8. Cấu trúc đề tài
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấucông nghiệp tỉnh Đồng
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Đồng Nai Đồng Nai
2.1.1. Vị trí địa lí.
- Tọa độ địa lí
Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Toạ độ địa lí: + Điểm cực bắc: 11034’49’’B + Điểm cực nam: 100
31’17’’B + Điểm cực đông: 106044’45’’Đ + Điểm cực tây: 107034’50’’Đ - Vị trí tiếp giáp
Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, tiếp giáp với các tỉnh sau:
+ Phía đông: giáp tỉnh Bình Thuận. + Phía đông bắc: giáp tỉnh Lâm Đồng. + Phía nam: giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. + Phía tây: giáp Tp. Hồ Chí Minh.
+ Phía tây bắc: giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc: Tp.Biên Hòa – là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, TX. Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú.
Đồng Nai được coi là cửa ngõ trục đường phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía nam: Tp Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tỉ lệ 1:650.000 Người thực hiện: Nguyễn Thúy Hồng
Nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động nhất hiện nay của nước ta, gắn liền với hai cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía nam là Tp.HCM,Bà Rịa – Vũng Tàu nên tỉnh đó điều kiện thuận lợi trong việc liên kết, trao đổi hàng hóa, công nghệ, thu hút lực lượng lao động kỹ thuật có trình độ cao, tiêu thụ sản phẩm CN của tỉnh Đồng Nai...Gần với vùngĐồng bằng sông Cửu Long, Đồng Nai cũng thuận lợi trong việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành CN chế biến. Mặt khác, Đồng Nai nằm ở vị trí có nhiều tuyến đường giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt. Vì vậy, Đồng Nai là một điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng của cả vùng Đông Nam Bộ, khu vực kinh tế.
Do nằm gần Tp.HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu là những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh nên trong quá trình phát triển,Đồng Nai phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các tỉnh này trong các lĩnh vực như thu hút đầu tư cá nguồn vốn trực tiếp (FDI), cạnh tranh trong thu hút nguồn lao động có trình độ kỹ thuật cao, cạnh tranh về thị trường,...
2.1.2. Nhân tố tự nhiên - Khoáng sản
Đến nay, đã phát hiện hơn 200 mỏ và điểm khoáng sản, trong đó đáng chú ý là các khoáng sản phục vụ cho xây dựng.
- Đá xây dựng tập trung chủ yếu ở Tp.Biên Hoà và các huyện Thống Nhất, Xuân Lộc, Long Thành, với 37 mỏ lớn, nhỏ khác nhau, tổng trữ lượng lớn (dự báo trên 300 triệu m3
). Đá xây dựng có nguồn gốc xâm nhập liên quan đến các thành tạo thuộc phức hệ Định Quán. Đá thường có cấu tạo khối, kiến trúc hạt vừa đến lớn, độ kháng nén cao độ mài món nhỏ. Liên quan đến phức hệ Định Quán có các mỏ đá xây dựng Phú An (Tân Phú); Định Quán; Xuân Lộc.
- Cuội, sỏi tập trung ở các trầm tích đệ tứ, chủ yếu ở hạ tầng Trảng Bom, được sử dụng để đúc bê tông, vật liệu trang trí ốp lát, lọc nước; phân bố ở Biên Hòa – Trảng Bom – Long Thành.
- Cát xây dựng chủ yếu trong trầm tích của sông Đồng Nai và một số sông khác với trữ lượng lớn dự báo trên 38 triệu m3, tập trung dọc theo sông Đồng Nai. Cát ở sông Đồng Nai có kích thước khác nhau, được sử dụng trong việc xây và đúc bê tông (đối với cát có thành phần thạch anh hạt trung – thô), xây và tô trát (đối với cát trung – mịn).
Ngoài ra, tỉnh còn có nguồn sét gạch ngói khá phong phú, phân bổ ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, tổng trữ lượng trên 85 triệu m3; 23 điểm tích mỏ phụ gia xi măng (puzơlan), có tổng trữ lượng trên 400 triệu tấn; 12 điểm mỏ laterit, dự báo trữ lượng trên 23 triệu tấn.
Các nguồn khoáng sản cung cấp các sản phẩm vật liệu xây dựng cho toàn tỉnh. Hầu hết các mỏ khai thác đá đều nằm gần đường giao thông nên cũng thuận lợi trong quá trình khai thác và vận chuyển.
- Thủy văn
Tỉnh Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km2, song phân phối không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng tây nam. Tổng lượng nước dồi dào 16,82.109
m3/năm, trong đó mùa mưa chiếm 80%, mùa khô 20%. Trong tỉnh có các sông chính như: sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Lá Buông, sông Ray, sông Xoài và sông Thị Vải. Trữ lượng nước tĩnh của toàn tỉnh Đồng Nai là 793.379 m3/ngày. Trữ lượng động khoảng 4.714.847 m3
/ngày. Như vậy tổng trữ lượng nước dưới đất của tỉnh Đồng Nai là khoảng 5.505.226 m3
/ngày.
