Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấucông nghiệp tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh đồng nai (Trang 85)

8. Cấu trúc đề tài

2.3. Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấucông nghiệp tỉnh Đồng Nai

2.3.1. Thành tựu

Chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua đạt được những thành tựu sau đây:

- Cơ cấu ngành CN có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lí hơn

Cơ cấu ngành CN có sự chuyển dịch hợp lí hơn, đó là giảm tỉ trọng của ngành CN khai thác, tăng tỉ trọng ngành CN chế biến (CN chế biến chiếm tỉ trọng 98,3% trong giá trị SXCN của tỉnh). Sự chuyển dịch này phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh và xu hướng chuyển dịch cơ cấu CN của cả nước và xu hướng của thế giới là ưa chuộng hàng chế biến nông sản nhiệt đới và hàng tiêu dùng.

- Sự chuyển dịch nôi bộ ngành tương đối phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh

Ngành CN chế biến nông – lâm sản, lương thực – thực phẩm, dệt may – da giày vẫn là ngành chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu CN của tỉnh Đồng Nai (khoảng 60%), đây là ngành có lợi thế phát triển của tỉnh và ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh, tạo tiền đề để tỉnh phát triển các ngành CN cần nhiều vốn, công nghệ và trình độ lao động cao trong tương lai.

Sự chuyển dịch trong CN chế biến trong thời gian qua đã tăng nhẹ tỉ trọng ngành CN đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao như CN hóa chất, nhựa, cao su, plastic,... Đây là những ngành mang lại giá trị kinh tế cao.

- Cơ cấu sản phẩm CN đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Cơ cấu sản phẩm CN đa dạng nhằm đáp ưng nhu cầu trong và ngoài nước, hướng đến thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng của công nghệ dệt may – da giày, CN chế biến sản phẩm từ nông – lâm sản, lương thực – thực phẩm lấy nguồn nguyên liệu từ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai.

- Chuyển dịch cơ cấu CN theo TP KT phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai theo TP KT trong thời gian qua đã tăng tỉ trọng TP KT ngoài nhà nước và đặc biệt là TP KT có vốn đầu tư nước ngoài, đây là những TP KT phát huy được nguồn lực phát triển của tỉnh và tận dụng được nguồn vốn, khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản lí trong và ngoài nước; giảm tỉ trọng TP KT Nhà nước, sự chuyển dịch này phù hợp với phát triển nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta.

- Chuyển dịch cơ cấu CN theo lãnh thổ tương đối hợp lí

Đó là chuyển dịch sang các khu vực có điều kiện thuận lợi về vị trí, cơ sở vật chất hạ tầng, nguồn lao động dồi dào, tay nghề đang được nâng cao (như Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom và nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản phẩm CN (như Định Quán); giảm tỉ trọng CN của các khu vực đô thị (Tp.Biên Hòa) do hoạt động của CN gây sức ép về cơ sở hạ tầng, môi trường, an ninh và hướng phát triển đô thị của Tp.Biên Hòa trong tương lai.

- Chuyển dịch cơ cấu CN góp phần phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Đông Nai, khai thác tốt nguồn lực, giải quyết nhu cầu lao động, nâng cao mức sống của người dân.

Sự chuyển dịch cơ cấu CN này đã một phần phát huy được nguồn lực phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần quan trọng trọng sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Đồng Nai. Giá trị SXCN của tỉnh ngày càng tăng, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn gần gần 60% GDP của cả tỉnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (từ 12 – 13%) và giải quyết 34% nguồn lao động của Đồng Nai.

2.3.2. Hạn chế

Tuy nhiên bên cạnh đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu CN của tỉnh trong thời gian qua cũng còn nhiềuhạn chế.

CN ngoài Nhà nước chưa phát huy được tiềm năng, công nghệ còn thấp, chủ yếu là thủ công và gia công, chế tạo các mặt hàng hàm lượng khoa học kỹ thuật thấp.

- Cơ cấu CN của tỉnh còn phụ thuộc chủ yếu vào CN nước ngoài

Tỉ trọng CN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng quá lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất CN của tỉnh. Mặc dù CN vốn đầu tư nước ngoài mang lại giá trị cao trong sản xuất CN nhưng nếu phụ thuộc quá nhiều vào TP KT này, CN của tỉnh rất dễ bị ảnh hưởng khi có biến động xảy ra.

