứ không cần phải sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn như câu hỏi 1.

-GV nêu chú ý về quy tắc nhân mở rộng cho nhiều hành động liên tiếp.

Ví dụ 1.4: Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn khi dạy phần 2 - Định lí về

giới hạn hữu hạn - §2. Giới hạn của hàm số, để luyện tập củng cố nội dung định lí ta có thể tiến hành hoạt động sau:

-Sau khi GV nêu định lí 1 – SGK, GV yêu cầu HS làm VD áp dụng định lí như sau:

PHIẾU HỌC TẬP Tìm các giới hạn sau:

( ) ( )

( ) ( )

.lim .lim 3.lim 4.lim 5.lim 6.lim

x x x x x x x x x x x x x x x x ® ® ® ® ® ® + + + - + - - - 2 2 3 3 3 2 2 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 1 1 - Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm HLKN.

- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 (hoặc dùng bảng phụ), trên đó chia thành sáu phần xung quanh và một phần chính giữa.

- Yêu cầu HS trong vòng 8 phút viết ra cách giải quyết của cá nhân mình. Hết 8 phút, yêu cầu HS thảo luận trong vòng 7 phút, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa về ý kiến chung của cả nhóm. Trong thời gian HS thực hiện nhiệm vụ GV quan sát các cá nhân làm việc và kết quả của các nhóm.

- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.

- GV chốt lại đáp án đúng và giải thích những sai lầm hoặc thiếu xót của những nhóm bị sai.

 Câu trả lời mong đợi của HS:

( )

.lim = lim + lim1= lim .lim + 1=3.3+1=10

.lim = lim .lim = 2. lim =2. 3

x x x x x x x x x x x x x x x x ® ® ® ® ® ® ® ® ® + 2 2 3 3 3 3 3 3 3 3 3 1 1 2 2 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25 ( ) ( ) ( ) ( )( ) ( ) 3.lim 2. 3 3 4.lim = 0 5.lim = 0

6.lim lim lim

x x x x x x x x x x x x x x x x x x ® ® ® ® ® ® + = = + - - - + + - = = + = - - 2 3 2 1 1 2 1 1 1 1 10 5 2 2 1 1 2 2 2 3 1 1 - GV đưa ra nhận xét về cách tìm lim ( ) x x f x ® 0 như sau:

+ Nếu f x( ) là hàm đa thức thì khi tìm giới hạn ta thay trực tiếp x= x0. + Nếu f x( ) là hàm phân thức, ( ) = ( ) ( ) P x f x Q x Nếu lim ( ) x x Q x ® ¹ 0

0 thì ta thay x= x0 ta được giới hạn cần tìm. (*) Nếu lim ( ) x x Q x ® = 0 0 và lim ( ) x x P x ® = 0 0 thì ta phân tích tử và mẫu thành tích các nhân tử và giản ước, chẳng hạn ta được ( ) '( )

'( ) P x f x Q x = , với lim '( ) x x Q x ® ¹ 0 0 thì ta lại tính như (*). 1.2.2.4. Kĩ thuật lược đồ tư duy

- Mục tiêu: Sử dụng trong dạy học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, HS hiểu bài, nhớ lâu thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng.

- Cách tiến hành:

+ Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm/ chủ đề/ nội dung chính.

+ Từ trung tâm sẽ được phát triển nối với các hình ảnh hay từ khóa/ tiểu chủ đề cấp 1 liên quan bằng các nhánh chính (thường tô đậm nét).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

26

+ Từ các nhánh chính tiếp tục phát triển phân nhánh tới các hình ảnh hay từ khóa/ tiểu chủ đề cấp 2 có liên quan đến nhánh chính (trên các nhánh có thể thêm các hình ảnh hay kí hiệu cần thiết).

Một phần của tài liệu Áp dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán cho học sinh yếu kém lớp 11 tỉnh Cao Bằng (Trang 26 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)