Vay mượn theo cách mơ phỏng: Là cách vay mượn chỉ xảy ra hồn tồn ở mặt nghĩa Người ta vay mượn bằng cách dịch nghĩa của các yếu tố được vay mượn.

Một phần của tài liệu Co so ngon ngu hoc nhập môn việt ngữ học (Trang 51 - 53)

bằng cách dịch nghĩa của các yếu tố được vay mượn.

Cũng được coi là thuộc cách này các trường hợp vay mượn cách chuyển nghĩa. Thí dụ: Tiếng Việt dùng từ ngơi sao, vua, để chỉ người xuất sắc trong thể thao, nghệ thuật (vay mượn từ cách chuyển nghĩa của tiếng Anh: star, king).

Tĩm lại, vay mượn là một cách thức làm giàu ngơn ngữ dân tộc phổ biến và tất yếu trên thế giới. Khơng cĩ ngơn ngữ nào thuần khiết hồn tồn, kể cả những ngơn ngữ được coi là cổ xưa nhất (như tiếng Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc...). Trong quá trình phát triển của văn hĩa, văn minh, cĩ giao thoa ắt cĩ vay mượn.

4.1 Từ điển học: Vốn từ của một dân tộc rất lớn, bao gồm những từ thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương khác nhau. Nhu cầu tìm hiểu từ của người nghe, của người nĩi, nhu cầu của người bản ngữ và của người nước ngồi đều cĩ những nét khác nhau. Mỗi loại người ấy lại cĩ những nhu cầu tìm hiểu từ rất phong phú đa dạng. Người nghiên cứu lại đứng trước những tư liệu khảo sát hiện đại cĩ nhiều điểm khác với những tư liệu khảo sát lịch sử... Vì vậy, việc tìm hiểu vốn từ của một ngơn ngữ là một việc làm khơng đơn giản và dễ dàng. Từ điển học ra đời xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu từ phong phú, đa dạng đĩ.

Từ điển học là một bộ phận của ngơn ngữ học ứng dụng, chuyên nghiên cứu lí luận về từ điển và kĩ thuật biên soạn các loại từ điển khác nhau. Nĩ cĩ quan hệ với từ vựng học, ngữ nghĩa học, ngữ âm học, ngữ pháp học, tu từ

~

học...

4.2 Các loại từ điển. Tùy thuộc vào nhu cầu nghiên cứu, người ta đặt ra nhiệm vụ và phương pháp tập hợp từ khác nhau và sáng tạo những loại từ điển khác nhau. hợp từ khác nhau và sáng tạo những loại từ điển khác nhau.

- Từ điển khái niệm cĩ nhiệm vụ tập hợp và giải thích các khái niệm. Giải thích các khái niệm thuộc tất cả các ngành, các lĩnh vực là việc làm của từ điển bách khoa (hay bách khoa tồn thư). Cịn giải thích khái niệm thuộc một ngành khoa học kĩ thuật nào đĩ là việc làm của từ điển chuyên ngành. Thí dụ: Từ điển y khoa, từ điển văn học, từ điển kinh tế...

- Từ điển ngơn ngữ cĩ nhiệm vụ tập hợp và giải thích nội dung ý nghĩa của từ và đơn vị tương đương với từ (cụm từ cố định) của một ngơn ngữ. Từ điển ngơn ngữ gồm hai loại: từ điển một thứ tiếng và từ điển đối chiếu hai, ba thứ tiếng.

