6. Bố cục của luận văn
2.2.1. Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh thành lập
Để chuẩn bị về mặt tổ chức và lực lợng thực hiện nhiệm vụ lịch sử trọng đại giải phóng dân tộc, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc đã nhấn mạnh: "Vấn đề đoàn kết toàn dân giải phóng dân tộc càng quan trọng. Ta phải nghĩ đến việc lập ra một hình thức mặt trận thật rộng rãi, có tên gọi cho thích hợp. Việt Nam giải phóng đồng minh? Việt Nam phản đế đồng minh? Hay là Việt Nam độc lập đồng minh, có thể gọi tắt là Việt Minh cho nhân dân dễ nhớ [102, 5].
Sau khi phân tích tình hình cụ thể trong nớc và thế giới, Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít Pháp - Nhật
lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh. Mặt trận Việt Minh chính thức ra đời ngày 19/5/1941, thành viên của mặt trận là các hội cứu quốc nh công nhân cứu quốc, nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc...
Để tập hợp lực lợng đấu tranh chống kẻ thù chung, hội nghị cũng ra quyết định giúp nớc bạn Lào và Cam Pu Chia thành lập Ai Lao độc lập đồng minh và Cao Miên độc lập đồng minh. Cùng với việc thành lập Mặt trận Việt Minh, Đảng đã xúc tiến khẩn trơng xây dựng lực lợng vũ trang, chuẩn bị mọi mặt cho tổng khởi nghĩa toàn quốc.
Ngay sau khi Mặt trận Việt Minh đợc thành lập, từ cuối năm 1941, Nghị quyết của Trung ơng về thành lập Mặt trận Việt Minh bắt đầu đợc phổ biến trong các nhà tù và trại tập trung, chủ yếu qua những đảng viên Đảng Cộng sản và hội viên các hội cứu quốc bị địch bắt đa đến.
Hởng ứng chỉ thị của Trung ơng Đảng, một số tỉnh trong toàn quốc sau khi nhận đợc chỉ thị của Mặt trận Việt Minh đã thành lập ra tổ chức Việt Minh.
ở Trung Kỳ, Nghệ Tĩnh là nơi thành lập Mặt trận Việt Minh muộn hơn so với các nơi khác, vì trong thời gian này ở Nghệ Tĩnh, phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân bị kẻ thù tập trung đàn áp, khủng bố, nhiều cán bộ và quần chúng bị địch bắt, cơ sở cách mạng, cơ sở quần chúng bị địch phá vỡ.
Cuối tháng 5/1941, các đại biểu Trung Kỳ nh: Hồ Xuân Lu, Bùi San đi dự Hội nghị Trung ơng lần thứ VIII về đến ga Cầu Giát liền bị địch bắt, do đó việc liên lạc với Xứ uỷ và Trung ơng gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế Nghệ Tĩnh đã không nhận đợc chỉ thị về thành lập Mặt trận Việt Minh.
Ngày 16/8/1941, Công sứ Nghệ An đa lính đến vây bắt cơ quan Xứ uỷ Trung Kỳ đóng tại xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Vì bị mất liên lạc với Xứ uỷ Trung Kỳ, vào đầu năm 1942, Tỉnh uỷ Quảng Trị cử đồng chí Trơng Văn An ra Vinh gặp đồng chí Nguyễn Thị Nhồng giao thông Xứ uỷ. Nhờ đó đồng chí Trơng Văn An đã bắt liên lạc đợc với Trung ơng Đảng. Đợc Trung ơng Đảng giao nhiệm vụ, các đồng chí này mang nghị quyết hội nghị lần thứ VIII của Trung ơng, chơng trình Mặt trận Việt Minh, điều lệ, các đoàn thể cứu quốc, báo Cờ giải phóng về phổ biến cho các đồng chí ở Xứ uỷ Trung Kỳ.
Về đến Nghệ An, các đồng chí đã bắt liên lạc với đồng chí Phạm Tự, một cán bộ Xứ uỷ Trung Kỳ đang hoạt động ở huyện Diễn Châu để khôi phục lại tổ chức của các Đảng bộ ở Nghệ Tĩnh. Phủ uỷ Diễn Châu đợc khôi phục đầu
tiên và mở rộng hoạt động vào Vinh, Nghi Lộc. Một số cơ sở vừa đợc xây dựng liền bị mật thám phá vỡ. Những đồng chí trên cùng một số cán bộ và quần chúng, vừa đợc liên lạc cũng bị địch bắt. Tổ chức Đảng ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đợc xây dựng lại liên tục nhng cũng liên tục bị địch phá vỡ. Hoạt động của Đảng bộ đến đây bị gián đoạn. Trong thời kỳ này, tổ chức Đảng ở Nghệ Tĩnh bị phá vỡ nghiêm trọng do sự khủng bố dã man, hết sức thâm độc của kẻ thù. Cùng với việc chém giết, tra tấn điên cuồng, chúng dùng bọn phản bội làm tay chân phá hoại Đảng, mua chuộc lôi kéo những phần tử hoang mang giao động vào hàng ngũ phản cách mạng, uy hiếp, hăm dọa khống chế gây khó khăn về kinh tế, làm cho một số ngời nằm in không dám hành động. Một số đồng chí còn lại vẫn giữ vững khí tiết, chờ bắt mối hoặc tiếp tục hành động dới các hình thức thích hợp để giữ liên lạc với quần chúng.
