Thực trạng chuyển dịch cơ cấucông nghiệp ở nước ta

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh đồng nai (Trang 29 - 33)

8. Cấu trúc đề tài

1.6. Thực trạng chuyển dịch cơ cấucông nghiệp ở nước ta và vùng Đông

1.6.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấucông nghiệp ở nước ta

- Cơ cấu theo ngành CN:Trong những năm qua, cơ cấu CN nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích ứng với tình hình mới và có thể hội nhập vào thị trường và khu vực.

Bảng 1.1. Cơ cấu giá trị SXCN nước ta theo giá thực tế phân theo 3 nhóm ngành giai đoạn 1996 – 2012 (đơn vị%)

Ngành CN 1996 2006 2008 2010 2012

CN khai thác 13,9 10,3 9,7 8,5 7,6

CN chế biến 79,9 84,1 85 86,5 87,8

CN SX và phân phối

điện, khí đốt, nước 6,2 5,4 5,3 5 4,6

Nguồn: Xử lítừ Niên giám Thống kê Việt Nam các năm 2002 và 2013

Biểu đồ 1.1. Cơ cấu giá trị SX CN phân theo nhóm ngành của nước ta năm 1996 và 2012

Trong giai đoạn 1996 – 2012, cơ cấu ngành CN nước ta có sự thay đổi rõ rệt. CN khai thác có xu hướng giảm tỉ trọng từ 13,9% xuống còn 7,6%, ngành CN chế biến tăng tỉ trọng từ 79,9% lên 87,8% và CN SX và phân phối điện, khí đốt, nước giảm từ 6,2% xuống còn 4,6%.

Một số ngành CN như nhiên liệu, hóa chất, vật liệu xây dựng,... có xu hướng tăng tỉ trọng trong cơ cấu. Đây cũng là những ngành có tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Sự tăng trưởng về tỉ trọng cùng với giá gia tăng nói lên tình hình phát triền CN có xu hướng ổn định, đặc biệt là các ngành cơ bản của nền SX như năng lượng và vật liệu.

Ngành chế biến thực phẩm nước ta vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhưng có xu hướng giảm tỉ trọng (từ26% giá trị SXCN năm 1996 xuống còn 18,6% năm 2012). Điều đó chứng tỏ tầm vóc to lớn của nó đối với toàn bộ nền CN nước ta. Ngành cần khai thác có hiệu quả hơn thế mạnh của nguồn nguyên liệu nhiệt đới để thỏa mãn nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Trong cơ cấu ngành CNcủa nước ta nổi lên một số ngành trọng điểm do có nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên liệu, lao động và thị trường tiêu thụ. Đó là các ngành chế biến nông, lâm, thủy, hải sản; SX hàng tiêu dùng; khai thác dầu khí, điện, vật liệu xây dựng,...

Tuy nhiên, cơ cấu ngành CN còn bộc lộ một số mặt tồn tại. Tỉ trọng của ngành CN khai thác mặc dù có tỉ trọng giảm nhưng vẫn còn tương đối lớn (năm 1996 chiếm 13,5% đến năm 2012 là 7,6%). Tốc độ tăng trưởng của ngành CN chế biến còn chậm. Sản lượng một số sản phẩm CN bị giảm sút nghiêm trọng, nhất là CN cơ khí (như máy công cụ, máy tuốt lúa, nông cụ cầm tay, máy kéo và xe vận chuyển,...). Ngoài ra, công nghệ SX và thiết bị trong CN nhìn chung còn lạc hậu. Tỉ trọng ngành CN có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao còn khiêm tốn. Điều đó không chỉ hạn chế năng suất lao động, mà còn làm cho sản phẩm thiếu sức cạnh tranh trên thị trường do chất lượng kém và từ đó, tạo điều kiện cho hàng hóa nước ngoài tràn vào.

- Cơ cấu theo TP KT:Cơ cấu CN theo TP KT cũng có sự thay đổi. Tỉ trọng khu vực Nhà nước đã giảm mạnh trong giai đoạn 1996 - 2012 (tỉ trọng giảm từ 49,6% xuống còn 16,4%, tỉ lệ chuyển dịch là 33,2%). Trong khi đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với xu thế ngày càng tăng nhanh về tỉ trọng. Tỉ trọng của nó tăng từ 26,5% giá trị SXCN cả nước năm 1996 tăng lên 46,3% năm 2012 nhờ kết quả của chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh khu vực kinh tế trong nước còn có TP KT ngoài Nhà nước trong những năm gần đây cũng có giá trị nhất định chiếm hơn 1/3 giá trị SX CN của nước ta (23,9% năm 1996 và 37,3% năm 2012).

Nguồn: Xử lí từ Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2001 và 2013

Biểu đồ 1.2 . Cơ cấu giá trị SX phân theo TP KT của nước ta giai đoạn 1996 - 2012

- Cơ cấu CN theo lãnh thổ: Sự thay đổi của cơ cấu ngành CN kéo theo sự thay đổi sự thay đổi của cơ cấu CN theo lãnh thổ. Cơ cấu theo lãnh thổ có xu hướng tăng tỉ trọng CN ở khu vực có điều kiện thuận lợi phát triển CN: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, nguồn lao động và cơ sở vật chất hạ tầng thuận lợi như ở miền Nam nước ta.

Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị SXCNlớn nhất cả nước. Thời gian đầu, giá trị SXCN của vùng chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nhưng những năm gần đây, tỉ trọng của vùng có xu hướng giảm (từ 49,6% năm 1996 tăng lên 55,3% năm 2006 và xuống còn 46,2% năm 2012).

Tỉ trọng CN của vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Nam Trung Bộ có xu hướng tăng (từ 17,1% lên 27% đối với Đồng bằng sông Hồng và 5,3% lên 7,1% đối với duyên hải Nam Trung Bộ).

Bảng 1.2. Cơ cấu giá trị SXCN theo giá thực tế phân theo vùng lãnh thổ của nước ta giai đoạn 1996 – 2012

Đơn vị: %

Vùng 1996 2006 2008 2010 2012

Đồng bằng sông Hồng 17,1 22,5 24,7 24 27,5

Trung du miền núi Bắc Bộ 6,9 2,5 2,9 2,9 2,9

Bắc Trung Bộ 3,2 2,2 2,3 2,3 2,6

Duyên hải Nam Trung Bộ 5,3 4,4 4,3 7 7,1

Tây Nguyên 1,3 0,7 0,8 0,8 0,8

Đông Nam Bộ 49,6 55,3 52,2 50 46,2

Đồng bằng sông Cửu Long 11,2 8,9 9,9 10 10

Không xác định 5,4 3,4 2,9 2,9 2,9

Nguồn: Xử lí từ Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2002 và 2013

Đồng bằng sông Cửu Long tập trung phát triển ngành CN chế biến lương thực, thực phẩm có tốc độ tăng trưởng vừa phải nên tỉ trọng của vùng tương đối ổn định trong cơ cấu giá trị SXCN cả nước (từ 9% đến 11%).

Các vùng còn lại chiếm tỉ trọng trong cơ cấu giá trị SXCN rất thấp và có xu hướng giảm do không có điều kiệu thuận lợi để phát triển CN như Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

Nước ta hình thành các khu CN, khu chế xuất chủ yếu tham gia quá trình SX hàng hóa, chế biến phục vụ cho xuất khẩu và nhu cầu trong nước.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh đồng nai (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)