Nước mặt, nguồn nước mặt khá phong phú, điều kiện thuận lợi cho các ngành CN nặng phát triển gắn liền với các cảng nước sâu. Kết hợp với địa hình, Đồng Nai đã phát triển nhà máy thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai
(400MW). Tuy nhiên, nước ngầm phân bố không đồng đều nên sẽ hạn chế một số thu hút đầu tư của nước ngoài vào.
-Địa chất – địa hình
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc – nam. Có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau:địa hình đồng bằng, địa đồi lượn sóng, địa hình núi thấp (bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi từ 200 – 800m).
Ngoài trừ một số khu vực có đồi núi thấp như Định Quán, Tân Phú địa hình tương đối bằng phẳng, đây là điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển khu dân cư, giao thông vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng của các khu CN.
- Khí hậu
Đồng Nai nằm trong khu vực gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Nhiệt độ trung bình 250
C - 260C, lượng mưa trung bình 1.700 – 2.300mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 81 – 82%.
Khí hậu không ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu các ngành CN nhưng với điều kiện khí hậu trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây CN dài ngày như hồ tiêu, cao su, điều, cà phê và phát triển lâm nghiệp đa dạng, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn, là cơ sở vững chắc cho chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp hiện có trên địa bàn, nâng cao giá trị sản xuất, góp phần làm ảnh hưởng đến cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành CN của tỉnh.
-Thổ nhưỡng
Tổng diện tích toàn tỉnh là 589.473 ha, gồm 3 nhóm đất: nhómđất hình thành trên đá bazan (nhóm đất này thích hợp cho các cây CN ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu… nhóm đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét (nhóm đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các
loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ… một số cây ăn trái và cây CN dài ngày như cây điều), nhóm đấthình thành trên phù sa mới (chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả.…)
Đất ở Đồng Nai rất đa dạng, thuận lợi cho phát triển các cây CN, lâm nghiệp làm nguyên liệu cho CN chế biến của tỉnh.
-Sinh vật
Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Năm 1976, tỉ lệ che phủ của rừng còn 47,8% diện tích tự nhiên, năm 1981 còn 21,5%. Hiện nay tỉ lệ che phủ rừng của tỉnh từ 26 – 30%.
Đây là nguồn nguyên liệu để cung cấp cho ngành CN chế biến nông – lâm sản.Ngành chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất CN tỉnh.
2.1.3.Nhân tố kinh tế - xã hội.
2.1.3.1. Lao động
Đồng Nai có khả năng thu hút lao động nhập cư có trình độ kỹ thuật từ các địa phương khác trong cả nước đến làm việc. Trước mắt cũng đã đáp ứng nhu cầu của quá trình CN hóa, hiện đại hóa.Nguồn lao động khá dồi dào, lực lượng lao động trên 15 tuổi của tỉnh Đồng Nai năm 2012 là 1,5 triệu người, trong đó lao động nữ chiếm 51,5%. Chất lượng nguồn lao động ngày càng nâng cao (tỉ lệ lao động đào tào nghề tăng lên khoảng 44% năm 2012 [20]).
Tuy nhiên trong ngành CN, trình độ nguồn nhân lực nhìn chung còn thấp, theo số liệu thống kê, lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm 3,5% và lao động có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 32,9% lao động CN toàn tỉnh.
Với nguồn lao động trên, Đồng Nai thích hợp cho phát triển những ngành CN nhẹ như may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm. Các ngành CN này chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu CN của Đồng Nai.Tuy nhiên, số lao động
được đào tạo làm việc còn chưa cao. Đây cũng là một hạn chế của tỉnh trong giai đoạn tới, là giai đoạn tập trung phát triển các ngành CN kỹ thuật cao.
2.1.3.2.Thị trường tiêu thụ
- Thị trường bên trong
Tổng dân số tỉnh Đồng Nai tính đến năm 2012 là hơn 2,7 triệu người. Đây là nguồn thị trường rộng lớn trong tỉnh, thúc đẩy sự phát triển CN.
- Thị trường bên ngoài
+ Thị trường trong nước: dân số nước ta năm 2012 đạt 88 triệu người, đời sống người dân của nước ta ngày càng cao nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm CN sẽ có xu hướng gia tăng. Do đó, nghiên cứu thị trường trong nước để có chính sách phát triển CN là rất quan trọng đối với Đồng Nai.
+ Thị trường ngoài nước:Đối với Đồng Nai, thị trường châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN chiếm tỉ trọng lớn cả về xuất khẩu và nhập khẩu. Các mặt hàng CN xuất khẩu chính là hàng may mặc và điện tử. Các mặt hàng CN nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, hóa chất CN, phụ liệu hàng may mặc, phụ liệu giầy dép, phụ tùng thiết bị máy móc,...
Thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh ngày càng mở rộng đã ảnh hưởng lớn đến chuyển dịch cơ cấu CN của tỉnh. Tỉnh cần phải tìm hiểu nhu cầu của thị trường để tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm thông qua đầu tư về công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu.