Từ điển tiếng Việt của Viện ngơn ngữ học, Trung tâm từ điển ngơn ngữ - Hà Nội - 1992, Từ điển tiếng Anh của A.S. Hornby, E.V. Gatenby, H.Wakejield, NXB London 1958... là những từ điển một thứ tiếng. Từ điển Anh - Việt, Từ điển Việt - Anh, Từ điển Pháp - Anh... Từ điển Anh - Pháp - Nga, Việt - Anh - Pháp... là những từ điển hai ba thứ tiếng. Do các nghĩa, các nét nghĩa giữa các từ của các ngơn ngữ khơng cĩ sự trùng khít hồn tồn, do cĩ hiện tượng đồng nghĩa, nhiều nghĩa, nên người làm từ điển nhiều thứ tiếng khĩ cĩ thể vừa liệt kê đầy đủ các nghĩa, vừa phân biệt sự khác nhau về nghĩa giữa các từ và sự khác nhau về cách sử dụng chúng. Ðiều này khiến cho các từ điển loại này khơng thể đáp ứng hồn tồn đầy đủ yêu cầu hiểu biết ngơn ngữ và nhu cầu sử dụng ngơn ngữ của người nghiên cứu.

- Một số loại từ điển khác

· Từđiển từ nguyên cĩ nhiệm vụ chỉ ra xuất xứ hay nguồn gốc, căn nguyên xuất hiện một từ hay cụm từ nào đĩ.

Làm loại từ điển này là một cơng việc lí thú nhưng đầy khĩ khăn, địi hỏi người nghiên cứu vừa phải cĩ kiến thức về các ngơn ngữ họ hàng, vừa phải nắm được quy luật biến đổi ngữ âm, ngữ nghĩa của các ngơn ngữ họ hàng ấy, đồng thời phải cĩ những kiến thức nhất định về lịch sử, văn hố của các dân tộc sử dụng các ngơn ngữ ấy.

· Từđiển đồng nghĩa và từđiển trái nghĩa cĩ nhiệm vụ tập hợp các từ cĩ quan hệđồng nghĩa và trái nghĩa, đồng

thời chỉ ra sự khác nhau về cách sử dụng chúng... 4.3 Trình tự tập hợp từ trong các từ điển.

Việc tập hợp các từ trong các từ điển tùy thuộc rất lớn vào chữ viết ghi lại ngơn ngữ. Với các ngơn ngữ dùng chữ viết ghi âm, người ta thường sắp xếp các từ theo trật tự chữ cái đầu của từ, đơi khi vì những nhu cầu riêng, các từ cĩ thể được sắp xếp theo vần hoặc theo các yếu tố cấu tạo từ. Với các chữ viết ghi ý như chữ Trung Hoa, người ta sắp xếp theo số lượng nét hay theo bộ thủ hoặc theo hình dáng của bốn gĩc chữ (các từ điển tứ giác).

Ngồi ra, dựa vào trường nghĩa, người ta sắp xếp các từ theo phạm vị sự vật mà từ phản ánh. Từ điển kiểu này do P.M. Roget biên soạn đã được xuất bản lần đầu ở Luân Ðơn năm 1852. Ðây là loại từ điển rất cần thiết cho người học nĩi viết, đặc biệt là với những người cĩ ý nhưng gặp khĩ khăn trong việc tìm từ để diễn đạt, nên về sau được biên soạn nhiều ở các nước cĩ nền ngữ học phát triển.

Từ điển học và cả từ vựng học đang bước vào giai đoạn phát triển mới. Gần đây, một số từ điển điện tử và máy phiên dịch điện tử đã được sản xuất. Yêu cầu cung cấp chương trình ngữ pháp, từ vựng cần thiết để các máy ấy dịch đúng đang đặt các nhà nghiên cứu trước những thử thách mới.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ƠN TẬP CHƯƠNG III

1. Từ là gì? Từ cĩ cấu tạo như thế nào? Trong nĩi viết, từ hoạt động dưới dạng các biến thể như thế nào? Cho thí dụ.

3. Nghĩa của từ là gì? Nêu các thành phần ý nghĩa của từ. Cho thí dụ. 4. Từ biến đổi ý nghĩa theo những phương thức nào? Cho thí dụ.

5. Anh chị hiểu thế nào về trường nghĩa, từ đồng âm, từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa? Cho thí dụ. 6. Từ vựng được chia thành các lớp từ nào? Nêu khái niệm và cho thí dụ.

Một phần của tài liệu Co so ngon ngu hoc nhập môn việt ngữ học (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)