Phân loại tài sản cố định

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên môi trường đô thị (Trang 34 - 36)

V Hiệu suất sử dụng vốn

2.1.2.2. Phân loại tài sản cố định

a. Phân loại tài sản cố định theo hình thái vật chất

Theo cách phân loại này tài sản cố định được chia thành tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình :

- Tài sản cố định hữu hình : là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình.

- Tài sản cố định vô hình : là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định là do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình.

b. Phân loại tài sản cố định theo tính chất và mục đích sử dụng trong sản xuất kinh doanh.

+ Nhà cửa, vật, kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng, như nhà làm việc, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng…

+ Máy móc thiết bị: là toàn bộ máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị.

+ Phương tiện vận tải, thiết bị chuyền dẫn: là phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không, đường ống…

+ Thiết bị dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi.

+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn cao su, vườn cây ăn quả, súc vật làm việc và cho sản phẩm như: đàn trâu, đàn bò sữa…

- Tài sản cố định vô hình được chia thành các loại sau:

+ Quyền sử dụng đất theo thời hạn: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra có liên quan trực tiếp đến sử dụng đất như: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng…

+ Quyền phát hành : là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.

+ Bản quyền, bằng sang chế : là các chi phí thực tế đã chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sang chế.

+ Nhãn hiệu hàng hóa: là các chi phí thực tế liên quan đến việc mua nhãn hiệu hàng hóa.

+ Phần mền máy vi tính: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mền máy vi tính.

d.Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu

Theo tiêu thức phân loại này tài sản cố định trong doanh nghiệp được chia thành tài sản cố định tự có và tài sản cố định thuê ngoài.

- Tài sản cố định tự có: là tài sản cố định được xây dựng, mua sắm, hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, vốn đi vay dài hạn, các quỹ của doanh nghiệp, nguồn vốn liên doanh, hay được biếu, tặng… Tài sản cố định tự có thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp được phản ánh trên tài khoản kế toán trong bảng cân đối kế toán.

- Tài sản cố đình thuê ngoài: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê của đơn vị khác để sử dụng trong một thời gian nhất định. Doanh nghiệp phải trả tiền thuê cho bên cho thuê theo hợp đồng đã ký.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên môi trường đô thị (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w