V Hiệu suất sử dụng vốn
2.1.7.3. Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định
Sửa chữa tài sản cố định là công việc sửa chữa có tính chất khôi phục năng lực hoạt động của tài sản cố định, thay thế các hoạt động quan trọng của nó, thời gian diễn ra nghiệp vụ sửa chữa lớn thường kéo dài, chi phí sửa chữa chiếm một tỷ trọng đáng kể so với chi phí kinh doanh của từng kỳ hạch toán. Vì vậy theo nguyên tắc phù hợp, chi phí sửa chữa lớn phải được phân bổ vào chi phí kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán khác nhau.
Khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định tính vào chi phí kinh doanh theo dự toán, kế toán ghi:
Nợ TK 627 – Trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định ở bộ phận sản xuất.
Nợ TK 641 – Trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định ở bộ phân bán hàng
Nợ TK 642 – Trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định ở bộ phận quản lý doanh nghiệp
Có TK 335 – Chi phí phải trả
Khi công việc sửa chữa lớn tài sản cố định diễn ra, tập hợp chi phí sửa chữa tài sản cố định, kê toán ghi:
Nợ TK 241 (2413) – Chi phí sửa chữa tài sản cố định
Nợ TK 133 – Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338… yếu tố chi phí. Trường hợp sửa chữa lớn theo kế hoạch, căn cứ vào tính giá thành thực tế của công việc sửa chữa, giá thành dự toán đã trích trước, kế toán ghi:
Nợ TK 335 – Giá thành dự toán đã trích trước Nợ TK 627, 641, 642… Phần dự toán thiếu Có TK 241 (2413) – Giá thành thực tế
Nếu trích thừa, ghi : Nợ TK 335
Có TK 627, 641, 642… Phần dự toán thừa Trường hợp sửa chữa lớn ngoài kế hoạch thì kế toán ghi : Nợ TK 242 Nếu phân bổ cho năm sau
Nợ TK 627, 641, 642 – Phân bổ vào chi phí của năm nay Có TK 241 (2413)
Khi phân bổ chi phí sửa chữa chờ phân bổ sửa chữa lớn ngoài kế hoạch vào chi phí năm nay, kế toán ghi :
Nợ TK 627, 641, 642…