Kế toán tổng hợp giảm tài sản cố định

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên môi trường đô thị (Trang 48 - 50)

V Hiệu suất sử dụng vốn

2.1.4.2.Kế toán tổng hợp giảm tài sản cố định

a. Chứng từ sử dụng :

Biên bản thanh lý tài sản cố định, Hóa đơn phiếu xuất kho, Quyết định thanh lý tài sản cố định, Các chứng từ khác có liên quan.

b. Tài khoản kế toán sử dụng :

TK 211 – Tài sản cố định hữu hình TK 214 – Hao mòn tài sản cố định TK 627 – Chi phí sản xuất chung TK 642 – Chi phí bán hàng

TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp TK 811 – Chi phí khác

c. Phương pháp kế toán

• Giảm tài sản cố định do nhượng bán, thanh lý.

- Căn cứ vào hợp đồng nhượng bán, hóa đơn bán hàng, biên bản thanh lý tài sản cố định… kế toán ghi giảm nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định :

Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố đinh (số khấu hao lũy kế) Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại của tài sản cố định)

Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá tài sản cố định hữu hình)

- Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến nhượng bán, thanh lý tài sản cố định: Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá thanh toán

Có TK 711 – thu nhập khác (số thu nhập chưa có thuế GTGT) Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra

- Các chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định phát sinh như: sửa chữa, tân trang, môi giới, tháo dỡ tài sản cố định…

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 152, 153…

Có TK 331 – phải trả cho người bán.

Trường hợp tài sản cố định được đầu tư vốn vay dài hạn nhưng chưa thanh toán hết, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ vay:

Nợ TK 315 – nợ dài hạn đến hạn trả (số nợ đến hạn trả) Nợ TK 341 – vay dài hạn (số nợ trả trược hạn)

Nợ TK 635, 338… (lãi vay) Có TK 111, 112

• Giảm tài sản cố định do góp vốn tham gia liên doanh

Tài sản cố định của doanh nghiệp đã góp vốn tham gia liên doanh vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị, quyền sở hữu tài sản cố đinh được chuyển giao cho công ty liên doanh quản lý. Giá trị vốn góp do hội đồng liên doanh đánh giá, được đơn vị chấp thuận và số chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại của tài sản có định được phản ánh vào TK 412 – chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Trường hợp giá trị vốn góp lớn hơn giá trị còn lại của tài sản cố định, kế toán ghi:

Nợ TK 222 – góp vốn liên doanh Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định

Có TK 211 – Nguyên giá tài sản cố định hữu hình Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Trường hợp giá trị vốn góp nhỏ hơn giá trị còn lại của tài sản cố định, kế toán ghi:

Nợ TK 222 – góp vốn liên doanh Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định

Nợ TK 412 – chênh lệch đánh giá lại tài sản

Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá) • Trả lại tài sản cố định cho các bên tham gia liên doanh

Khi hết hạn hợp đồng liên doanh hoặc trường hợp thừa vốn trả lại cho các bên góp vốn liên doanh hoặc khi các bên tham gia liên doanh rút vốn, doanh nghiệp trả lại vốn góp liên doanh nếu trả bằng tài sản cố định phải lập hội đồng đánh giá lại tài sản cố định.

Trường hợp giá trị còn lại đã được đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của tài sản cố định trên sổ kế toán. Kế toán ghi:

Nợ TK 2141 – Hao mòn tài sản cố định hữu hình (số khấu hao lũy kế) Nợ TK 411 (chi tiết nguồn vốn kinh doanh) – giá trị còn lại

Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá) Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Số chênh lệch giữa giá trị còn lại được đánh giá và giá trị còn lại của tài sản cố đinh trên sổ kế toán, kê toán ghi:

Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh Có TK 111, 112, 338….

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên môi trường đô thị (Trang 48 - 50)