Xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO QUY TRÌNH SẢN XUẤT ỐNG NHỰA U.PVC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU THUẬN PHÁT (Trang 87 - 89)

Phát triển bền vững và tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường ngành ống nhựa nói chung. Nhà máy cần phải có những biện pháp khắc phúc những tồn tại mà nhà máy đang gặp phải, nhằm hoàn thiện hơn công tác quản trị chi phí theo quy trình sản xuất và thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

- Tăng cường công tác quản trị chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Đối với sản phẩm ống nhựa U.PVC tỷ lệ trộn nguyên vật liệu và phụ gia là yếu tố cốt yếu tạo nên sản phẩm có chất lượng tốt hay kém, từ đó tạo nên uy tín thương hiệu của Công ty. Vì vậy nghiên cứu, cải thiện các công thức trộn nguyên vật liệu phải được quan tâm đúng mức. Ngoài các nguyên vật liệu chính cầu thành nên sản phẩm, việc cho thêm nguyên liệu phế từ các quá trình sản xuất trước nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành, tuy nhiên, đảm bảo lượng phế với một hàm lượng hợp

lý là rất cần thiết. Công việc này cần được giám sát và thử nghiệm kỹ lưỡng trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt để tránh giảm chất lượng sản phẩm.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát chất lương nguyên vật lieu trước khi đưa vào sản xuất và trước khi nhập kho nguyên vật liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Công tác quản trị chi phí nhân công trực tiếp

Chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất cũng như yêu cầu về quản lý. Các giải pháp đơn cử như tập huấn các khóa ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực sản xuất của cá nhân, cũng như đảm bảo nguồn lao động có trình độ khi có sự biến động về nhân sự. Tạo môi trường làm việc thoải mải giữa các ca, các hoạt động văn hóa thể thao, các chế độ khen thưởng kịp thời. . Các chương trình này được công nhân đón nhận rất tốt. Tuy nhiên vẫn phải cải thiện các khu kí túc, tạo điều kiện hơn cho công nhân sản xuất có điều kiện lao động lâu dài tại nhà máy. Mặt khác, công tác khen thưởng cần được đánh giá khách quan, công bằng, tránh bệnh thành tích của mỗi bộ phận.

- Công tác quản trị chi phí sản xuất chung

Hệ thống chi phí sản xuất chung tại nhà máy được xác định khá rõ ràng và được phân bổ cụ thể tới từng công đoạn sản xuất, từng sản phẩm được xuất nhập kho, tuy vẫn cần phải bổ sung các vấn đề phát sinh như: Chi phí sửa chữa máy móc, chi phí vận chuyển giữa các bộ phận, chi phí nhân viên gián tiếp cũng phải được tăng cường để đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như vận chuyển, để đảm bảo tiến độ sản xuất

- Chuyên nghiệp hóa quản lý chi phí theo quy trình sản xuất

Đối với một doanh nghiệp có quy mô lớn và có nhiều tiềm năng để phát triển cần có sự chuyên nghiệp trong công tác quản lý chi phí sản xuất. Đó là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và là cơ sở tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng.

Đặc biệt là chú trọng công việc KSC và xây dựng định mức sản xuất, tối ưu hóa bộ máy quản lý của nhà máy là những công việc hàng đầu.

PHẦN IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ THEO QUY TRÌNH SẢN XUẤT ỐNG NHỰA U.PVC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU THUẬN PHÁT (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)