Tổ chức lực lợng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền

Một phần của tài liệu Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở hà tĩnh thời kỳ 1939 1945 (Trang 48 - 52)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2.Tổ chức lực lợng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền

Nh chúng ta đã biết, công tác quan trọng và hàng đầu trong việc tổ chức lực lợng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền là công tác tuyên truyền cổ động. Vì trên cơ sở đó chúng ta mới vạch mặt và cô lập đợc bọn tay sai thân Nhật, mới động viên đợc lòng yêu nớc và quyết tâm đấu tranh của quần

chúng, mới tổ chức và tập hợp đợc rộng rãi lực lợng, tham gia công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.

Giữa năm 1945, chính phủ thân Nhật - Trần Trọng Kim đợc thành lập. Dựa vào bộ máy chính quyền bù nhìn đó, các tổ chức thân Nhật nh "Việt Nam độc lập đoàn", "Tân dân đoàn" ráo riết hoạt động và gây thanh thế trong quần chúng. Bọn chúng tổ chức ra "Thanh niên đoàn" và "Thanh niên tiền tuyến" để thu hút các tầng lớp thanh niên đồng thời chúng còn bày trò hề tổ chức kỷ niệm liệt sỹ Phạm Hồng Thái, tổ chức hoan nghênh Nhật đánh Pháp, hoan nghênh chính sách "Đại Đông á" của Nhật... Những hoạt động đó đã gây nên tác hại nhất định làm cho một số quần chúng lầm tởng, mơ hồ trớc những luận điệu lừa bịp của bọn chúng.

Trớc tình hình đó Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh đã chủ động đề ra những chủ trơng, biện pháp sáng tạo để chống lại những luận điệu bịp bợm của bọn chúng. Biện pháp hàng đầu là tuyên truyền, giáo dục và phát động quần chúng. Để làm đợc công tác tuyên truyền đó, sau khi liên lạc với Trung - ơng, Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh đã thành lập ra nhà in Phạm Hồng Thái, xuất bản tờ báo "Kháng địch" và ấn hành các tài liệu của Việt Minh để làm nội dung tuyên truyền cho quần chúng: Báo Kháng địch ra ngày 15/6/1945 nêu rõ:

"Kháng địch, cơ quan của Viêt Nam độc lập đồng minh ở Nghệ Tĩnh, ra mắt anh chị em giữa lúc hai mơi lăm triệu đồng bào đang quằn quại dới gót giày xâm lợc của bọn phát xít Nhật... Đứng trớc tình thế ấy, Kháng địch tiếng chuông của Việt Minh kêu gọi toàn thể quốc dân, không phân biệt đẳng cấp, tôn giáo hãy mạnh bạo gia nhập hàng ngũ Việt Minh để diệt trừ phát xít Nhật là kẻ thù số một của nớc ta và phá tan mu mẹo khôi phục chính quyền của đế quốc Pháp ở xứ này. Không lúc nào bằng lúc này, chúng ta hãy sát cánh dới ngọn cờ lãnh đạo của Việt Minh, chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa để cớp lấy chính quyền, giải phóng Tổ quốc, dựng lên một nền độc lập chân chính hoàn toàn của nớc Việt Nam. [ 29, 1].

Đi đôi với hình thức tuyên truyền bằng báo chí và tài liệu, các hình thức tuyên truyền và cổ động nh treo băng, treo cờ, rải truyền đơn, dán áp phích, mít tinh, biểu tình, diễn thuyết, tuyên truyền xung phong... cũng đợc áp dụng rộng rãi khắp nơi. Thông qua tờ báo "Kháng địch" và truyền đơn, tài liệu Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh đã lấy những tình hình thực tế và cụ thể ở địa phơng

về chính sách khủng bố và cớp bóc tàn bạo của phát xít Nhật, trớc mắt là nạn đói năm 1945, để kích động lòng phẫn nộ của quần chúng đối với phát xít Nhật, vạch trần luận điệu tuyên truyền lừa phỉnh của bọn tay sai, kích thích tinh thần yêu nớc lòng tự hào dân tộc, củng cố lòng tin tởng của quần chúng dới thắng lợi của cách mạng.

Để đập tan nhận thức mơ hồ đối với phát xít Nhật và phát động cao trào kháng Nhật cứu quốc trong quần chúng. Ngày 10/6/1945, Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh phát truyền đơn nêu rõ:

Giặc Nhật truất quyền giặc Pháp không phải để giải phóng nhân dân ta. Chính phủ thân Nhật chỉ là bộ máy đè ép hút máu nhân dân ta để nuôi béo giặc lùn. Nhng phát xít Nhật không thể sống dai. Quân Đồng minh đang đánh bại chúng trên các mặt trận Viễn Đông và không mấy ngày nữa sẽ tràn vào tiêu diệt chúng. Dới cờ Việt Minh , quân du kích cách mạng chiến thắng trong 7 tỉnh Bắc Kỳ. Một cao trào kháng Nhật cứu quốc đang xô đẩy hàng triệu ng- ời vào Việt Minh. Giờ khởi nghĩa đã đánh [ 22, 182 -183].

Cũng trong tờ báo Kháng địch, số 1 ra ngày 15/6/1945 của Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh đăng bài nêu rõ chủ trơng của tổng bộ Việt Minh là tranh thủ ngoại giao, sẵn sàng đón tiếp quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, nh- ng nhấn mạnh: "không quá lạc quan đến chỗ ỷ lại vào Đồng minh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phải nhớ rằng tự do không phải xin là đợc, nền độc lập Tổ quốc phải do xơng máu của dân tộc đắp xây trớc hết" [29, 1].