- CN SX và phân phối điện, khí, nước phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển

CN SX và phân phối điện, khí nước phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển CN của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Nhiều nơi chưa cung cấp nguồn nước sạch đến cho người dân, điện còn thiếu, những vùng nông thôn vùng sâu vùng xa chưa được đáp ứng nhu cầu điện nước.

- Chất lượng sản phẩm CN còn chưa cao, chủ yếu là gia công, hàm lượng khoa học công nghệ còn thấp

Chủ yếu sản phẩm CN của tỉnh Đồng Nai là sản phẩm các mặt hàng CN nhẹ, CN chế tạo máy công cụ đòi hỏi vốn. Đây là những ngành có khả năng quay vòng vốn, cung ứng thiết bị cho nhiều ngành khác. Tuy nhiên, sản phẩm trình độ công nghệ không cao, mẫu mã, chất lượng còn thấp nên sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước còn gặp nhiều khó khăn.

- Trình độ lao động còn thấp

Nhìn chung, trình độ nguồn nhân lực của ngành còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.Số lượng lao động CN đã qua đào tạo (gồm sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên) chỉ chiếm 7% trong tổng số lao động đang làm việc của tỉnh. Đây cũng là hạn chế, khó khăn trong việc phát triển

ngành trong thời gian tới, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu chung của tỉnh “Đồng Nai thành tỉnh cơ bản CN hóa - hiện đại hóa vào năm 2015”.

- Cơ cấu CN theo địa bàn chưa đồng đều, gây sức ép lao động và môi trường

Phân bố CN tập trung chủ yếu là những nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển CN như ở Tp.Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, trong khi các huyện khác có tiềm năng phát triển CN chế biến các mặt hàng lấy nguồn nguyên liệu tại chỗ về cây CN như ở Định Quán, Xuân Lộc thì chưa phát triển. Dẫn đến nơi tập trung quá nhiều khu CN gây sức ép về lao động, an ninh xã hội, nhà ở cho công nhân, đặc biệt là môi trường.

- Quản lí của các cơ quan chức năng về phát triển CN và quản lí, tổ chức SXCNtỉnh còn nhiều bất cập, yếu kém.

Đồng Nai đã bỏ lỡ nhiều cơ hội thu hút đầu tư vốn để phát triển CN. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chọn Đồng Nai làm địa bàn đầu tư, nhưng do chính sách còn rườm rà, chưa thoáng, thủ tục giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn đã làm cho các nhà đầu tư chuyển hướng sang tỉnh khác hoặc sang quốc gia khác.

Tiểu kết chương 2

Trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2012, cơ cấu CN tinh Đồng Nai có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu theo ngành, theo TP KT và theo lãnh thổ:

Trong cơ cấu ngành:

- Cơ cấu ngành CN có xu hướng chuyển dịch về nhóm ngành CN chế biến, giảm tỉ trọng ngành CN khai thác và CN SX và phân phối điện, khí, nước.

- Trong nhóm ngành CN chế biến có xu hướng chuyển dịch sang ngành CN có hàm lượng kỹ thuật cao như CN cơ khí, CN hóa chất, cao su, plastic. Tuy nhiên, ngành CN SX thiết bị điện, điện tử có xu hướng giảm tỉ trọng.

- Ngành CN SX điện, khí đốt, nước có xu hướng chuyển dịch sang ngành CNSX, lọc nước.

Cơ cấu CN theo TP KT của tỉnh có xu hướng chuyển dịch sang TP KT có vốn đầu tư nước ngoài, đây là khu vực có năng suất CN cao và giải quyết được nhiều việc làm cho người dân.

Đồng Nai được chia theo 3 tiểu vùng là tiểu vùng phía Bắc, tiểu vùng phía Tây Nam, tiểu vùng phía Đông Nam. CN của tỉnh có xu hướng chuyển dịch về tiểu vùng phía Tây Nam, đặc biệt các địa phương như Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom.

Hoạt động SXCN của tỉnh đang nâng cao tỉ trọng của các ngành SX sản phẩm có hàm lượng công nghệ hiện đại cao.

