8. Cấu trúc đề tài
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấucông nghiệp tỉnh Đồng Nai
2.2.1. Khái quát tình hình phát triểncông nghiệp tỉnh Đồng Nai
2.2.1.1. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng
Ngành CN tỉnh Đồng Nai luôn chiếm tỉ trọng cao từ 40% đến gần 55% trong cơ cấu GDP của cả tỉnh.
Trong giai đoạn 1996 – 2000 và 2000 – 2007, tỉ trọng tăng từ 40% đến 54,9%, giữ tỉ trọng ổn định giai đoạn 2007 – 2012, khoảng 54%. Xu hướng trong thời gian tới sẽ giảm tỉ trọng giá trị SX CN do tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ.
Nguồn: Xử lí từ Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Nai năm 1998, 2004, 2010, 2013
Biểu đồ 2.1. Tỉ trọng CN trong cơ cấu GDP tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1996 - 2012 (theo giá hiện hành)
Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 1998, 2004, 2010, 2013
Biểu đồ 2.2. Giá trị SX CN tỉnh Đồng Nai từ năm 1996 đến 2012 (theo giá hiện hành)
Trong những năm qua giá trị SXCN của tỉnh Đồng Nai tăng liên tục, năm 1996 đạt 13,4 nghìn tỉ đồng đến năm 2012 lên 519,9 nghìn tỉ đồng, chiếm
11,3% giá trị SX CN của cả nước, đứng thứ 2 trong vùng Đông Nam Bộ (sau Tp.HCM).
Tốc độ tăng trưởng trung bình ngành CN của giai đoạn 1996 – 2000 là 16%/năm và giai đoạn 2000 – 2006 đạt 19,5%/năm. Sau thời gian này, nền kinh tế thế giới bị suy thoái và mặc dù đã có dấu hiệu khôi phục nhưng vẫn còn gặpnhiều khó khăn, hoạt động SXCN Việt Nam nói chung và CN Đồng Nai nói riêng cũng bị ảnh hưởng. Tốc độ tăng trưởng CNcủa Đồng Nai trong giai đoạn 2006 – 2010 giảm chỉ còn 17,2%/năm và 9,8%/năm trong giai đoạn 2010 – 2012. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng CN vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh và tốc độ tăng trưởng CN trung bình của cả nước trong cùng giai đoạn (giai đoạn 1996 - 2012, tốc độ tăng trưởngCN chung của cả nước trung bình là 16%/năm, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Đồng Nai là 12,1%/năm [3, 6, 16, 17].
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng của giá trị SX CN tỉnh Đồng Nai từ 1996 – 2012 theo giá cố định 1994 (Đơn vị: %/năm) Ngành kinh tế 1996– 2000 2000 – 2006 2006 – 2010 2010 – 2012 1996 - 2012 CN 16 19,5 17,2 9,8 16,9 GDP 10,8 13 13,2 9,5 12,1
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Nai năm 1998, 2004, 2010, 2013
Đạt được những thành tựu trên là do Đồng Nai có nhiều nguồn lực để phát triển CN. Tỉnh đã tận dụng ưu thế về vị trí địa lí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp các tỉnh, thành phố có ngànhCN phát triển năng động như Tp.HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời, tỉnh đã dựa vào nguồn lao động dồi dào, nguồn nguyên liệu từ sản phẩm nông nghiệp (chủ yếu là cây CN lâu năm), hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng tương
đối hoàn thiện, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển CN.
2.2.1.2. Lao động
Lao động trong ngành CN ngày càng tăng, năm 1996 số lao động của tỉnh làm trong ngành CN là hơn 121,4 nghìn người, đến năm 2012 số lượng lao động tăng lên hơn 535 nghìn người [6], chiếm 34% trong tổng số lao động làm việc theo ngành kinh tế của tỉnh. Lao động chủ yếu tập trung vào các ngành CN như chế biến nông – lâm sản, lương thực, thực phẩm và dệt may – da giày.