2.1.3.3. Các ngành kinh tế
-Nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của Đồng Nai. Nông nghiệp của tỉnh SX chủ yếu các loại cây CN lâu năm và chăn nuôi gia súc, gia cầm. SX nông nghiệp ngày càng phát triển toàn diện: Đảm bảo an ninh lương thực,
đẩy mạnh SX nông sản hàng hoá, phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với CN chế biến và thị trường tiêu thụ.
Tỉnh còn tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Hình thành các vùng SX nông sản hàng hoá tập trung như bắp, khoai mì, mía, cao su, điều, trang trại chăn nuôi.
-Công nghiệp
Đây là ngành then chốt của tỉnh Đồng Nai, ngành phát triển với nhịp độ cao. Trong hơn 15 năm qua tốc độ tăng bình quân của tỉnh trên 17%. Tỉ trọng CN trong cơ cấu GDP của tỉnh không ngừng tăng từ 40% (1996) đến 54,6% (2012).
Đến năm 2012 toàn tỉnh có 30 khu CN được cấp giấy phép hoạt động với diện tích trên 9 nghìn ha. Hệ thống hạ tầng khu CN được xây dựng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu SX kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
-Dịch vụ
Ngành thương mại và dịch vụ của Đồng Nai là một trong những ngành tương đối còn mới mẽ và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức tối đa mà tiềm lực Đồng Nai có thể đáp ứng.
Hiện nay, khi hội nhập kinh tế thế giới, cam kết lộ trình thay đổi chính sách kinh tế khi vào Tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam, các tập đoàn bán lẻ bắt đầu xem xét và đổ bộ ngành thương mại dịch vụ vào Việt Nam. Đồng Nai có những tầm nhìn rộng và mới cho ngành "CN không khói" hấp dẫn này, đặc biệt là các cao ốc văn phòng, cao ốc chung cư, các dự án trung tâm thương mại rộng khắp.
Sự phát triển của ngành nông nghiệp, dịch vụ, CN đòi hỏi bản thân ngành CN phải phát triển tạo ra những sản phẩm cung cấp cho các ngành kinh tế và lấy nguồn nguyên liệu của ngành khác.
2.2.2.4. Cơ sở vật chất hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Đồng Nai đang có bước tiến nhanh trong đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, nhất là giao thông đường bộ. Hệ thống quốc lộ với tổng chiều dài 244,5km đã và đang được nâng cấp mở rộng thành tiêu chuẩn đường cấp I, II (quốc lộ 1, quốc lộ 51), cấp III như quốc lộ 20. Xây dựng mới và nâng cấp 3.112km đường nhựa và bê tông nhựa. Hệ thống đường bộ trong tỉnh có chiều dài 3.339km, trong đó gần 700km đường nhựa. Ngoài ra, hệ thống đường phường xã quản lý, đường các nông lâm trường, khu CN tạo nên một mạng lưới liên hoàn đến cơ sở.
Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là nâng cấp các tuyến đường quốc lộ 51, 1A đã thu hút nguồn vốn phát triển CN, hình thành các dãy CN, khu CN góp phần chuyển dịch cơ cấu CN theo lãnh thổ.
2.2.2.5. Đường lối chính sách phát triển công nghiệp
Nhằm thúc đẩy ngành CN của tỉnh nói riêng và nền kinh tế của tỉnh nói chung, tỉnh Đồng Nai có nhiều chính sách và đường lối phát triển CN đúng đắn với yêu cầu của đất nước và phù hợp với điều kiện trong tỉnh.
Nhờ chủ động tổ chức thực hiện các giải pháp đầu tư phát triển kết cấu hạ tần, xác định trọng điềm đầu tư đối với các doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích các TP KT trong và ngoài nước phát triển SXCN, kịp thời các định các ngành nghề phát triển trong và ngoài khu CN, cụm CN ở Tp.Biên Hòa và các huyện, thị xã hỗ trợ phát triển các ngành nghề truyền thống ở nông thôn, các dự án đầu tư vào các vùng miền núi,...
Chính sách phát triển CN đã tạo điều kiện thu hút vốn, tạo điều kiện CN chế biến và CN theo TP KT ngoài Nhà nước và TP KT có vốn đầu tư nước ngoài phát triển, góp phần làm cho CNchuyển dịch mạnh mẽ.
2.2.2.6. Các xu thế kinh tế quốc tế, các mối quan hệ hợp tác liên vùng, quốc tế
Hiện nay, nhiều nhà đầu tư từ nhiều nước trên thế giới và khu vực (như Thụy Sĩ, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Malayxia, Inđonexia,...) hỗ trợ vốn đầu tư vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lí cho phát triển CN Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng. Quá trình đầu tư, hỗ trợ này đã góp phần làm cho CN Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng rút ngắn khoảng cách so với CN của các nước trên thế giới và khu vực.
Tỉnh đã nhận thức được xu thế này và nhanh chóng cải cách thủc tục đầu tư nhằm thu hút vốn và đâu tư về khoa học, công nghệ, học hỏi kinh nghiệm quản lí của nhiều nước trên thế giới, giúp cho việc phát triển CN và cơ cấu sản phẩm CN ngày càng hợp lí hơn.