8. Cấu trúc đề tài
1.6. Thực trạng chuyển dịch cơ cấucông nghiệp ở nước ta và vùng Đông
1.6.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấucông nghiệp ở Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển CN. Cơ cấu CN của vùng có sự thay đổi theo ngành, TP KT và lãnh thổ.
- Cơ cấu CN theo ngành:Trong cơ cấu ngành, Đông Nam Bộ có xu hướng tăng tỉ trọng ngành CN chế biến, đến năm 2012 ngành CN chế biến chiếm 88% giá trị SXCN của vùng. Các ngành như thực phẩm – đồ uống, hóa chất,
dệt may, da – giày, cơ khí, vật liệu xây dựng, điện tử - tin học là các ngành chủ chốt trong CN chế biến chiếm khoảng 76% giá trị SXCN, CN khai thác chiếm 7,5%, CNSX, phân phối điện, khí, nước chiếm 4,6%.
- Cơ cấu CN theo TP KT: cơ cấu CN theo TP KT của vùng cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ, tỉ trọng thành phần có vốn đầu tư trong nước có xu hướng giảm từ 52% năm 1996 xuống còn khoảng 42% năm 2012. Trong đó, tỉ trọng TP KT Nhà nước giảm xuống chỉ còn 13%. TP KTcó vốn đầu tư nước ngoài của vùng tăng mạnh từ 48% năm 1996 lên khoảng 58% năm 2012. Điều này thể hiện sự thành công của chính sách thu hút đầu tư ở Đông Nam Bộ.
- Cơ cấu CN theo lãnh thổ: Chỉ có 6 tỉnh, thành phố nhưng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng trên 1/2 giá trị SXCN của cả nước.
+ Tp.HCM: Tp.HCM là trung tâm CN lớn nhất vùng và cả nước. CNTp.HCM những năm qua luôn giữ được vai trò đầu tàu của ngành CNcủa Đông Nam Bộ và cả nước. Đến nay, tổng giá trị SXCNTp.HCM chiếm 1/3 giá trị của vùng và 1/5 giá trị CN của cả nước.Tuy nhiên, tỉ trọng giá trị SXCN của Tp.HCM có xu hướng giảm, từ 58,6% năm 1996 xuống còn 37,4% năm 2012 so với vùng.
+Đồng Nai:Do chính sách thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng hoàn thiện hơn, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương đã kêu gọi được nhiều nhà đầu tư SXCN, tỉ trọng giá trị SXCN của Đồng Nai so với vùng ngày càng tăng, từ 12,3% năm 1996 lên 21,6%năm 2012.
Tỉnh/thành phố 1996 2006 2008 2010 2012 Bình Phước 0,5 0,4 0,6 0,8 1,2 Tây Ninh 0,8 1,0 1,1 1,4 1,9 Bình Dương 3,7 15,2 17,7 17,4 17,9 Đồng Nai 12,3 21,4 20,5 21,2 21,6 Bà Rịa - Vũng Tàu 24 20,2 19,2 19,0 20,0 Tp.HCM 58,7 41,8 40,9 40,2 37,4
Nguồn: Xử lí từ Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2002 và 2013 + Bình Dương: Công nghiệp Bình Dương trong những năm gần đây đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần đáng kể vào phát triển công nghiệp chung của vùng và cả nước. Tỉ trọng CN của Bình Dương ngày càng tăng từ 3,7% năm 1996 lên 17,9% năm 2012, chiếm 8,3% giá trị của cả nước và gần 1/5 giá trị SX CN của Vùng.
Nguồn: Xử lí từ Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2001 và 2012
Biểu đồ 1.3. Cơ cấu CN của Đông Nam Bộ phân theo địa phương năm 1996 và năm 2012
+ Bà Rịa – Vũng Tàu:Công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu cũng có vị trí quan trọng trong vùng Đông Nam Bộ và cả nước, là địa phương có ngành công
nghiệp dầu khí và điện năng phát triển mạnh, góp phần phát triển công nghiệp chung cho toàn vùng. Tỉ trọng trị SXCNBà Rịa – Vũng Tàu chiếm 9,2% giá trị của cả nước và 20% giá trị của Vùng.
+ Các tỉnh còn lại như Tây Ninh, Bình Phước chưa có điều kiện phát triển CN nên tỉ trọng trong cơ cấu giá trị SX CN còn thấp.
Tiểu kết chương 1
Cơ cấu kinh tế được hiểu là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả số lượng và chất lượng giữa các bộ phận với nhau.
Cơ cấu CN là tổng thể bộ phận hợp thành quá trình SXCN và mối liên hệ SX giữa các bộ phận đó biểu thị bằng tỉ trọng của từng bộ phận so với toàn bộ sản phẩm CN tính theo giá trị tổng sản lượng được gọi là cơ cấu CN. Cơ cấu ngành CN không bất biến mà luôn thay đổi do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội, lịch sử, tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ phát triển của sự hợp tác kinh tế và sự phân công lao động quốc tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự hợp tác quốc tế. Chuyển dịch cơ cấu CN có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển CN nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu CN gồm nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế - xã hội, trong đó, nhân tố kinh tế - xã hội đóng vai trò quyết định trong quá trình chuyển dịch.
Cơ cấu CN nước ta đang chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành CN chế biến, giảm tỉ trọng ngành khai thác. Trong khu vực kinh tế, tỉ trọng giá trị SXCN của khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm và tỉ trọng của TP KT có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
Đông Nam Bộ là vùng có điều kiện thuận lợi thu hút nhiều nhà đầu tư vào SX, hoạt động CN. Trong đó, cơ cấu CN theo ngành, theo TP KT và theo lãnh thổ có sự chuyển dịch rõ rệt.
Căn cứ vào những xu hướng phát chuyển dịch cơ cấu CN của nước ta và vùng Đông Nam Bộ, Đồng Nai tận dụng và phát huy những nguồn lực phát triển CN của tỉnh để chuyển dịch cơ cấu CN một cách hợp lí.
Chương 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU