Theo quy định, nông nô không đợc phép rời bỏ lãnh địa của mình, lãnh chúa phong kiến có quyền truy nã với những nông nô tự ý bỏ trốn. Thậm chí họ có thể bị lãnh chúa bắt bỏ tù và tra tấn nếu làm gì trái ý với chủ. Bọn lãnh chúa thờng bắt nông nô phải thề không rời bỏ lãnh địa. Chúng còn kí với nhau những giao ớc đặc biệt cấm không đợc lôi kéo nông nô của nhau, không đợc ẩn giấu nông nô bỏ trốn. Những giao ớc nh vậy đã xuất hiện nhiều vào thế kỷ XII và phổ biến ở thế kỷ XIII, chứng tỏ thời gian này nông nô bỏ trốn rất đông đảo. Chẳng hạn bá tớc Săm-pa-nhơ đã kí một giao ớc nh thế với Công tớc Lôtarinh, với bá tớc Luychxămpua và cả với vua Pháp. Ngay trong các chứng từ mà chúng cho phép
thành thị đợc quyền tự trị, bọn lãnh chúa ghi rõ điểm cấm thành thị không đợc ẩn giấu nông nô bỏ trốn.
Về quan hệ t pháp, lãnh chúa là quan toà tối cao đối với nông nô và ngời nông nô phạm tội bị chúng xử án bất công trong toà án của lãnh chúa. Họ phải nộp cho tên chủ của mình một án phí bằng tiền hay hiện vật. Phải nói rằng, quyền thẩm phán của bọn lãnh chúa sẽ đem lại cho chúng một thu nhập rất lớn, án phí đã trở thành một phần khá thờng xuyên và căn bản của địa tô phong kiến. Lãnh chúa phong kiến và bọn tay sai biết rõ cuộc sống của một thần dân để chộp lấy một cơ hội nào đó, dới hình thức “án phí” tịch thu “phần thừa” trong tài sản của nông nô. Nếu nh thiếu duyên cớ, tên phong kiến lại ban hành những luật lệ mới, các quy tắc chính quyền để nông nô phạm vào đó sẽ bị đa ra toà.
Ngời nông nô Tây Âu còn bị lãnh chúa phong kiến cấm làm một nghề nào đó không phù hợp với trạng thái nông nô của mình, nh cấm làm thầy tu. Trong quyết định của Clarendon 1164 ở Anh đã đa lệnh cấm này lên thành một đạo luật toàn quốc. Điều đó cho ta thấy địa vị chính trị của ngời nông nô thấp kém đến mức nào.