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẦY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAIĐẾN NĂM 2020 3.1. Định hướng phát triểncông nghiệp tỉnh Đồng Nai

3.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng

3.1.1.1. Mục tiêu phát triểncông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020

Trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngành CN Vùng Đông Nam Bộ vẫn giữ vị trí đầu tàu của CN cả nước; đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu CN theo hướng hiện đại; áp dụng các quá trình, quy trình công nghệ hiện đại, kỹ thuật cao với các sản phẩm chất lượng cao thân thiện với môi trường; sử dụng nguyên liệu, năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trong hội nhập, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi SX toàn cầu.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

Phát huy lợi thế, duy trì nhịp độ phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội – môi trường đi đôi với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, xây dựng Đồng Nai cơ bản thành tỉnh CN vào năm 2015 và tỉnh CN có nền tảng kinh tế - văn hóa – xã hội CN hóa, hiện đại hóa và kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại vào năm 2020, hướng đến trở thành 01 trong 05 trung tâm kinh tế, đô thị lớn có sức thu hút và lan tỏa mạnh của cả nước vào năm 2025-2030.

3.1.1.3. Mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

- Chuyển đổi nhanh cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao sức cạnh tranh bền vững cho CN trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng. Đẩy mạnh thu hút đầu tư các ngành CN kỹ thuật cao, các dự án SX sản phẩm có hàm lượng công nghệ và có gía trị gia tăng cao. Tiếp tục đầu tư

chiều sâu, đổi mới nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng sản phẩm cho ngành CN của địa phương.

- Phấn đấu giá trị SXCN tăng trung bình trong các giai đoạn 2011 – 2015 là 13 – 14%, 2016 – 2020 là 12 – 13%.

- Phấn đấu giá trị SXCN tăng bình quân trong các giai đoạn 2011 – 2015 là 17,2%/năm và 2016 – 2020 là 16%/năm.

- Nâng cao tỉ trọng các ngành CN cơ khí, điện – điện tử – công nghệ thông tin, hóa chất, cao su, plastic ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu toàn ngành CN tỉnh.

3.1.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 năm 2020

3.1.2.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành

Định hướng chuyển dịch cơ cấu CN tỉnh Đồng Nai theo ngành đến năm 2020 như sau:

Bảng 3.1. Dự báo cơ cấu giá trị SXCN tỉnh Đồng Nai năm 2015 và 2020

(Đơn vị: %)

Ngành CN chế biến 2015 2020

CN khai thác 0,4 0,2

CN chế biến nông - lâm sản, lương thực, thực phẩm 30,7 26,7

CN dệt may – da giày 19,2 14,4

CN hóa chất, nhựa, cao su, plastic 13,9 16,9

CN cơ khí 18,3 22,4

CN SX thiết bị điện tử, tin học, viễn thông 12,7 15,7

CNSX và phân phối điện – khí – nước 0,4 0,2

Nguồn: Xử lí từ các bản qui hoạch phát triển CN các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Đồng Nai

Năm 2015 Năm 2020

Nguồn: Xử lítừ các bản qui hoạch phát triển CN các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Đồng Nai

Biểu đồ 3.1. Dự báo cơ cấu các ngành CN tỉnh Đồng Nai năm 2015 và năm 2020

a.Công nghiệp khai thác

Ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ, dây chuyền thiết bị, giảm tiêu hao năng lượng, tài nguyên và đảm bảo tiêu chuẩn môi trường trong quy trình SX và sản phẩm tiêu thụ. Tỉ trọng của ngành giảm chỉ còn 0,4% năm 2015 và 0,2% năm 2020.

b. Công nghiệp chế biến

Tập trung phát triển CN chế biến, nâng cao tỉ trọng giá trị SX của ngành lên 99,2% năm 2015 và 99,6% năm 2020. Trong đó, nội bộ ngành CN chế biến có sự chuyển dịch như sau:

Ngành CN SX thiết bị điện tử, tin học, viễn thông

+ Tỉ trọng của ngành tăng từ 12,7% năm 2015 lên 15,7% năm 2020 trong cơ cấu giá trị SXCN toàn tỉnh.

+Tập trung ưu tiên cao các ngành SX sản phẩm công nghệ cao trong viễn thông, công nghệ thông tin; thiết bị về điện tử; thiết bị khoa học; máy, thiết bị không dùng điện; thiết bị tự động hóa; vật liệu điện tử, quang tử; gốm sứ kỹ thuật; vật liệu nano; vật liệu cho năng lượng; CN hỗ trợ ngành điện - điện tử.

+ Ưu tiên các ngành SX linh kiện phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp thiết bị văn phòng; SX thiết bị, linh kiện điện tử gia dụng; SX máy móc thiết bị điện; giao tiếp truyền thông đa phương tiện; sản xuất vật liệu thuộc công nghệ vật liệu điện - điện tử; SX, gia công phần mềm.