2.2.1.3. Vốn đầu tư
Trong những năm qua, Đồng Nai liên tục thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển kinh tế, đặc biệt là tập trung vào ngành CN. Tính đến năm 2012, cả tỉnh thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ bản được 34,450 nghìn tỉ đồng, trong đó vốn đầu tư vào ngành CN là 24,26 nghìn tỉ đồng [6] chiếm 68% tổng số vốn.
Bảng 2.2. Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư vào ngành CN tỉnh Đồng Nai năm 1996 đến 2012(theo giá hiện hành)
Ngành 1996 2012 Vốn đầu tư (Tỉ đồng) Cơ cấu (%) Vốn đầu tư (Tỉ đồng) Cơ cấu (%) CN khai thác 27,859 8,3 426,228 1,8 CN chế biến 2.489,413 74,1 22.043,097 90,8 CN SX và phân phối điện, khí, nước 44,691 1,6 1.796,262 7,4 Tổng 2.572,263 100 24.265,587 100
Vốn đầu tư vào ngành CN năm 1996 đạt gần 2,6 nghìn tỉ đồng, đến năm 2012 lên hơn 24,3 nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên, vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào các ngành CN chế biến (tỉ trọng từ 74,1% năm 1996 lên 90,8% năm 2012). Đây là ngành có điều kiện phát triển ở tỉnh Đồng Nai dựa vào nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu phong phú và nhu cầu của thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh cũng như trên thế giới. Trong khi ngành CN khai thác thu hút ít vốn đầu tư trong thời gian gần đây là do ngành mang lại giá trị kinh tế không cao (chủ yếu là khai thác vật liệu xây dựng), trữ lượng suy giảm, bên cạnh đó còn gây ô nhiễm môi trường, thay đổi bề mặt địa hình, tỉ trọng giảm từ 8,3% năm 1996 xuống còn 1,8% năm 2012.
Ngành CN SX và phân phối điện, khí, nước có mức đầu tư thấp chỉ chiếm 7,4% năm 2012, chủ yếu là đầu tư của Nhà nước, tỉ trong có xu hướng tăng do nhu cầu điện, nước cho SX.
2.2.1.4. Cơ sở sản xuất công nghiệp
Số lượng các cơ sở SXCN trên địa bàn tỉnh tăng nhanh từ hơn 7 nghìn cơ sở năm 1996 lên gần 12,6 nghìn cơ sở năm 2012. Tuy nhiên, các cơ sở SXCN lại tập trung chủ yếu ở ngành CN chế biến và thuộc TPKT ngoài Nhà nước.
- Theo ngành: Trên 95% số lượng cơ sở SXCN trung vào các ngành CN chế biến, chủ yếu là các ngành CN chế biến nông – lâm sản, lương thực – thực phẩm, CN dệt may – da giày và các cơ sở SX khá hiệu quả, mang lại giá trị SXCN cao cho ngành CN tỉnh Đồng Nai, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người dân.
Bảng 2.3. Số lượng và cơ cấu cơ sở SXCN theo ngành và theo TP KT của tỉnh Đồng Nai năm 1996 và 2012
TP KT
1996 2012
Số lượng
(Cơ sở) Cơ cấu (%)
Số lượng
(Cơ sở) Cơ cấu (%)
Tổng 7.129 100 12.651 100 Ngành CN CN khai thác 310 4,35 316 2,25 CN chế biến 6.817 95,62 12.260 96,85 CN SX và phân phối điện, khí, nước 2 0,03 74 0,58 TP KT TP KT Nhà nước 64 0,9 40 0,3 TP KT ngoài Nhà nước 6.947 97,4 11.898 94 TP KT có vốn đầu tư nước ngoài 118 1,7 749 5,7 Tổng 7.129 100 12.651 100
Nguồn:Xử lí từ Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 1998, 2013
- Theo TP KT: Cơ sở CN của tỉnh chủ yếu thuộc thành phần trong nước, trong đó chủ yếu tập trung ở TP KT có vốn đầu tư ngoài Nhà nước (chiếm từ 94% đến hơn 97% số cơ sở SX CN) và có xu hướng giảm xuống (từ 98,3% năm 1996 xuống còn 94,3% năm 2012). Cơ sở SX CN thuộc TP KT có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ và có xu hướng tăng lên (từ 1,7 % năm 1996 lên 5,7% năm 2012).