Hoạt động chống phá cách mạng của bọn chúng còn gây li gián cả ở trong Đảng và ngoài quần chúng, chúng vu khống, tung tin bịa đặt, bắt ngời này thả ngời kia, gây tâm lý ngờ vực, hoài nghi lẫn nhau giữa cán bộ với cán bộ, giữa cán bộ với quần chúng, làm đảo lộn thật giả, lẫn lộn đen trắng, làm cho một số đồng chí của ta vừa sợ sa vào cạm bẫy của mật thám nên không dám bắt liên lạc, không dám giao tài liệu, không dám giao việc, nhận việc. Hơn nữa chúng còn tung mật thám chỉ điểm, đi các nơi để phá cách mạng từ trong ra, ngoài vào, cả từ trên xuống, dới lên. Mục đích của chúng là tiêu diệt cộng sản, chống phá cách mạng đến tận gốc. Có thể so sánh rằng: nếu nh đợt đánh phá cuối năm 1931 là đợt đánh phá tàn khốc thì hai đợt đánh phá năm 1939 và 1945 là thâm độc nhất, gây di hại lâu dài nhất và cũng gây thiệt hại lớn nhất cho cách mạng, nhất là khi chúng ta đang tích luỹ lực lợng để giải quyết vận mệnh một mất, một còn của dân tộc. Cả ba đợt đánh phá cách mạng đó, kẻ thù đã không từ bỏ một thủ đoạn nào, nguy hại nhất là trong việc đánh phá vào nội bộ của ta, chúng đã lôi kéo đợc một số cán bộ đảng viên giao động vào hàng ngũ phản cách mạng đến mức leo cao phá lâu, gây thiệt hại lớn về tổ chức và gây ảnh hởng xấu về t tởng, kìm hãm phong trào và việc thực hiện đờng lối của Đảng ở Nghệ Tĩnh. Một mặt, do sự phá hoại của mật thám và do có kẻ làm "nhân mối" cho địch và một số ngời hoang mang khai báo, gây tổn thất cho Đảng. Mặt khác do các Đảng bộ thiếu cảnh giác, thiếu tổ chức chặt chẽ và thiếu giáo dục t tởng kiên định nên kẻ thù gây cho cách mạng rất nhiều khó khăn, thử thách.
Tình hình trên đây không chỉ diễn ra ở Nghệ Tĩnh mà trong toàn quốc, phong trào cách mạng đã bị ảnh hởng nghiêm trọng. Ngày 26/8/1943, trong tờ báo Cờ giải phóng đăng bài "Đừng mắc mu địch" của Trờng Chinh. Bài báo đã vạch rõ âm mu, thủ đoạn phá hoại của địch ở Hà Tĩnh và hớng dẫn toàn Đảng về kinh nghiệm, biện pháp chống lại âm mu, thủ đoạn thâm độc của chúng.
Đồng chí Trờng Chinh kêu gọi toàn Đảng, trớc hết là các Đảng bộ ở Trung Kỳ: "Phải kịp thời phân rõ bọn khiêu khích đeo mặt nạ len vào Đảng, phải tích cực đấu tranh chống bọn AB, nhng phải phân biệt thật giả, đừng mắc mu gian của lũ phát xít mà để cho hoài nghi chủ nghĩa giam hãm cõi lòng" [22, 87]
(AB là chữ Anti Bolchevik viết tắt. AB là để chỉ những phần tử đầu hàng phản bội, nằm trong tổ chức Đảng để tiếp tay cho địch phá hoại Đảng hoặc những ngời giả danh cộng sản để đi dò la, phát hiện, chỉ điểm cho địch. Chúng hành động đơn tuyến dới sự chỉ huy trực tiếp của mật thám Pháp).
Trong tình hình đang gặp khó khăn, một số tù chính trị nh: Trơng Văn Lĩnh, Chu Huệ, Trần Hữu Doánh, Nguyễn Tạo, Nguyễn Xuân Linh lần lợt vợt ngục Buôn Ma Thuột về Nghệ Tĩnh để lãnh đạo phong trào cách mạng.
Theo tinh thần nghị quyết Hội nghị Trung ơng lần thứ VIII, các đồng chí bắt tay ngay vào việc xây dựng lại cơ sở ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tháng 4 /1943, đồng chí Chu Huệ bắt liên lạc với cơ sở cách mạng ở các huyện Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Thành phố Vinh để xây dựng lại phong trào, nhng lại bị địch truy lùng không thực hiện đợc.
Sau đó một số đồng chí sang bắt liên lạc với cơ sở cách mạng ở Can Lộc, Đức Thọ... góp phần thành lập Hội Việt Nam cứu quốc Hà Tĩnh để lãnh đạo việc xây dựng mặt trận cứu quốc các cấp, xây dựng lực lợng tự vệ, lập căn cứ địa phát động quần chúng đấu tranh chống ách áp bức bóc lột của Pháp - Nhật, chuẩn bị thời cơ giành chính quyền. Dới sự chỉ đạo của các đồng chí, cơ sở hội Việt Nam cứu quốc quân lần lợt đợc thành lập ở các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.
ở Nghệ An, các đồng chí Trơng Văn Lĩnh, Trần Hữu Doánh đợc cử về xây dựng cơ sở sau khi bắt đợc liên lạc với đồng chí Nguyễn Xuân Linh. Đồng chí Trơng Văn Lĩnh dự định xây dựng cơ sở ở Vinh làm chỗ đứng để mở rộng hoạt động ra các tỉnh.
Còn đồng chí Trần Hữu Doánh thì về xây dựng cơ sở ở vùng trung du và miền núi Thanh Chơng, Anh Sơn, làm căn cứ hoạt động lâu dài. Đồng chí Nguyễn Tạo ra hoạt động ở Bắc Kỳ.
Do cha nắm đợc tình hình mới nên các đồng chí cũng không mở rộng phạm vi hoạt động. Hội Việt Nam cứu quốc tỉnh Hà Tĩnh và các cơ sở của nó bị mật thám phá vỡ. Sau ba tháng hoạt động đồng chí Chu Huệ bị bắt cùng với nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng các cơ sở trong tỉnh. Hai đồng chí Tr- ơng Văn Lĩnh và Nguyễn Xuân Linh bị mật thám bao vây nên buộc phải rút ra hoạt động ở tỉnh Thanh Hoá. Cuối năm 1943 sau khi dự lớp tập huấn chính trị quân sự do Tỉnh uỷ Thanh Hoá tổ chức ở Ngọc Trạo, đồng chí Nguyễn Xuân Linh đợc giao nhiệm vụ về hoạt động ở Nghệ Tĩnh theo chơng trình hoạt động của Mặt trận Việt Minh. Vừa về tới Diễn Châu, đồng chí Nguyễn Xuân Linh đã bị sa lới mật thám. Mặc dù đợc Trung ơng Đảng và Xứ uỷ Trung Kỳ quan tâm giúp đỡ, các đồng chí cán bộ đảng viên trung kiên hết lớp này đến lớp khác kế tiếp nhau xây dựng lại Đảng bộ và phong trào cách mạng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nhng do thiếu kinh nghiệm đối phó với thủ đoạn đánh phá mới của địch nên không ai vợt qua đợc vòng vây dày đặc với đủ loại mật thám của thực dân Pháp và phong kiến Nam Triều. Qua các đợt khủng bố, số cán bộ, đảng viên trung thành trong cách mạng lần lợt bị sa lới địch, nhiều ng- ời đã hy sinh, số còn sót lại ở cơ sở và ở tù về, đại bộ phận vẫn giữ đợc phẩm chất cách mạng, do thủ đoạn gieo giắc hoài nghi, gây ly gián của địch nên một số dè dặt không dám ra hoạt động ngay.
Trong hoàn cảnh ấy một số quần chúng tích cực ở cơ sở, nhất là tầng lớp thanh niên, học sinh vẫn bí mật hoạt động. Nhóm này đợc một số cán bộ đảng viên ở Hà Nội, Huế... bắt liên lạc và cung cấp tài liệu, sách, báo... của Mặt trận Việt Minh, nên họ đã tự động tổ chức ra các nhóm cứu quốc để hoạt động ở một số huyện nh: Can Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lu. Các nơi khác tuy cha hình thành đợc tổ chức, nhng họ đã lãnh đạo đợc quần chúng đấu tranh chống lại những chính sách khủng bố, áp bức bóc lột của Pháp, Nhật và tay sai.
Đêm 9/3/1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp. Hội nghị mở rộng của Ban Thờng vụ Trung ơng Đảng họp tại làng Đình Bảng (Từ Sơn , Bắc Ninh).
