Trường nghĩa TOP

Một phần của tài liệu Co so ngon ngu hoc nhập môn việt ngữ học (Trang 46 - 47)

II. NGHĨA CỦA TỪ

8. Trường nghĩa TOP

Khuynh hướng 1: Ðại diện cho khuynh hướng này là L.Weisgerber và J. Trier. Chịu ảnh hưởng của học thuyết Humboldt cho rằng ngơn ngữ là cái phản ánh tinh thần của một dân tộc và tư tưởng của Saussure về tính hệ thống của ngơn ngữ, hai ơng nêu lên quan niệm trường từ vựng là phạm vi các khái niệm mà các từ trong ngơn ngữ biểu hiện, người ta cĩ thể tập hợp các khái niệm lại thành trường bằng các đơn vị từ vựng của ngơn ngữ từng dân tộc. Theo ơng, trường từ vựng bao phủ lên trường khái niệm như một cái áo khốc hay tấm vải phủ (1). Tuy nhiên, khái niệm và ý nghĩa của từ khơng hồn tồn đồng nhất. Chính vì vậy thực chất của việc tập hợp các khái niệm để lập thành các trường từ vựng của trường phái J.Trier khơng cĩ liên quan gì đến ý nghĩa của từ nĩi riêng hay ngơn ngữ học nĩi chung.

Khuynh hướng 2: Khuynh hướng này gồm nhiều hướng quan niệm nhưng đều dựa vào những tiêu chí ngơn ngữ học.

· Hướng dựa vào hình thái và chức năng của từ : Dựa vào tiêu chí này, Ipsen đã thành lập các trường từ vựng - ngữ pháp. Ðây là các trường cấu tạo từ, là tập hợp các từ cĩ cùng căn tố.

Thí dụ: measure measured measurable measurement measuredness measureless measurelessness measurability v.v...

Các từ trên cùng trường cấu tạo từ.

· Hướng dựa vào quan hệ ngữ pháp của từ: Theo hướng này, Muller và Porrig tập hợp các từ cĩ đặc điểm ngữ pháp giống nhau, nghĩa là cĩ khả năng kết hợp giống nhau với các từ khác để thành lập trường từ vựng - cú pháp. Thí dụ trường từ vựng - cú pháp gồm các từ cĩ khả năng kết hợp ở phía trước với the hoặc a, an, hoặc this, that trong tiếng Anh; trường từ vựng - cú pháp các từ cĩ khả năng kết hợp ở phía trước với rất, hơi, khá, khí và ở phía sau với lắm, quá trong tiếng Việt...

· Hướng dựa vào các nét nghĩa phạm trù, các nét nghĩa loại: theo hướng này, người ta dựa vào các nét nghĩa phạm trù, nét nghĩa loại để lập các trường từ vựng - ngữ nghĩa. Ðây là tập hợp các từ cĩ quan hệ về mặt ngữ nghĩa. Thí dụ việc lập các trường từ vựng - ngữ nghĩa dựa vào nét nghĩa như màu sắc, hoặc thời gian, hoặc phương hướng, hoặc thức ăn, hoặc phương tiện đi lại trên bộ, trên nước...

· Hướng dựa vào các từ mà người nghe liên tưởng tới khi nghe được một từ nào đĩ. Theo hướng này, người ta lập các trường từ vựng ngữ nghĩa liên tưởng. Thí dụ, nghe từ lài, trường liên tưởng ngữ nghĩa của người Việt cĩ thể gồm các từ sau đây: hoa, trắng trong, thơm mát, người trồng hoa, người mà bạn đã cĩ lần gặp khi cĩ mùi lài,

những cái chỉ đẹp khi đêm xuống, kĩ nữ, gái ăn sưong...

8.2 Các loại trường nghĩa

Như đã thấy, cĩ nhiều hướng quan niệm về trường từ vựng và ứng với các quan niệm ấy là các hệ thống phân loại trường khác nhau. Hiện nay trường từ vựng - ngữ nghĩa được quan tâm nhiều nhất. Khi nĩi tới trường từ vựng, người ta chủ yếu nghĩ tới ba loại trường từ vựng - ngữ nghĩa (gọi tắt là trường nghĩa) sau đây: trường nghĩa trực tuyến, trường nghĩa tuyến tính, trường nghĩa liên tưởng.

a. Trường nghĩa trc tuyến (trường nghĩa dc) Vn t ca mt ngơn ngđược chia thành các trường nghĩa trực tuyến (trường nghĩa dọc) thuộc nhiều cấp độ lớn nhỏ khác nhau dựa vào nét nghĩa phạm trù chung nhất đến các nét nghĩa phạm trù nhỏ hơn rồi các nét nghĩa loại, hạng và các nét nghĩa riêng biệt. Ðây là lối sắp xếp vốn từ của một ngơn ngữ theo các trường nghĩa biểu vật và biểu niệm rất cĩ lợi cho người sử dụng. Nĩ tạo cơ sở cho việc soạn các từ điển khơng sắp xếp theo trật tự chữ cái đầu truyền thống mà theo các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Co so ngon ngu hoc nhập môn việt ngữ học (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)