Phơng pháp thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu Dạy học vần ở tiểu học theo chương trình mới (Trang 47 - 49)

I. Các phơng pháp dạy học vần

2. Một số phơng pháp dạy học

2.4. Phơng pháp thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là một trong những hình thức dạy học tích cực, phát huy đ- ợc tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Nó có tác dụng thay đổi vị thế của học sinh trong lớp từ vị thế bị động tiếp thu thông tin một chiều (kiến thức từ giáo viên truyền đạt đến học sinh và học sinh chỉ biết nghe và ghi nhớ một cách máy móc) trở thành vị thế chủ động, tích cực tiếp nhận thông tin đa chiều. Chính vì vậy, nó rất có ích cho việc hình thành khả năng hợp tác, khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng và khả năng độc lập suy nghĩ.

Đối với việc dạy Học vần cho học sinh tiểu học, phơng pháp này nên áp dụng vào dạy học luyện nói. Điều kiện quan trọng để hình thức thảo luận nhóm thành công là giáo viên phải nêu câu hỏi gợi ý cho các em thảo luận với nhau, câu hỏi là điểm tựa để học sinh dựa vào đó thảo luận, thực hiện những yêu cầu của bài học. Qua hoạt động giao tiếp, học sinh sẽ củng cố, khắc sâu đợc kiến thức của bài học và rèn luyện đợc kỹ năng giao tiếp. Cũng qua đó, giáo viên có điều kiện để

đánh giá mức độ nắm kiến thức và khả năng vận dụng chúng trong giao tiếp và học tập của học sinh.

Việc sử dụng phơng pháp dạy học theo nhóm sẽ giúp giáo viên quan sát và kiểm soát hoạt động của từng học sinh tốt hơn. Mặt khác, khi học theo nhóm, học sinh có thể học hỏi lẫn nhau, từng em trong nhóm bộc lộ ý kiến của mình và nghe ý kiến của các bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nhóm. Những em học sinh e thẹn, nhút nhát có thể hoà nhập đợc với những học sinh mạnh dạn hơn và học hỏi đợc nhiều hơn, trở nên tự tin hơn. Đó là điều kiện để hình thành các kỹ năng giao tiếp (nghe, nói), khả năng hợp tác trong công việc cho học sinh.

Muốn để học sinh giao tiếp đợc cần phải có đầy đủ 3 yếu tố: ngời nói, ngời nghe và hoàn cảnh giao tiếp. Do vậy, khi học sinh hoạt động theo từng nhóm nhỏ, các thành viên trong nhóm có thể luân phiên nhau: ngời nói - ngời nghe. Điều đó sẽ kích thích đợc hứng thú tạo lời ở học sinh. Hơn nữa, thông qua thảo luận nhóm, học sinh có điều kiện tìm ra phơng án tối u nhất để giải quyết vấn đề học tập thông qua trí tuệ tập thể. Nh thế, kết quả học tập sẽ cao hơn.

Quy mô thảo luận nhóm có thể là nhóm nhỏ (2 - 4 em), nhóm lớn (8 - 10 em). Chọn quy mô nào là do giáo viên quyết định dựa trên cơ sở về tầm quan trọng của vấn đề đợc đa ra thảo luận, về khả năng nhận thức và ngôn ngữ của học sinh, về thời gian và điều kiện cơ sở vật chất, phơng tiện dạy học dành cho việc này.

Khi sử dụng phơng pháp thảo luận nhóm để dạy mục luyện nói, giáo viên cần lu ý những điểm sau đây:

- Để đạt đợc kết quả tốt khi dạy mục luyện nói bằng phơng pháp thảo luận nhóm, sau khi phân nhóm, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Việc học tập của các nhóm sẽ không có hiệu quả nếu không đợc thực hành nhiều và không có kế hoạch.

- Mặt khác, học sinh còn nhỏ tuổi, vì thế điều kiện quan trọng để thực hiện phơng pháp thảo luận nhóm thành công là giáo viên phải có câu hỏi rõ ràng cho học sinh dựa vào đó thảo luận. Nội dung câu hỏi phải gần gũi với các em và nội dung câu hỏi cần hớng vào khai thác kinh nghiệm, cách nghĩ của từng cá nhân học sinh, khuyến khích từng học sinh tham gia vào hoạt động nhóm một cách tự tin, chủ động.

- Sau khi học sinh thảo luận nhóm, giáo viên cần phải tổ chức cho các nhóm trình bày ý kiến của mình.

- Kết thúc thảo luận, giáo viên tổng hợp ý kiến của các nhóm và đa ra kết luận chung nhằm xác định sự đúng - sai và cũng nên động viên, khuyến khích các em. Việc tiếp nhận những ý kiến nhỏ của các em sẽ tạo cho các em cảm giác tự tin và hứng thú học tập.

Sau đây là một ví dụ cụ thể về việc sử dụng phơng pháp thảo luận nhóm trong dạy học Học vần, mục luyện nói.

Giáo viên có thể tiến hành nh sau:

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ (2 - 4 em).

- Cho các nhóm quan sát tranh phóng to về chủ đề phim hoạt hình trong sách giáo khoa.

- Học sinh thảo luận theo câu hỏi của giáo viên: Bức tranh vẽ gì ?

Trong cảnh đó em thấy những gì ?

Có những ai ở trong cảnh ? Họ đang làm gì ?

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Giáo viên cùng với các nhóm học sinh nhận xét, đánh giá các kết quả thảo luận.

Cho học sinh trình bày kết quả thảo luận, giáo viên cần uốn nắn cho các em nói rõ ràng, rành mạch và nói thành câu.

Việc cho học sinh thảo luận nhóm trong phần luyện nói tạo không khí học tập sôi nổi, rèn luyện cho học sinh kỹ năng giao tiếp.

Tuy nhiên, hình thức thảo luận cũng chỉ thực sự phát huy u thế riêng khi nó đợc thực hiện trong sự phối hợp với các hình thức khác.

Một phần của tài liệu Dạy học vần ở tiểu học theo chương trình mới (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w