Ngành CN cơ khí

+ Tỉ trọng ngành CN cơ khí trong cơ cấu giá trị SXCN của tỉnh đến năm 2015 chiếm 18,3% và năm 2020 tăng lên 22,4%.

+ Ưu tiên phát triển nhóm sản phẩm lĩnh vực CN môi trường, như: Thiết kế và chế tạo dây chuyền xử lý chất thải (rắn, lỏng) bằng công nghệ sinh học; Thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải tiên tiến khác.

+Tập trung ưu tiên các ngành vật liệu kim loại; CN hỗ trợ ngành cơ khí; máy móc thiết bị; sản phẩm ngành cơ khí (cơ khí chính xác, thiết bị gia dụng, SX các loại kết cấu kim loại,...).

Ngành CN hóa chất, cao su, plastic

+ Tỉ trọng của ngành CN hóa chất, cao su, plastic chiếm 13,9% năm 2015, đến năm 2020 tỉ trọng tăng lên chiếm 16,9% trong giá trị SXCN của Đồng Nai.

+ Ưu tiên sản phẩm công nghệ sinh học, đặc biệt trong ngành CN hóa phẩm, CN môi trường.

+Các chủng loại sản phẩm hóa chất bảo vệ môi trường.

+ Các ngành vật liệu tiên tiến phục vụ cho nông nghiệp; vật liệu tham gia vào khâu bảo quản nông sản; vật liệu cho y, dược; vật liệu polymer và compozit.

CN hỗ trợ phát triển ngành dệt may – da giày và CN hỗ trợ cho phát triển công nghệ cao

Tập trung ưu tiên các dự án SX thiết bị, phụ tùng, linh kiện, nguyên phụ liệu, bán thành phẩm phục vụ ngành CN dệt may, giày dép và ngành CN công nghệ cao.

Ngành CN chế biến nông - lâm sản, lương thực, thực phẩm

+ Tỉ trọng của ngành CN chế biến nông – lâm sản, lương thực, thực phẩm giảm xuống còn khoảng 30,7% năm 2015 và còn 26,7% năm 2020.

+ Tập trung đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm (tinh chế nông sản dựa trên ứng dụng công nghệ sinh học). Ưu tiên phát triển các ngành rượu bia nước giải khát, các ngành CN chế biến sữa, chế biến thịt, chế biến dầu thực vật, chế biến bánh kẹo, chế biến thức ăn nhanh.

+ Tập trung phát triển các sản phẩm gỗ xuất khẩu chế biến từ gỗ nhân tạo, rừng trồng. Chú trọng phát triển khâu thiết kế, tạo mẫu, xây dựng thương hiệu, chế biến các sản phẩm gỗ tinh chế, độc đáo, có giá trị cao và đồ thủ công mỹ nghệ.

Ngành CN dệt may – da giày

+ Đến năm 2015, tỉ trọng của ngành CN dệt may – da, giày giảm xuống còn 19,2% và đến năm 2020 chỉ còn khoảng 16,4%.

+ Phát triển ngành CN dệt may, da giầy theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, tạo bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Giảm dần tỉ lệ gia công tiến đến xuất khẩu trực tiếp.

+ Chú trọng đầu tư công nghệ, khoa học kỹ thuật, kết hợp hài hòa giữa đầu tư chiều sâu, cải tạo, đầu tư mở rộng và đầu tư mới. Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm SX ngành dệt may, da giầy theo hướng SX sản phẩm sạch, sản phẩm thời trang cao cấp, sản phẩm có giá trị gia tăng và hàm lượng chất xám cao.

c. Ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước

+ Giá trị SXCN của ngành CNSX, phân phối điện, khí, nước giảm chỉ còn khoảng 0,4% năm 2015 và 0,2% năm 2020 trong cơ cấu giá trị SXCN của tỉnh.

+ Cải tạo nâng cấp 02 tuyến đường dây 220 TP với tổng chiều dài 156 km, xây dựng mới 05 tuyến đường dây 220 TP và các nhánh rẽ với tổng chiều dài 58 km. Xây dựng mới 12 trạm 110 TP với tổng công suất đặt 629 MVA, mở rộng tăng cường công suất cho 15 trạm với tổng công suất tăng thêm là

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh đồng nai (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)