Ngày 12/3/1945, Ban Thờng vụ Trung ơng Đảng ra chỉ thị: "Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta ". Chỉ thị đã đánh giá tình hình và đề ra chủ trơng mới của Đảng. Trong bản chỉ thị, Trung ơng quyết định thay đổi
khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Pháp, Nhật" bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật " và đề ra phơng hớng khởi nghĩa giành chính quyền cho toàn quốc.
ở Nghệ Tĩnh, mặc dù lúc này cha tiếp nhận đợc chỉ thị của Ban Thờng vụ Trung ơng Đảng, nhng qua theo dõi tình hình và có sự nhạy cảm về chính trị, các cán bộ, đảng viên và quần chúng cánh mạng ở các nhà tù đế quốc về đã rải khắp các huyện. Nhiều cán bộ, đảng viên và các tù chính trị trở về các địa phơng hoạt động, trong lúc cha bắt liên lạc đợc với Trung ơng Đảng, Đảng bộ hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh vẫn cha đợc khắc phục. Dựa vào mối quan hệ và sự hiểu biết nhau khi đang ở trong nhà tù và trong các phong trào cách mạng, các đồng chí đảng viên đã chủ động liên lạc với nhau để hoạt động. Các tầng lớp quần chúng nhất là thanh niên, học sinh, sinh viên với sức trẻ và ý chí sục sôi tinh thần cách mạng đã sẵn sàng tham gia phong trào cách mạng chống Nhật cứu nớc.
Thời cơ cách mạng đang tới gần, nhng ở Nghệ Tĩnh đang gặp khó khăn lớn là Đảng bộ cha đợc phục hồi. Tình hình trên đây đặt ra cho những ngời cách mạng, các đảng viên một yêu cầu khẩn cấp là phải kịp thời thành lập một tổ chức chung để thống nhất để chỉ đạo phong trào cách mạng ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.
Trong khi cha lập lại đợc tổ chức Đảng, các cán bộ nòng cốt đã nhất trí hình thức tổ chức Việt Minh là một tổ chức mặt trận của Đảng để kết hợp lực lợng chính trị phạm và nhiều ngời yêu nớc trong tỉnh thành lực lợng thống nhất làm nòng cốt chỉ đạo phong trào cách mạng. Đồng thời xuất phát từ thực tiễn cách mạng ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sẵn có mối quan hệ về lịch sử, tự nhiên và cùng chung một hoàn cảnh giống nhau, nên chủ trơng này đã đợc bàn bạc và thực hiện thống nhất trong hai tỉnh.
Qua quá trình chuẩn bị và xuất phát từ sự phân tích đặc điểm lịch sử Nghệ Tĩnh các đồng chí Nguyễn Xuân Linh cùng với đồng chí Lê Viết Lợng, Trần Văn Cung đứng ra triệu tập hội nghị để thành lập Ban vận động Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh. Vì triệu tập lầm một số ngời trong tổ chức thân Nhật, ủng hộ Việt Nam độc lập đoàn ở Nghệ An và Tân dân đoàn ở Hà Tĩnh, nên hội nghị tạm thời giải tán. Ngay sau đó, các đồng chí Việt Minh đã bí mật tách ra triệu tập cuộc hội nghị lần thứ hai để thực hiện chủ trơng của mình đã đề ra. Tham gia cuộc họp này có các đồng chí Nguyễn Xuân Linh, Trần Văn
Cung, Nguyễn Đức Tính, Chu Văn Biên, Phan Đình Đồng, Võ Mai, Nguyễn Duy Lợi (Nghệ An), Lê Viết Lợng, Hồ Văn Ninh (Hà Tĩnh).
Ngày 19/5/1945, tại nhà ông Mời Uyển (Thành phố Vinh), hội nghị quyết định lập ra Ban vận động Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh.
Để kịp thời tập hợp rộng rãi lực lợng tham gia vào công cuộc lãnh đạo nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị đã nhất trí cử đồng chí Nguyễn Xuân Linh làm trởng Ban vận động và chịu trách nhiệm liên lạc với Trung ơng Đảng. Hội nghị đã đề ra một số công tác khẩn cấp trớc mắt nh sau:
1. Liên lạc với các chính trị phạm, cựu chính trị phạm và những phần tử yêu nớc trong hai tỉnh vận động thành lập Mặt trận Việt Minh và thống nhất hành động.
2. Kịch liệt chống những luận điệu phản tuyên truyền của bọn tay sai thân Nhật và tìm cách hạn chế ảnh hởng của chúng trong quần chúng.
3. Vận động quần chúng chống chính sách cớp bóc của phát xít Nhật và vận động cứu giúp dân bị đói, thông qua đó xây dựng lực lợng [21, 80 - 81]
Hội nghị kết thúc, tất cả mọi ngời tham gia hội nghị đều lấy t cách "Ban