Truyền đơn và báo chí Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh phát ra nh ngọn hải đăng chiếu sáng giữa biển trời đen tối, xua tan những luận điệu khoác loác của phát xít Nhật và bọn tay sai, đem lại cho cán bộ và nhân dân một luồng sinh khí mới trên con đờng đấu tranh cách mạng. Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh ngày càng ăn sâu bám rễ trong quần chúng. Các tổ chức Việt Minh bí mật, các đội tự vệ đợc thành lập và phát triển nhanh chóng, rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, chỉ tính riêng ở Hơng Sơn (Hà Tĩnh), trong vòng cha đầy nửa tháng đã có 26 trên 54 làng, xã trong huyện thành lập đợc tổ chức Việt Minh [8,168].

Một số phủ huyện nh Nghi Lộc, Diễn Châu, ngoài các đội tự vệ ở cơ sở, còn có đội tự vệ thờng trực ở huyện để làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, làm nòng cốt cho cuộc khởi nghĩa khi thời cơ đến. Ngoài ra Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh còn phân công một số cán bộ về các địa phơng thu nhặt vũ khí,

điều tra cơ sở chuẩn bị lực lợng cho việc thành lập chiến khu theo chỉ thị của Trung ơng Đảng. Dới các khẩu hiệu: "Đòi cứu đói", "Đòi hoãn su thuế", "Chống bắt phu, bắt lính", "Chống chính sách cớp bóc" của Nhật, Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh đã tổ chức và lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng bén lên nh kho dầu bén lửa. ở Hà Tĩnh, các huyện Hơng Sơn, Hơng Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh đã lãnh đạo nhân dân phá khó thóc của Nhật để cứu đói, quần chúng ở chợ Thợng huyện Đức Thọ, Chợ Nghèn huyện Can Lộc, đấu tranh chống quân đội Nhật vơ vét thóc gạo, thực phẩm trong các phiên chợ... Ngoài những hình thức đấu tranh với mức độ thấp nh: trốn tránh, kêu kiện, khất lần, một số huyện ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã tiến hành nhiều hình thức đấu tranh cao hơn nh: cử đại biểu lên huyện, lên tỉnh khiếu nại, hoặc tịch thu các thuyền chở gạo của Nhật và vay lúa mỳ của địa chủ phát cho dân bị đói. Phong trào Việt Minh đã có ảnh hởng mạnh mẽ đến các hoạt động cứu tế, phong trào thể dục thể thao, phong trào thanh niên Phan Anh làm cho các hoạt động này dần dần chuyển theo chủ trơng của Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh.

Dới sự lãnh đạo của Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh cùng với nhiều khẩu hiệu mà Việt Minh đa ra phù hợp với nguyện vọng và yêu cầu cấp thiết hàng ngày của các tầng lớp nhân dân, nên trong các cuộc đấu tranh cách mạng đã thu hút đợc quảng đại quần chúng tham gia. Làn sóng đấu tranh của quần chúng dâng lên không những lôi kéo các tầng lớp lng chừng, do dự và bàng quan trong giai cấp địa chủ, t sản ngả theo cách mạng mà còn góp phần làm tan rã nhanh chóng bộ máy chính quyền bù nhìn và tổ chức tay sai thân Nhật. Anh em binh lính bảo an ngày càng ngả về phía cách mạng. Một số hào lý cũng tham gia và ủng hộ phong trào Việt Minh. Ngay cả những tên quan lại, hào lý gian ác cùng e dè không dám ra mặt phản động. Thậm chí họ còn giúp Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh nắm bắt tình hình hoạt động của quân Nhật cùng bộ máy chính quyền bù nhìn của chúng.

Có thể nói, để chuẩn bị cho công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Hà Tĩnh, Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh có vai trò quan trọng trong việc tập hợp đợc quảng đại quần chúng nhân dân tham gia cách mạng, giác ngộ đợc một lực lợng đông đảo trong hàng ngũ kẻ thù đi theo nhân dân để tiến tới cuộc khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra đến khi Nhật đảo chính Pháp, nhân dân Hà Tĩnh phải đơng đầu với nhiều khó khăn, thử thách: vừa phải chống lại ách áp bức thống trị đến nghẹt thở, vừa phải đối phó với những âm mu, thủ đoạn chống phá cách mạng vô cùng thâm độc của thực dân Pháp, phát xít Nhật và bè lũ tay sai của chúng. Hầu hết các cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ tỉnh đến huyện đều bị bắt giữ, tổ chức Đảng và cơ sở quần chúng bị phá vỡ liên tục. Ngay từ những ngày đầu chiến tranh, phong trào cách mạng ở Hà Tĩnh đã phải trải qua những ngày đen tối nhất. Đời sống của ngời dân lao động ở Hà Tĩnh vốn đã thấp kém lại càng sa sút nghiêm trọng. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Hà Tĩnh với đế quốc Pháp, phát xít Nhật càng trở nên gay gắt. Trong bối cảnh đó, Hội Việt Nam cứu quốc Hà Tĩnh ra đời sau đổi thành Mặt trận cứu quốc Hà Tĩnh, đề ra những chơng trình hành động tích cực đa phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân phát triển. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của địa phơng, Việt Minh liên tỉnh

Một phần của tài liệu Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở hà tĩnh thời kỳ 1939 1945 (Trang 48 - 52)